17,5% gái bán dâm ở Hà Nội nhiễm HIV
Theo số liệu công bố, tỉ lệ phụ nữ bán dâm tại Hà Nội bị nhiễm HIV chiếm 17,5%, cao gấp gần 5 lần so với TP.HCM và gần 2 lần so với Cần Thơ.
Đây là số liệu được Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế nêu ra tại buổi gặp mặt báo chí sáng 13/5.
Cụ thể, tỉ lệ gái bán dâm nhiễm HIV tại Hà Nội trong năm 2014 là 17,5% (liên tiếp trong các năm từ 2011-2013, con số này là trên 22%), địa phương có tỉ lệ cao thứ 2 là Cần Thơ với 8,7%, kế đến là Lạng Sơn 5,3%. Tại TP.HCM, tỉ lệ gái bán dâm nhiễm HIV là 3,7%.
Đây là số liệu được Trung tâm Phòng chống HIV các tỉnh, thành trên cả nước báo cáo. Mỗi tỉnh, thành lấy mẫu đại diện từ 200-250 mẫu. Theo số liệu tổng hợp, trong số phụ nữ bán dâm, có 10% tiêm chích ma túy.
Cũng theo số liệu báo cáo từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tính đến hết 31/3, tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam là gần 300.000 người, trong đó số ca nhiễm HIV đã tử vong là trên 72.000 người. Các địa phương có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất là Sơn La, Điện Biên.
Theo Th.S Võ Hải Sơn, Trưởng phòng giám sát, theo dõi, đánh giá và xét nghiệm, Cục Phòng chống HIV/AIDS, đáng lưu ý, tỉ lệ phụ nữ mắc mới HIV ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu những năm trước, tỉ lệ này chỉ 15-20%, thì nay tăng vọt lên 34%.
Về tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhờ chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, hiện tỉ lệ này đã giảm còn 7,7% và đặt mục tiêu giảm tiếp còn 5% trong năm 2015.
Tuy nhiên việc hỗ trợ điều trị những người nhiễm HIV nói chung và công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn do các tổ chức quốc tế đang giảm mạnh hỗ trợ thuốc ARV, trong khi nguồn ngân sách trong nước hiện đang chiếm tỉ lệ rất nhỏ, 5-7%.
Trong khi đó có rất ít doanh nghiệp dược quốc tế đăng ký thuốc ARV tại Việt Nam, trong khi đó bảo hiểm y tế vẫn chưa chi trả cho điều trị ARV, chưa có hệ thống phân phối thuốc ARV qua bảo hiểm y tế.
Video đang HOT
M.Anh
Theo_VietNamNet
Tham nhũng tiền tấn, thu về tiền cân
Theo số liệu thống kê, năm 2013 số tiền, tài sản tham nhũng thu hồi được đạt chưa đến 10%; năm 2014 đạt trên 22%, thấp hơn nhiều so với số tiền, tài sản thực tế bị tham nhũng. Có gười ví, phần tài sản thu hồi được chỉ như phần nổi của tảng băng, trong khi phần chìm bên dưới mới thực sự đáng kể.
Chỉ thu được phần nổi của tảng băng
Điểm qua các vụ án tham nhũng nghiêm trọng được các cơ quan tố tụng T.Ư xác định là án điểm đều thấy số tài sản thu hồi là rất thấp so với con số thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Dạng như tham nhũng tiền tấn, thu về tiền cân. Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính II vừa được Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án với các bị cáo.
Trong vụ án, Vũ Quốc Hảo - nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II bị tuyên y án tử hình. Tổng giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của Vũ Quốc Hảo và 10 đồng phạm gây ra trong vụ án này là 531,8 tỷ đồng, trong đó tham ô 79,9 tỷ đồng, lừa đảo 60,9 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 3,9 tỷ đồng. Thế nhưng cơ quan điều tra chỉ mới thu hồi 5,8 tỷ đồng cùng 4 căn nhà và 1 thửa đất.
Vụ án ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Nông, bị cáo Vũ Việt Hùng - nguyên Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Đăk Lăk và Đăk Nông và đồng phạm đã có hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, với số tiền thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.
Cuối tháng 9.2014, vụ án được TAND Tối cao xử phúc thẩm, Vũ Việt Hùng bị tuyên y án tử hình về các tội nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tài sản tịch thu trong vụ án này là chiếc xe ô tô BMW X6 do Vũ Việt Hùng nhận hối lộ, 6 căn nhà mà Hùng đang sử dụng tại Đăk Lăk, Khánh Hòa, Bình Dương và TP.HCM.
Dương Chí Dũng và đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm tháng 5.2014. Ảnh: N.L
Vụ án Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam được dư luận đặc biệt quan tâm từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc. Thiệt hại trong vụ án mà Dương Chí Dũng và đồng phạm gây ra được xác định gần 367 tỷ đồng. Theo bản án phúc thẩm ngày 7.5.2014, của TAND Tối cao, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc phải nộp khoản tiền đền bù thiệt hại là 110 tỷ đồng. Bị cáo Trần Hữu Chiều phải đền bù 39,340 tỷ đồng, Trần Hải Sơn phải nộp 46,8 tỷ đồng, Huỳnh Hữu Đức 7 tỷ đồng, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện nộp 6 tỷ đồng... Trước phiên xử phúc thẩm, gia đình Dương Chí Dũng mới chỉ nộp 5,2 tỷ đồng, gia đình Mai Văn Phúc nộp 3,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Trước đó, cơ quan điều tra có kê biên 3 ngôi nhà của Dương Chí Dũng ở phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội; Căn hộ ở tháp B của tòa nhà Sky City số 88 Láng Hạ (quận Đống Đa) và căn hộ ở tòa nhà Pacific số 83 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Còn Mai Văn Phúc bị kê biên ngôi nhà ở đường Lê Quý Đôn, TP.Hạ Long, Quảng Ninh.
Trong 3 ngôi nhà của Dương Chí Dũng bị kê biên, Tòa phúc thẩm đã khấu trừ 1/2 căn nhà ở phố Nguyên Hồng vì đây là tài sản chung của vợ chồng, khấu trừ 1/8 căn hộ ở tòa nhà Sky City vì căn hộ này bạn gái Dương Chí Dũng cũng góp tiền mua. Như vậy, tính số tài sản thu hồi của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc là quá nhỏ so với số tiền mỗi người phải thi hành án là 110 tỷ đồng.
Theo LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), ở giai đoạn đầu của những vụ án tham nhũng, kinh tế, cơ quan điều tra đều tiến hành kê biên những tài sản của người bị khởi tố. Tuy nhiên khối tài sản này so với thiệt hại mà họ gây ra là rất nhỏ, khối tài sản này là phần nổi như nhà cửa, đất đai, xe ô tô còn phần chìm đã bị dịch chuyển.Khó thu hồi vì tài sản bị dịch chuyển
Theo số liệu thống kê, năm 2013 tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng thu hồi đạt được chưa đến 10%; năm 2014 đạt trên 22%, thấp hơn nhiều so với số tiền, tài sản thực tế bị tham nhũng.
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, hành vi tham nhũng bao giờ cũng gắn liền với sự dịch chuyển tài sản trái pháp luật.
"Ban đầu họ lấy tài sản của nhà nước làm của mình, sau đó họ tẩu tán, chia cho người thân, vợ con đứng tên. "Tài sản, thu nhập dịch chuyển không được kê khai, kiểm soát kịp thời chính là kẽ hở. Đó là lý do khi phát hiện tham nhũng thì tài sản đã được tẩu tán đi rất nhiều và tỷ lệ thu hồi không đáng kể" - ông Tiến nói.
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức thì những "của chìm" không được kê khai cũng chưa có biện pháp kiểm soát, phát hiện. "Vấn đề phải kiểm soát được tài sản, không biết được tài sản của cán bộ công chức ở đâu thì khi phát hiện ra họ tham nhũng, tài sản đó đã bị tẩu tán, không thể thu hồi" - TS Thảo nói.
Theo TS Thảo, việc kiểm soát tài sản phải bắt đầu từ kiểm soát thu nhập qua tài khoản, hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Bất cứ thu nhập cá nhân nào cũng phải được kiểm soát.
"Việc giao dịch những tài sản lớn cũng phải được siết chặt hơn, như mua bán nhà cửa, đất đai... đều phải đăng ký, kê khai và phải qua một cơ quan, không thể để chuyện mua bán khối tài sản lớn kiểu trao tay, bí mật được. Khi việc giao dịch qua cơ quan kiểu trung gian thì cũng sẽ kiểm soát được tài sản của cá nhân và từ đó truy ra nguồn tiền từ đâu mà có" - TS Thảo cho biết.
Trong năm 2014, ngành thanh tra đã phát hiện 54 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 68,5 tỷ đồng; đã thu hồi 46,9 tỷ đồng (đạt 68,5%, tăng 18,3% so với năm 2013). Phía cơ quan điều tra thu hồi 1.500 tỷ đồng/6.740 tỷ đồng, đạt 22,3%, tăng 14,1% so với năm 2013.
Hiện nay, số lượng tài sản do tham nhũng chắc chắn là không hề nhỏ. Điều đáng nói là số tài sản bất chính ấy lại núp bóng, chuyển hóa dưới nhiều dạng, cho nên vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng là một vấn đề nan giải.Ông Lê Văn Sử - kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Tối cao: Cần khoanh vùng tài sản tham nhũng để dễ thu hồi
Vấn đề quan trọng đầu tiên và xuyên suốt là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (2005, sửa đổi 2012) và Bộ luật Hình sự (1999) cũng đã quy định cụ thể: "Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu, trả lại cho chủ sở hữu, quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước"; "Người phạm tội có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản". Thế nhưng trên thực tế, tòa ít khi áp dụng hình phạt bổ sung là "tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản" hoặc tài sản bị tịch thu, thu hồi chỉ là "phần nổi của tảng băng" bởi tài sản đã được "ngụy trang, chuyển hóa, chuyển đổi, tẩu tán...".
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp rất khó xác minh được đâu là tài sản của bị cáo có nguồn gốc hợp pháp, đâu là tài sản có nguồn gốc do tham nhũng mà có. Vì vậy, sắp tới sửa đổi Bộ luật Hình sự, pháp luật cần quy định các biện pháp tư pháp cụ thể để có thể xử lý, khoanh vùng tài sản tham nhũng tránh tẩu tán, tịch thu tất cả lợi ích mà người phạm tội có được từ việc thực hiện tội phạm tham nhũng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ: Sớm xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm
Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự, chúng tôi cũng có đề cập 2 điểm chính trong quá trình sửa đổi để tăng hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng. Thứ nhất: Xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm sớm hơn để xử lý sớm, tránh tẩu tán và thu hồi tài sản. Thứ hai: Đơn giản hoá hơn các cấu thành tội phạm tham nhũng để cân bằng trách nhiệm chứng minh của cơ quan phòng chống tham nhũng.
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội: Cần có cơ chế chứng minh tài sản
Cần phải có cơ chế chứng minh tài sản, luật cần phải quy định vấn đề này để từ đó cơ quan phòng chống tham nhũng như thanh tra hay cơ quan điều tra có cơ sở yêu cầu cá nhân nào đó phải chứng minh khi phát hiện anh có khối tài sản lớn bất thường. Ví dụ như cán bộ nào có nhiều nhà, xe ô tô thì anh phải chứng minh tiền đâu mà mua được tài sản đó, nếu họ chứng minh được thì đó là tài sản hợp pháp của họ, còn nếu không chứng minh được thì đó là tài sản bất hợp pháp và phải bị xử lý.
Theo Dân Việt
Vụ hành hạ trẻ HIV: Lắp camera giám sát trung tâm bảo trợ Liên quan đến vụ bảo mẫu hành hạ trẻ HIV, TP HCM yêu cầu lắp đặt các trang thiết bị camera theo dõi, giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em. Bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn. (Ảnh Tuổi trẻ). Liên quan đến vụ việc các bảo mẫu của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo...