18 ngày chống đỡ Covid-19: Bệnh viện bị tấn công, khu công nghiệp “rực lửa”
Từ “đốm lửa” đầu tiên là nam nhân viên khách sạn Như Nguyệt 2 ở Yên Bái bị lây nhiễm chéo từ chuyên gia Ấn Độ, chỉ sau 18 ngày, dịch Covid-19 đã bùng lên dữ dội với 825 ca mắc, lan rộng 26 tỉnh thành.
Hơn 800 ca mắc mới sau 2 tuần dịch bệnh bùng phát.
825 ca mắc mới chỉ sau hơn 2 tuần bùng dịch
Từ 27/4 đến trưa 15/5, Việt Nam ghi nhận 825 ca mắc Covid-19 mới, lan rộng 26 tỉnh thành.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở khu vực ghi nhận ca bệnh (Ảnh: Đỗ Linh).
Các điểm nóng của dịch có thể kể đến như: Hà Nội 198 ca (Trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 89 ca, Bệnh viện K 21 ca), Bắc Ninh 177 ca, Bắc Giang 122 ca, Vĩnh Phúc 79 ca, Đà Nẵng 115 ca.
Các số liệu thống kê đều cho thấy làn sóng Covid-19 thứ tư là nguy hiểm nhất từ trước đến nay, với tốc độ lây lan nhanh, biến chủng virus nguy hiểm từ Anh và Ấn Độ, nhiều bệnh viện và khu công nghiệp trở thành mục tiêu tấn công.
Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái).
Đến nay cũng đã ghi nhận 4 nguồn lây chính làm bùng phát lên đợt dịch lần này bao gồm:
- Nguồn lây từ chuyên gia Ấn Độ nhập cảnh ngày 18/4 và được cách ly tại Khách sạn Như Nguyệt 2, Yên Bái.
- Nguồn lây từ BN2899 ở Hà Nam (nam thanh niên đi Nhật về và được phát hiện dương tính SARS-CoV-2 sau khi hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung).
- Nguồn lây từ BN3051 từ Lào nhập cảnh trái phép về Hải Dương.
- Nguồn lây từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh lan sang Bệnh viện K và nhiều tỉnh thành.
Bệnh viện bị tấn công, khu công nghiệp thành điểm nóng
Ngày 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp tốc được phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập” sau khi nam bác sĩ khoa Hồi sức tích cực dương tính SARS-CoV-2.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh được phong tỏa và khử trùng sau khi ghi nhận chùm ca bệnh (Ảnh: Đỗ Linh).
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, 8 bệnh viện khác trên cả nước cũng đã phải phong tỏa/cách ly y tế do Covid-19, bao gồm: 3 cơ sở của Bệnh viện K (Hà Nội); Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên; Bệnh viện Phổi Lạng Sơn; Bệnh viện Quân Y 105 (Hà Nội); Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình; Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng); Bệnh viện Đa khoa Medlatec Nghĩa Dũng (Hà Nội); Bẹnh viẹn Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lạp (Nghẹ An).
Các khu công nghiệp cũng trở thành “điểm nóng” Covid-19 khi liên tiếp ghi nhận các chùm ca bệnh mới.
Ngay trong đêm 11/5, Đà Nẵng đã tiến hành phong tỏa Khu công nghiệp An Đồn, sau khi ghi nhận cùng lúc hơn 30 ca nhiễm SASR-CoV-2.
Cơ quan chức năng Đà Nẵng phong tỏa Khu công nghiệp An Đồn trong đêm ngay sau khi ghi nhận hơn 30 ca nhiễm SARS-CoV-2 (Ảnh: Khánh Hồng).
Tại Bắc Ninh, từ 2 công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Khu công nghiệp Yên Phong dương tính với SARS-CoV-2 đến nay cũng ghi nhận thêm nhiều ca bệnh mới ở các khu công nghiệp trên địa bàn.
Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang cũng ghi nhận nhiều trường hợp dương tính SARS-CoV-2, khởi đầu từ các trường hợp công nhân tại Công ty TNHH Shin Young Việt Nam.
“Chủ động tấn công” Covid-19
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chuyển tâm thế chống dịch sang “chủ động tấn công”, các lực lượng tuyến đầu đã dốc toàn lực “chạy đua” với dịch bệnh để phân tích, phát hiện nhanh, khoanh vùng nhanh, nhằm hạn chế nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng.
Các lực lượng tuyến đầu đã dốc toàn lực “chạy đua” với dịch bệnh (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Hiện cả nước cũng đang thần tốc triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19, ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu. Dự kiến, giữa tháng 5 này sẽ hoàn tất tiêm chủng 917.600 liều vắc xin phân bổ. Chúng ta cũng nỗ lực tìm thêm các nguồn để mua, nhập khẩu vắc xin trong bối cảnh tình trạng khan hiếm vắc xin vẫn đang diễn ra trên toàn cầu. Có 4 đơn vị trong nước đang nghiên cứu vắc xin Covid-19, trong đó có 2 đơn vị đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Vắc xin Covid-19 “made in Vietnam” được thử nghiệm lâm sàng (Ảnh: Minh Nhật).
Từ chiều 7/5, UBND TP. Hồ chí Minh ra quyết định tạm dừng các hoạt động tập trung trên 30 người nơi công cộng, các trung tâm nhà hàng tiệc cưới, ăn uống theo mô hình buffet.
Từ ngày 11/5, Hà Nội cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động các nhà hàng bia, quán bia, giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm tránh nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Sáng 13/5, Hà Nội tiếp tục yêu cầu tạm dừng toàn bộ các hoạt động thể thao tập trung đông người, sân golf.
TPHCM đã tạm dừng các hoạt động tập trung trên 30 người nơi công cộng, các trung tâm nhà hàng tiệc cưới, ăn uống theo mô hình buffet (Ảnh: Hải Long).
Với các khu vực ghi nhận ca mắc Covid-19, các tỉnh thành cũng đã thực hiện phương án giãn cách xã hội theo phân cấp đảm bảo gọn nhất có thể, tránh tối đa tác động đến xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu qua địa bàn.
Trên hết, vũ khí tấn công dịch Covid-19 mạnh mẽ nhất chính là ý thức phòng chống dịch của người dân. Thực hiện nguyên tắc 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế chính là cách mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và góp sức vào cuộc chiến chống giặc Covid-19.
Việt Nam ghi nhận bệnh nhân COVID-19 qua đời thứ 36
Chiều 15/5, Bộ Y tế thông tin về ca bệnh COVID-19 tử vong thứ 36 tại Việt Nam do mắc nhiều bệnh lý nền kèm theo.
Bệnh nhân nữ 89 tuổi (BN3839) mắc COVID-19 đã tử vong do các bệnh lý nền.
Bệnh nhân có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; là F1 của BN3521, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 13/5 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 13/5 với chẩn đoán viêm phổi nặng do COVID-19, suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân có tiền sử tiểu đường type 2, tăng huyết áp nhiều năm, xẹp đốt sống thắt lưng (đã phẫu thuật bơm xi măng ngày 6/4/2021).
Bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục, dẫn lưu khí màng phổi kháng sinh, kháng virus và ECMO (hệ thống tim, phổi nhân tạo).
Bệnh nhân tử vong ngày 15/5 với chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.
Đây là ca tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 36 tại Việt Nam.
F0 công bố hôm trước, hôm sau F1 vẫn tập trung dự họp đông người F0 công bố hôm trước, hôm sau F1 vẫn dự họp, 45 cán bộ Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ trở thành F2 và phải lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả lần 1, tất cả đều âm tính với COVID-19. Bưu điện Quảng Ngãi, nơi bà C. dự họp sau khi bệnh nhân 3613 mắc COVID-19 trước đó 1 ngày - Ảnh:...