18 ngày ngang ngược của Trung Quốc
Hôm qua 20.5, ngày thứ 18 giàn khoan Hải Dương-981 của TQ hạ đặt trái phép trên vùng biển VN, các lực lượng chấp pháp của ta vẫn liên tục bị ngăn cản, bị tấn công bởi số đông các tàu bảo vệ giàn khoan của TQ. Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các tàu TQ vẫn dày đặc, từ nhiều hướng để ngăn cản các tàu chấp pháp của ta làm nhiệm vụ.
Tàu Trung Quốc hung hăng uy hiếp tàu chấp pháp của VN – Ảnh: Hoàng Sơn
Cụ thể, lúc 7 giờ 10 phút, tàu CSB 4032 đã cơ động tiếp cận cách giàn khoan khoảng 6,4 hải lý liền bị 6 tàu TQ mang các số hiệu 3401, 102, 21101, 32101, 46001, 37011 tăng tốc ngăn cản, tấn công. Tiếp đó, lúc 8 giờ 5 phút, 3 tàu TQ mang các số hiệu 3411, 33006, 242 đã lao ra cản đường tàu CSB 8003 của ta. Lâm vào thế nguy hiểm, tàu CSB 8003 đã phải dừng máy, thả trôi và gọi loa tuyên truyền yêu cầu phía TQ phải rút khỏi vùng biển VN.
Lực lượng Cảnh sát biển VN vẫn kiên cường tìm mọi cách tiếp cận giàn khoan yêu cầu TQ rút ra khỏi vùng biển VN. Lãnh đạo Cảnh sát biển cho biết thêm, các chiến sĩ cảnh sát biển của ta, dù thời gian hoạt động trên biển dài ngày song 100% cán bộ, chiến sĩ luôn xác định tốt nhiệm vụ, có ý chí quyết tâm cao, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết xua đuổi giàn khoan và các tàu của TQ ra khỏi vùng biển VN.
Đan Hạ
Video đang HOT
Theo TNO
Trung Quốc lại vu khống cho Việt Nam
Không bất ngờ khi ngay sau Hội nghị cấp cao ASEAN ở Myanmar kết thúc, Trung Quốc bắt đầu đưa ra các luận điệu vu khống Việt Nam, nhằm bảo vệ cho hành động ngang ngược của mình trên Biển Đông.
Hôm thứ Hai (12/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thể hiện thái độ coi thường dư luận quốc tế khi lên tiếng cho rằng nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc tế của Việt Nam sẽ thất bại. Phát ngôn này được đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á họp hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Myanmar.
Người dân tuần hành phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
"Các dữ kiện chứng minh rằng Việt Nam đang cố gắng để kéo các bên nhằm gây áp lực cho Trung Quốc, nhưng (Việt Nam) sẽ không đạt được mục tiêu của mình", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Thậm chí, phát ngôn viên này còn đưa ra yêu cầu phía Việt Nam "ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc".
Các bằng chứng gần đây nhất từ phía lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã cho thấy rõ Trung Quốc có những hành động trái với luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS) khi ngang nhiên đưa giàn khoan HS-981 vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN hôm 11/5 ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu thẳng thắn chỉ trích hành động ngông cuồng coi thường luật pháp của Trung Quốc. Trong đó, Thủ tướng đã khẳng định Việt Nam hành động với sự kiềm chế tối đa, sử dụng tất cả các biện pháp đối thoại để yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ giàn khoan trái phép. Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, yêu cầu Trung Quốc ngừng vu khống và ngừng ngay các hành vi làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Không dừng lại ở vu khống cho Việt Nam, phía Trung Quốc hồi tuần trước còn đổ lỗi cho Mỹ là đã làm "gia tăng căng thẳng trong khu vực" và "khuyến khích các nước tham gia vào các hành vi nguy hiểm".
Theo Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm thứ Hai đã gặp gỡ Ngoại trưởng Singapore tại Washington. Trong cuộc gặp, ông nhắc lại mối quan ngại của Mỹ về những gì ông gọi là "thách thức đối với quần đảo Hoàng Sa" của Trung Quốc.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm, cũng như tất cả các quốc gia đang tham gia vào giao thông hàng hải ở Biển Đông, biển Hoa Đông, và lo ngại sâu sắc về hành động hung hăng này", ông Kerry nói.
"Chúng tôi mong muốn thông qua Bộ quy tắc ứng xử (COC), chúng tôi mong điều này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật biển, thông qua trọng tài, thông qua bất kỳ phương tiện nào khác, nhưng không bao gồm đối đầu trực tiếp và hành động hung hãn", ông Kerry cho biết.
Cuối tuần qua, khắp nơi ở Việt Nam, người dân đã đổ xuống đường phố để tuần hành phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc, yêu cầu quốc gia này ngay lập tức rút giàn khoan HS-981 về nước và trả lại yên bình cho Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ tuyên bố của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đối với vùng biển giàu tài nguyên này. Một hành động phi lý mà cả thế giới đều thấy rõ bản chất tham vọng bá cường, chỉ trừ chính Trung Quốc lại không thể thấy điều này.
Mối quan hệ của Trung Quốc với Philippines cũng ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây do các tranh chấp trong khu vực.
Hồi tuần trước, Philippines đã bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc ngoài bãi Trăng Khuyết. Sự việc xảy ra trong khi Philippines và Mỹ đang cùng nhau tập trận.
Phát ngôn viên Hoa của Trung Quốc gọi hành động của Philippines là "bất hợp pháp" vì đã tiến hành bắt giữ người "trong vùng biển của Trung Quốc". Manila cho biết tàu Trung Quốc đã bị bắt giữ cách 60 dặm ngoài khơi đảo Palawan, trong vòng 200 dặm (320 km) vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Theo Infonet
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố lập hải đăng ở Hoàng Sa, Trường Sa Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Ngọn hải đăng do Trung Quốc dựng phi pháp ở Hoàng Sa - Ảnh: Gov.cn Thông tin trên được đăng trên website của Bộ Giao thông vận tải...