18 cung đường nguy hiểm và kịch thích nhất thế giới
Bạn có thích lái xe trải nghiệm và tự mình khám phá những chân trời mới? Những cung đường dưới đây không chỉ có cảnh quanh thiên nhiên ngoạn mục mà còn vô cùng nguy hiểm và không dành cho người “yếu tim”.
Bolivia
Trong ảnh, một chiếc xe đang lái trên con đường “Tử Thần” ở Bolivia. Con đường này nằm cheo leo theo vách đá với độ cao hơn 600m và rộng khoảng 3,6m.
Ấn Độ
Một chiếc xe đang đi qua cao tốc Srinagar-Leh ở Ấn Độ. Con đường này chỉ hoạt động 6 tháng mỗi năm bởi tuyết dày và mưa bão nguy hiểm.
Mỹ
Một chiếc xe tải đang men theo con đường đất nằm cheo bên vách đá ở công viên quốc gia Canyonlands, Utah.
|
Pháp
Le Passage du Gois là con đường tự nhiên dẫn đến đảo Noirmoutier. Phần lớn thời gian, con đường này chìm dưới nước. Nó chỉ có thể đi lại được khi thủy triều xuống thấp đủ để cho xe qua lại.
Thụy Sĩ
Đèo Furka quanh co, uốn lượn với các khúc cua tay áo nguy hiểm nằm trong dãy núi Alps.
Mỹ
Cao tốc Kahekili chạy dọc bờ biển tuyệt đẹp phía Nam của đảo Maui, Hawaii. Đây là con đường hẹp, quanh co và đặc biệt nổi tiếng với nhiều khúc cua tay áo mang lại cảm giác choáng ngợp cho du khách.
|
Iceland
Một chiếc xe đang lội nước trên Quốc lộ 88 ở vùng cao nguyên Iceland. Con đường này đòi hỏi bạn phải sử dụng loại xe dẫn động 4 bánh.
Video đang HOT
Mỹ
Gió mạnh thổi tuyết qua đường cao tốc James Dalton gần núi Finger (Alaska).
Nga
Cao tốc Kolyma còn có tên gọi khác là Road of Bones. Con đường này đi qua một trong những nơi lạnh nhất thế giới.
|
Trung Quốc
Một con đường ngoằn ngoèo ở vườn quốc gia núi Thiên Môn. Con đường này có 99 khúc cua, độ dốc lớn cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Pháp
Con đường qua Gorges du Nan khá hẹp với một bên là vách đá. Đây là con đường khá nguy hiểm thuộc dãy núi Vercors Massif.
Thổ Nhĩ Kỳ
Tuyến đường Rize-Ispir nằm ở một trong những dãy núi xa xôi của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyết và đá lở là những cảnh tượng thường thấy ở con đường này.
|
Na Uy
Đường Đại Tây Dương được thiết kế hết sức ấn tượng với các điểm xoắn cong chuyển đổi giữ 8 cây cầu khiến người xem không khỏi kinh ngạc.
Mỹ
Nối Silverton với Ouray, Colorado, cao tốc Million Dollar đi qua 3 con đèo mà không có rào chắn hay gờ bảo vệ. Đây là con đường hết sức nguy hiểm.
Ma-rốc
Tuyến đường nối Marrakech với Taroudannt đi xuyên qua những vách đá cheo leo của dãy High Atlas.
|
Ấn Độ
Con đường qua đèo Rohtang nhỏ hẹp và quanh co này không đủ chỗ cho 2 xe đi ngược chiều nhau.
New Zealand
Để sang bên kia cầu Skippers, du khách phải lái xe qua đường hẹp ở độ cao 90m so với mặt nước.
Mỹ
Đèo Hart là con đường cao nhất ở bang Washing ton. Nằm ở độ cao hơn 1.800m, đường đèo men theo một vách núi hẹp cùng cảnh quan thiên nhiên ấn tượng.
|
Khám phá mùa xuân hiền hòa của Pakistan
Pakistan là đất nước mà tôi tin, trong ký ức của nhiều người chỉ có khói đạn, chiến tranh...
Nhưng, chuyến đi 10 ngày vừa qua đã làm thay đổi hẳn suy nghĩ ấy trong tôi. Pakistan giờ đây là đất nước hiền hòa, mến khách, thân thiện.
Đầu tháng Tư, một người bạn rủ tôi: "Chị có đi Pakistan với chúng em không?" Cô gái đó là Trưởng phòng truyền thông của Vinamilk - người có sở thích du lịch trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, được chúng tôi trìu mến phong "Thánh phượt".
Địa danh Pakistan kích thích trí tò mò nên tôi gật đầu mà không nghĩ nhiều. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thực sự trưởng thành, tự liên hệ với Đại sứ quán Pakistan để làm hộ chiếu, tự đến ngân hàng nộp lệ phí làm hộ chiếu...
Kỳ quan thứ 8
Trái với sự háo hức của tôi, nhiều người thân, người bạn tỏ ra lo ngại khi tôi đến đất nước mà theo các bạn còn lạc hậu và...sặc mùi thuốc súng! Bỏ mặc những lo âu của mọi người, tôi vẫn lên đường với bao hăm hở! Sau khoảng 7h bay, có nghỉ nối chuyến hơn 6h tại Bangkok, chúng tôi tới thủ đô Islamabad lúc gần nửa đêm. Ngay 5h sáng hôm sau, chúng tôi rời Islamabad đi Chilas, bắt đầu khám phá đường cao tốc Karakoram, kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Đoàn khách Việt Nam dừng chân dọc đường mua trái cây. Ảnh K.P.
Ở Việt Nam, các dãy núi trùng điệp và những cung đường quanh co khúc khuỷu của Tây Bắc vốn đã làm say lòng biết bao người về sự hùng vĩ. Thế nhưng, những dãy núi Karakoram màu nâu xám cứ sừng sững ngạo nghễ trùng điệp, hiểm trở nối nhau uốn lượn đến cả nghìn km còn được xem là thách thức lớn với các bác tài.
Dọc theo cao tốc có một không hai trên thế giới này có đến 20 đỉnh núi có độ cao trên 7.000m so với mực nước biển, trong đó có đỉnh K2 - đỉnh núi cao thứ hai trên thế giới (8.611m), chỉ kém "nóc nhà thế giới" - đỉnh Everest - hơn 200 mét. Dãy núi này được xem là nơi đóng băng dày đặc nhất thế giới sau vùng Bắc cực. Sông băng Siachen với chiều dài 70km và sông Biafo dài 63km là những sông băng dài thứ hai và thứ ba trong các sông băng bên ngoài các vùng cực. Đặc biệt, trên thế giới có 14 đỉnh núi cao trên 8.000m thì ở Pakistan có 5 và đều nằm trong dãy Karakoram. Do vậy, Pakistan luôn là nơi thu hút các vận động viên leo núi trên thế giới.
Cao tốc Korakoram là tuyến đường trải nhựa quốc tế cao nhất thế giới, dài 1.290 km, nối các tỉnh Punjab, Khyber Pakhtunkhwa và Gilgit-Baltistan Pakistan với khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Tuyến đường huyền thoại này nằm ở độ cao 4.600m so với mực nước biển, được xây dựng bởi Chính phủ Pakistan và Trung Quốc trong 20 năm (từ năm 1959 đến năm 1979).
Khi chúng tôi xuôi theo tuyến đường này tới tận biên giới Pakistan và Trung Quốc, trời mỗi lúc một lạnh, tuyết bao phủ gần hết các dãy núi. Nhiều nơi giữa các khe núi, tuyết trắng xóa tạo thành dải như mái tóc trắng của cô gái trải từ đỉnh tới chân núi, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. Càng gần biên giới tuyết rơi mỗi lúc mỗi dày hơn, phủ trắng cả mặt đường. Thi thoảng từng đàn bò, đàn cừu ăn cỏ bất chấp cái lạnh đang hiện hữu. Trên núi, qua kính viễn vọng thấy những con sơn dương, báo tuyết nhẩn nha kiếm mồi. Khu vực này thuộc vườn Quốc gia Khunjerab, vườn quốc gia lớn thứ 3 của Pakistan nằm sát biên giới Trung Quốc ở độ cao 4.693 m so với mực nước biển.
Di chuyển trên tuyến đường huyền thoại vô số đèo dốc này, thấy nhiều đoạn bị sạt lở do mưa. Những lúc như vậy, Chính phủ ra lệnh đóng cửa đường cao tốc để đảm bảo an toàn cho các du khách và chúng tôi cũng không ngoại lệ, đã phải nghỉ một đêm ở dọc đường. Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi muốn nghỉ lại ngay trên xe nhưng yêu cầu không được chấp thuận, buộc phải di chuyển về thị trấn gần nhất cũng cách nơi sạt lở khoảng 40km. An toàn cho du khách luôn được Chính phủ đặt lên hàng đầu.
Những cây cầu treo bắc từ đường cao tốc vào các ngôi làng. Ảnh K.P.
Ở Pakistan, những chiếc xe chở hàng được trang trí sặc sỡ, thùng cao, chất đầy hàng đôi khi lặc lè ... bò rất thận trọng qua những khúc cua dốc đứng trên đường cao tốc. Phải thừa nhận các bác tài của Pakistan là những tay lái lụa, nhường nhịn nhau mỗi khi vào các đoạn đường hiểm trở.
Dọc đường là những làng quê trù phú được nối với đường cao tốc là những cầu treo có trụ được xây bằng đá vững trãi, bề thế với lối kiến trúc như kiểu cổng thành rất đẹp. Thiết kế đồng nhất này đã khiến các cây cầu như những điểm nhấn tôn thêm vẻ đẹp của đường cao tốc Karakoram.
Hunza vào xuân
Càng đi lên phía Bắc cung đường Karakoram càng đẹp hơn bởi dòng sông Indus xanh ngắt uốn lượn giữa các dãy núi trùng điệp nối nhau. Thung lũng Hunza đang vào độ xuân, cây cối xanh mơn mởn. Dọc vùng Hunza là những vườn đào, vườn lê và Cheery đang độ nở hoa. Những bông hoa của núi rừng cánh dày màu trắng, hoặc hồng đung đưa trước gió khoe sắc.
Sắc xuân ở Hunza. Ảnh K.P.
Chỉ khoảng tháng 7- 8, những khu vườn này sẽ lúc lỉu quả, còn giờ thì khắp nơi đâu đâu cũng thấy bày bán hoa quả sấy khô, đều có giá 1000 rupee/kg (khoảng 200.000 đồng). Đây cũng chính là thứ mà chúng tôi mua để về làm quà, vì mơ sấy dẻo có thịt dày giữ nguyên được hương vị thơm, hơi có vị chua; hạt óc chó, hạt hạnh nhân béo ngậy; trái vả dẻo, khi ăn cắn vào các hạt nhỏ bên trong nghe lách tách rất vui tai...
Hồ Altabad hình thành sau một trận lở đất. Nơi đây đã từng có một ngôi làng trù phú.
Cuối tháng Tư, Hunza đang vào xuân nhưng thấu lạnh, trời vẫn xám xịt. Gió thổi lồng lộng. Cây trái được trồng nhiều trên triền núi, trong các mảnh vườn nhỏ của nhà dân. Được sự ưu ái của khí hậu và thổ nhưỡng nên hoa quả, rau xanh ở Pakistan nói chung và Hunza nói riêng cũng vô cùng phong phú. Súp lơ, khoai tây, dưa hấu, rau cải, cà chua, dưa chuột, chuối... tất thảy đều rất ngon.
Ở Hunza cũng có những vườn táo rộng tới hàng nghìn mét như vườn táo gần sông băng Hopper. Cùng với cây ăn quả, ở Hunza hoa hồng cũng thật đẹp, bông to, cánh dày, mượt. Hồng cũng nhiều màu: đỏ có sắc trắng bên trong, đỏ đun, vàng, hồng nhưng đầu cánh màu trắng... Nụ hoa mập mạp, lá xanh và dày. Có lẽ thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây đã sản sinh ra những bông hồng không cần nhiều công chăm sóc mà vẫn đẹp kiêu sa.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới hồ Altabad ở Gilgit-Baltistan. Hồ có nước xanh trong vắt được hình thành sau một trận lở núi. Vụ sạt lở này diễn ra năm 2010 đã khiến một ngôi làng biến mất, tạo nên hồ có chiều dài 21km, sâu hơn 100 m. Kế đó là thị trấn Passu nổi tiếng với dãy Passu The Cathedral Ridge. Đây được xem là cung đường đẹp nhất trong cả tuyến cao tốc với những dãy núi nhọn hoắt, sừng sững giữa nền trời xanh thẳm.
Passu là thị trấn nhỏ nhưng người dân luôn hiếu khách. Đâu đâu cũng thấy nụ cười hiền hậu trên những gương mặt đẹp và thân thiện. Hunza cuối tháng 4 khí hậu ẩm ướt, thi thoảng là những cơn mưa bất chợt khiến cái lạnh như thấu vào xương. Một chén trà sữa được xem là đặc sản của Pakistan sẽ giúp bạn xua đi cái lạnh buốt của mùa xuân và cảm nhận được tình cảm ấm áp của người dân nơi đây.
Điểm check-in hoa bằng lăng ở Nà Bao Hoa bằng lăng thường nở rộ từ tháng 5 - 6, những cung đường có hoa bằng lăng nở rộ đang là điểm chek-in thu hút nhiều người. Con đường vào xóm Nà Bao, xã Minh Tâm (Nguyên Bình) vào thời điểm này, những cây hoa bằng lăng đang trong thời kỳ nở rộ, khoe sắc tím dịu dàng, đem lại vẻ đẹp...