18 triệu người Đài Loan bỏ phiếu bầu cử
Khoảng 18 triệu người dân Đài Loan bỏ phiếu để chọn ra hơn 11.000 vị trí đứng đầu các thành phố và các khu vực hành chính khác.
Người dân Đài Loan đi bỏ phiếu hôm nay. Ảnh: Reuters
Cuộc bầu cử bắt đầu hôm nay là cuộc đua giữa các ứng viên thuộc Quốc dân đảng (KMT) đang cầm quyền và đảng đối lập Dân tiến (DPP), theoReuters.
Tại Đài Bắc, ứng viên Sean Lien, 44 tuổi thuộc KMT, người xuất thân từ gia đình giàu có và có nhiều mối quan hệ chính trị, ganh đua chức thị trưởng với ứng viên độc lập Ko Wen-je, 55 tuổi, một bác sĩ phẫu thuật do DPP ủng hộ.
Video đang HOT
Giới quan sát đánh giá ông Ko đang giành được sự ủng hộ của người dân hơn Sean. Cuộc thăm dò công bố đầu tháng này cho thấy các ứng viên của DPP dẫn trước các thành viên của KMT, dù khoảng cách không lớn. Tổng số có khoảng 20.000 ứng viên tham gia cuộc bầu cử lần này.
Dù Đài Bắc được coi là “thành lũy” truyền thống của KMT trong hơn 20 năm qua, nhưng người dân Đài Loan không ủng hộ thỏa thuận thương mại mà KMT đưa ra với Bắc Kinh, điều khiến Đài Loan sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế. Trong khi đó, DPP ủng hộ xu hướng độc lập khỏi Bắc Kinh.
“Cuộc bầu cử này sẽ ảnh hưởng tới sự thịnh vượng về kinh tế của chúng tôi”, ông Lin Gui-cheng, 60 tuổi, cho biết. Đảng cầm quyền KMT còn mất sự ủng hộ của người dân do họ lo ngại về an toàn thực phẩm, yếu kém trong cải cách giáo dục và lo ngại bất bình đẳng trong thu nhập.
Ủy ban Bầu cử của Đài Loan sẽ bắt đầu công bố kết quả từ lúc 19h tối nay, giờ địa phương.
Khánh Lynh
Theo VNE
Truyền thông quốc tế nói về bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam
Không những công chúng trong nước mà truyền thông quốc tế cũng chú ý tới kết quả của cuộc bỏ phiếu tín nhiệu đối với 50 quan chức hàng đầu chính phủ Việt Nam được công bố hôm qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 13/11 trong buổi họp song phương với Tổng thống Mỹ Barack Obama, tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Ảnh: AFP
Reuters hôm qua trong bài viết với tiêu đề "Thủ tướng Việt Nam giành sự ủng hộ rộng rãi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm hiếm có", nhận định, "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua kỳ kiểm tra về tín nhiệm của Quốc hội, từ đó tăng cường sức ảnh hưởng trong nội bộ đảng".
Thủ tướng giành được 64% phiếu "tín nhiệm cao" và 14% phiếu "tín nhiệm thấp" từ quốc hội. Hãng tin Anh đánh giá, tỷ lệ trên cho thấy ông đã "vượt qua cơn bão" của những khó khăn kinh tế trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Tác giả bài báo cho rằng Thủ tướng có mong muốn tiếp tục "thực hiện các cải cách kinh tế và ngoại thương nhằm thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp chế tạo vốn đang hấp dẫn đầu tư của các hãng như Microsoft Samsung và Intel".
Bloomberg nhận xét cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần hai này là một trong những nỗ lực của Việt Nam nhằm thể hiện tính trách nhiệm của chính phủ, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được sự ủng hộ lớn.
AFP đưa thông tin chi tiết từ kết quả cuộc bỏ phiếu đi kèm một số bình luận của giới quan sát. Hãng tin cung cấp khá đầy đủ dữ liệu liên quan như: số lượng người, thành phần tham gia bỏ phiếu, ai được tín nhiệm nhất và ai ít được tín nhiệm nhất.
Theo đó, chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong số những người màAFP đánh giá là "được yêu mến nhất" với 380 phiếu "tín nhiệm cao". Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "ít được yêu mến hơn cả" với 192 phiếu "tín nhiệm thấp".
Ở châu Á, Xinhua, hãng thông tấn Trung Quốc, hay tờ Straits Times của Singapore cũng đưa tin về sự kiện này.
Vũ Hoàng
Tổng hợp
Phương Tây và viễn cảnh bấp bênh ở Ukraina Người Ukraina đã đi bỏ phiếu và đa số đã chọn một đường hướng nghiêng về châu Âu. Cuối tháng 10, các đảng thân châu Âu đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội, với các đồng minh của Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk dẫn đầu. Tuy nhiên, theo CNN, trong khi châu Âu và...