18 tháng, phát hiện hơn 8.400 vụ trẻ em bị xâm hại
Báo cáo giám sát của Quốc hội cho biết chỉ trong 18 tháng đã có 8.442 vụ việc với 8.709 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý.
Sáng 27-5, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phó trưởng đoàn giám sát của Quốc Hội, báo cáo Quốc hội kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Bà Nga cho biết từ ngày 1-1-2015 đến ngày 30-6-2019, Đoàn giám sát triển khai kế hoạch giám sát, yêu cầu Chính phủ, 14 bộ, ngành và các địa phương báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Đoàn đã tổ chức 3 đoàn công tác trực tiếp giám sát tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phó trưởng đoàn giám sát của Quốc Hội, trình bày báo cáo.
Giai đoạn này có 8.442 vụ với 8.709 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, xử lý. Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.
Cũng theo bà Nga trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em từng bước được củng cố, kiện toàn. Tại các tỉnh, thành phố đều hình thành đội ngũ cộng tác viên tham gia công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em chưa được tiến hành thường xuyên. Công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa đáp ứng yêu cầu.
Cùng với sự phát triển của du lịch, nhiều khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có cả những đối tượng đã có án tích về xâm hại trẻ em. Thế nhưng biện pháp quản lý, giám sát các đối tượng này chưa chặt chẽ dẫn đến nguy cơ xâm hại trẻ em trong hoạt động du lịch, đặc biệt là xâm hại tình dục.
Cũng theo đoàn giám sát, UBND một số địa phương chưa quan tâm bố trí đất đai, đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân được chỉ rõ là một số cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nhận thức chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng, thậm chí, một số nơi còn coi nhẹ công tác này.
Báo cáo giám sát cũng cho hay mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế kéo theo một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Những tác động xấu của mạng internet, mạng xã hội dẫn đến nhiều nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Đoàn giám sát đã đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng; 5 kiến nghị đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; 15 kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ thuộc Chính phủ.
Đoàn giám sát đề nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ xâm hại trẻ em.
Đoàn cũng đề nghị Bộ Công an bảo đảm tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt trên 90%; VKSNDTC bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%; TANDTC bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%…
TPHCM nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp
UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch số về hoạt động công tác dân số năm 2020 tại TP nhằm nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Bé trai chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương
Theo đó, TP phấn đấu đạt tỷ lệ tăng dân số (chung, tự nhiên) là 1,14%; duy trì tỷ số giới tính khi sinh từ 103 đến 107 bé trai/100 bé gái (mức tăng tỷ số giới tính khi sinh không quá 0,4%); 80% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh.
80% trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh; tăng 10% so với năm 2019 tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm; 445.730 người mới sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Bên cạnh đó, TPHCM cũng phấn đấu 90% tỷ lệ thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được truyền thông - tư vấn về nội dung sức khỏe tiền hôn nhân; tăng 10% so với năm 2019 tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Quản lý, cập nhật 100% số bà mẹ mang thai, số trẻ sơ sinh sống thực tế cư trú tại địa bàn.
Trên cơ sở chỉ tiêu đặt ra, kế hoạch tập trung vào 8 nội dung quan trọng. Trong đó, tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện thông điệp "mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con".
Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn.
Cùng với đó, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số; Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển.
TP cũng sẽ triển khai thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chương trình truyền thông dân số và phát triển. Tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách, đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và thông tin số liệu, cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số.
Đề nghị cải tạo, nâng cấp 4 cây cầu yếu tại huyện Mê Linh UBND huyện Mê Linh vừa có văn bản kiến nghị UBND thành phố Hà Nội và các sở, ngành liên quan quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp 4 cây cầu yếu trên địa bàn huyện. Trên địa bàn Hà Nội còn nhiều cầu yếu cần sớm được cải tạo. Theo Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng, hiện trên...