1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc giả mác Việt Nam : Nghịch lý
Vụ việc được thông tin khi Bộ Công thương vừa áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ Trung Quốc
Tổng cục Hải quan cho biết đã phát hiện 1,8 triệu tấn nhôm với tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD, tạm nhập tái xuất ở cảng Bà Rịa-Vũng Tàu, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, định xuất sang Mỹ với nguồn gốc xuất xứ Việt Nam.
Báo Tiền phong dẫn lời một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, sau khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu đã yêu cầu kiểm tra cụ thể. Doanh nghiệp sau đó không dám làm thủ tục xuất đi Mỹ mà chuyển sang nhập khẩu hẳn về Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam không biết bao giờ mới tiêu thụ hết số lượng nhôm khổng lồ này.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu là Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam.
Cuối năm 2016, báo Wall Street Journal (Mỹ) có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam. Số nhôm này hiện ở Việt Nam có khả năng liên quan đến một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Đó là ông Liu Zhongtian, Chủ tịch Công ty Nhôm China Zhongwang Holdings.
Kho nhôm khổng lồ 500.000 tấn tại Vũng Tàu được Wall Street Journal ghi lại năm 2017. Ảnh: Wall Street Journal
Cũng theo Wall Street Journal, Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam nằm trong diện nghi vấn. Doanh nghiệp này được thành lập với mục tiêu đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình, do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc), là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong góp vốn làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Theo giấy phép đầu tư do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp, thời hạn hoạt động của dự án mà doanh nghiệp này đầu tư là 37 năm, kể từ năm 2011. Trong dự án này, ông Jacky Cheung góp vốn gần 500 tỷ đồng, còn ông Wang Tong góp gần 4.500 tỷ đồng. Toàn bộ hàng hóa sản xuất ở nhà máy của doanh nghiệp này sẽ được xuất khẩu, với quy mô 200.000 tấn/năm.
Trước đó, tại buổi làm việc vào cuối tháng 5/2016 với đoàn kiểm tra do Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam cho biết đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn nhôm (chủ yếu từ Trung Quốc và chủ yếu là nhôm hình -mã HS 7604) về Việt Nam.
Thông tin thêm tại cuộc họp liên ngành ngày về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ngày 28/10, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chia sẻ, nếu nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%.
Do đó, các doanh nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu đã nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm với trị giá lên tới hàng tỷ USD.
Thông tin về vụ 1,8 triệu tấn nhôm có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc nhập về Việt Nam để giả mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu sang Mỹ và các nước được đưa ra trong bối cảnh Bộ Công thương vừa quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc nhằm giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước vốn đang bên bờ vực thua lỗ, phá sản do tác động từ lượng lớn nhôm Trung Quốc được bán phá giá vào Việt Nam.
Theo quyết định ngày 28/9 của Bộ Công thương, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%
Điều tra của Bộ Công thương cho thấy, nhôm Trung Quốc được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%, trong một số trường hợp giá bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62 nghìn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5 nghìn tấn.
Minh Thái
Theo baodatviet
215.000 tấn thịt gà nhập "đổ" về Việt Nam, Bộ Công Thương nói gì?
Bộ Công Thương vừa thông báo về tình hình nhập khẩu thịt gà thời gian qua. Theo đó, 9 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu thịt gà của Việt Nam đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Giá nhập khẩu bình quân thịt gà tháng 9 là 857 USD/tấn, tương đương 20.000 đồng/kg.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại.
Nguồn gốc nhập khẩu thịt gà về Việt Nam, theo Bộ Công Thương là từ các nước tiên tiến, có chất lượng cao như Mỹ (61,8% tổng lượng nhập khẩu), Brazil (13,1%) và Hàn Quốc (12,3%). Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, trong đó, phần đùi gà chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất.
Giá nhập khẩu bình quân thịt gà tháng 8 là 910 USD/tấn, tương đương 21.500 đồng/kg, tháng 9 là 857 USD/tấn, tương đương 20.000 đồng/kg (chưa tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chi phí, thủ tục nhập khẩu, bảo quản kho lạnh...).
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, việc quản lý nhập khẩu thịt gà rất chặt chẽ.
Trong 9 tháng năm 2019, cả nước nhập khẩu 215,7 nghìn tấn thịt gà các loại. Ảnh: I.T
Theo đó, chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt xuất khẩu vào Việt Nam; Tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu chuẩn và mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất độc hại đối với thịt nhập khẩu được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
Các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu phải thực hiện lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, không cho phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm; được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn nhiệt độ bảo quản...
Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu và được thông quan, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể bán trực tiếp thịt nhập khẩu cho các cơ sở kinh doanh, nhà hàng... hoặc vận chuyển về kho bảo quản bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y để tiêu thụ dần.
Lý giải việc giá gà trong nước giảm mạnh, có thời điểm xuống 16.000 - 18.000 đồng/kg, khiến người nuôi khốn đốn, Bộ Công Thương cho rằng, do các hộ chăn nuôi ở Đông Nam Bộ ồ ạt bán tháo cắt lỗ, gây giá sụt giảm mạnh, trong khi miền Bắc vẫn giữ mức ổn định.
Khi dịch ta lợn châu Phi lan rộng, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở khu vực Đông Nam Bộ dự báo người tiêu dùng sẽ không ăn thịt lợn, vì vậy chuyển sang chăn nuôi gà công nghiệp ồ ạt, làm tăng đàn tự phát, thiếu kiểm soát. Việc phát triển "nóng" này gây sức ép cho các hộ, các cơ sở chăn nuôi bán giảm giá để cắt lỗ, thu hồi vốn.
Có thời điểm mỗi tuân, khu vực Đông Nam Bộ cho xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà. Đây là những nguyên nhân chính đẩy giá gà công nghiệp tại đây giảm sâu trong tháng 8 và tháng 9.
Bộ Công Thương khẳng định, việc nhập khẩu thịt gà trong thời gian qua có thể tác động một phần nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây giảm giá thịt gà tai Đông Nam Bộ. Dự kiến từ nay đến cuối năm, giá thịt gà công nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ do nguồn cung ứng trong nước vẫn dồi dào.
Theo Lê Thịnh Thịnh (VTC News)
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: 5 sai lầm lớn Các doanh nghiệp, tổ chức vẫn coi Trung Quốc là thị trường dễ tính; không đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao; sản xuất nông, thủy sản không theo vùng; chỉ tập trung giao thương với các tỉnh biên giới và giữ tâm lý làm ăn với Trung Quốc theo lối tiểu ngạch... là 5 sai lầm lớn nhất khiến nông, thủy sản...