18 triệu email lừa đảo về Covid-19 xuất hiện trong một tuần
Google đã phát hiện hơn 18 triệu email lừa đảo liên quan đến Covid-19 trong số 240 triệu thư rác trong tuần qua.
Những email gian lận ( phishing) chủ yếu có nội dung mạo danh chính phủ và các tổ chức uy tín, chẳng hạn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Trong thư, kẻ gian cố gắng chuyển hướng tới các trang “ủng hộ từ thiện” do chúng tự thiết kế hoặc lừa người dùng tải các phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu.
Một email lừa đảo có nội dung về Covid-19.
“Các mối đe dọa lừa đảo và phần mềm độc hại qua email không mới, nhưng có xu hướng tăng mạnh gần đây, nhắm vào người dùng đang làm việc ở nhà, khai thác nỗi sợ hãi và nhầm lẫn của họ xung quanh Covid-19″, phát ngôn viên Google cho biết.
Video đang HOT
Đầu tháng 4, Microsoft cũng đã phát hiện gần 60.000 thư điện tử chứa các tập tin đính kèm hoặc liên kết độc hại liên quan tới Covid-19 được gửi đi mỗi ngày, chiếm 2% số email lừa đảo. “Gần như mọi quốc gia trên toàn cầu đều chứng kiến ít nhất một vụ tấn công email lừa đảo liên quan đến Covid-19″, Rob Lefferts, Phó Chủ tịch Microsoft 365 Security, nhận xét.
Bản đồ các vụ tấn công có chủ đề Covid-19 trên toàn cầu được Microsoft ghi nhận.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Kaspersky hồi tháng 3, khoảng 23 phần mềm độc hại đính kèm trong email, ngụy trang trong các tệp phổ biến như *.pdf, *.mp4 hay *.docx, có nội dung về Covid-19 được gửi đến nhiều người dùng. Nếu click vào các email này, dữ liệu của họ sẽ bị mã hóa, sửa đổi, tải về máy chủ từ xa một cách âm thầm, cũng như có những can thiệp khác đến máy tính bị lây nhiễm.
Các chuyên gia cảnh báo, người dùng không nên nhấp vào các liên kết hoặc tài liệu đính kèm email. Tốt nhất nên xóa bỏ nếu nghi ngờ bị tấn công. Bên cạnh đó, nên sao lưu dữ liệu, cập nhật phần mềm diệt virus và phiên bản hệ điều hành mới nhất để hạn chế nguy cơ bị hacker tấn công.
Bảo Lâm
Microsoft: Hacker lợi dụng Covid-19 tấn công mạng mọi quốc gia trên thế giới
Theo nghiên cứu mới từ Microsoft, hacker đã triển khai các cuộc tấn công có chủ đề Covid-19 tại 241 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bản đồ các vụ tấn công có chủ đề Covid-19 trên toàn cầu.
Trên blog đăng hôm 8/4, Microsoft cho biết "mọi quốc gia trên thế giới đều chứng kiến ít nhất một vụ tấn công có chủ đề Covid-19". Các đối tượng xấu thiết kế lại email lừa đảo (phishing) và mã độc khác để nhắc tới căn bệnh này. Các nước đang trải qua dịch bệnh - nơi mọi người cần thông tin y tế nhất - dễ bị tổn thương nhất.
Theo ông Rob Lefferts, Phó Chủ tịch Microsoft 365 Security, các cuộc tấn công theo sát diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu. Những nước có số người nhiễm Covid-19 cao nhất đồng thời là các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tấn công lợi dụng Covid-19. Sự bối rối, lo lắng, nỗi sợ hãi khiến họ bấm vào những đường link và đó là điều mà hacker mong muốn.
Bộ công cụ an ninh mạng Microsfot Threat Protection phát hiện gần 60.000 email chứa các tập tin đính kèm hoặc URL độc hại liên quan tới Covid-19 được gửi đi mỗi ngày. Tuy nhiên, "tin mừng" là nó chỉ chiếm 2% trong tổng số các email lừa đảo.
Ngoài tấn công lừa đảo, đối tượng xấu còn lợi dụng Covid-19 theo các cách khác, chẳng hạn Zoombombing - tấn công vào các cuộc họp trực tuyến để làm gián đoạn hội nghị.
Du Lam
CyRadar cảnh báo tấn công lừa đảo qua email mạo danh Microsoft nhắm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ Trong thông tin cảnh báo về tấn công lừa đảo qua email nhằm vào lãnh đạo tập đoàn công nghệ, CyRadar cho biết, ngày 25/2 lãnh đạo một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam đã nhận được email giả mạo Microsoft yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản. Nội dung email giả mạo Microsoft mà một lãnh đạo...