174 tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vaccine về Việt Nam
174 tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vaccine do Liên minh toàn cầu về Vaccine (GAVI) tài trợ, UNICEF cung ứng, đã đến TP HCM.
UNICEF ngày 8/6 thông tin số tủ lạnh này nhằm tăng cường thiết bị dây chuyền lạnh (CCEOP) của Gavi. Các tủ lạnh chuyên dụng TCW 4000 AC dùng để bảo quản vaccine, được sản xuất bởi công ty B Medical ở Luxembourg với công nghệ xanh, tiêu thụ điện năng ít và thân thiện với môi trường. Tủ có thể duy trì điều kiện lạnh để vaccine luôn được lưu trữ ở nhiệt độ từ 2C đến 8C, ngay cả khi mất điện trong 8 giờ.
Phần lớn các loại vaccine của Chương trình Tiêm chủng mở rộng cần được lưu trữ trong điều kiện nhiệt độ từ 2C đến 8C. Với dung tích bảo quản 240 lít, những tủ lạnh này góp phần quan trọng trong việc bảo quản vaccine ở các cơ sở y tế tuyến huyện.
Ngoài ra tủ lạnh TCW4000AC còn được trang bị bộ điều chỉnh điện áp và thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động thích hợp để lưu trữ các vaccine rất nhạy cảm với nhiệt độ. Trong trường hợp có sự bất thường về nhiệt độ, nó sẽ được báo ngay cho những người có trách nhiệm. Nhiệt độ trong tủ có thể được theo dõi từ xa thông qua một trang web.
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang hoàn tất thủ tục tiếp nhận và vận chuyển các tủ lạnh này đến 23 tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ, để bảo quản vaccine, bao gồm cả vaccine Covid-19.
Gavi là đối tác toàn cầu của UNICEF, hoạt động vì sự tiếp cận công bằng với các vaccine cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở các quốc gia nghèo. Trong đại dịch, Gavi là một trụ cột quan trọng của cơ chế Covax, tiến hành gây quỹ và hỗ trợ việc phát triển, sản xuất, phân phối vaccine công bằng cho các quốc gia nghèo.
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng những thiết bị dây chuyền lạnh này sẽ góp phần tăng cường chương trình Tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp”, bà Véronique maeva Fages, công tác tại Gavi cho biết.
Các thiết bị dây chuyền lạnh này đến đúng thời điểm để hỗ trợ chiến dịch triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam. Các thiết bị dây chuyền lạnh khác do Covax hỗ trợ theo kế hoạch sẽ đến Việt Nam vào cuối năm nay.
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam cho biết đã cùng Bộ Y tế khảo sát hệ thống dây chuyền lạnh, xác định những nơi cần có tủ lạnh, tủ lạnh âm, xe lạnh vận chuyển vaccine và hòm lạnh mới, nhằm đảm bảo vận chuyển và bảo quản vaccine an toàn.
“Trong giai đoạn tới, UNICEF sẽ cung cấp cho Việt Nam một loạt trang thiết bị bảo quản và vận chuyển vaccine, như hơn 2.200 tủ lạnh kích thước khác nhau, xe tải lạnh, hàng chục triệu bơm kim tiêm và hộp an toàn. Đây là đóng góp quan trọng nằm trong các hoạt động hỗ trợ toàn diện của UNICEF cùng Chính phủ, các đối tác và các nhà tài trợ nhằm chấm dứt đại dịch trên cả nước”, bà Rana Flowers nói.
'Ma tuý dồn về TP HCM'
Theo thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, quãng đường vận chuyển ma tuý từ biên giới đến TP HCM ngắn nên tội phạm chọn làm nơi tập kết "hàng", trung chuyển đi nơi khác.
Nhận định được thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04), đưa ra tại buổi sơ kết 3 tháng thực hiện kế hoạch của Bộ Công an về giải quyết tình hình phức tạp của tội phạm ma túy tại TP HCM và các tuyến biên giới, sáng 13/4.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng C04, tại hội nghị sáng 13/4. Ảnh: Quốc Thắng
Theo tướng Viện, tội phạm ma túy tại phía Nam diễn biến phức tạp nhất ở địa bàn TP HCM và tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Ma tuý được vận chuyển theo 3 tuyến chính vào nội địa: từ khu vực Tam Giác Vàng (Myanmar) qua biên giới Tây Nam vào các tỉnh phía Nam; từ Tam Giác Vàng qua Lào vào các tỉnh Bắc miền Trung, đưa đi phía Bắc và sau đó mang ngược vào Sài Gòn tiêu thụ; hoặc từ Campuchia vào các tỉnh Tây Nguyên...
"Sau khi đổ dồn về TP HCM, ma tuý được thay bao bì tiếng Campuchia nhằm tạo khan hiếm giả, đẩy giá. Từ đây, phần lớn ma tuý được vận chuyển bằng đường biển, bưu điện và hàng không đi nước thứ 3 tiêu thụ. Trong đó hàng không nổi lên tuyến đi các nước Đông Âu", thiếu tướng Viện cho biết.
Ma tuý từ Tam Giác Vàng được đưa đến TP HCM. Đồ hoạ: Hoàng Khánh.
Những ông trùm không trực tiếp ra mặt, mà chỉ đạo việc giao nhận ma túy từ xa bằng những phần mềm chat như Facebook, Zalo, Wechat và dùng tiếng lóng, tín hiệu để trao đổi. Các băng nhóm móc nối xuyên quốc gia, hoạt động kiểu "xã hội đen", trang bị vũ khí "nóng" sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện... nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn.
Các băng nhóm hoạt động với thủ đoạn "vô cùng tinh vi, xảo quyệt", giấu ma túy trong thực phẩm, ruột bình hình trụ bằng sắt, lốc máy ôtô cũ, trong ruột khối đá granite... Hay mới đây cảnh sát còn phát hiện ma túy được vận chuyển bằng ôtô có logo giả danh Đài Truyền hình Việt Nam.
Trước tình hình này, C04 đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 486/KH-BCA-C04 ngày 18/11/2020, phối hợp công an 18 tỉnh, thành phố phía Nam tăng cường phòng chống và kiểm soát ma túy, gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Qua đó, các nơi đã xác định được 106 tuyến trọng điểm và 169 địa bàn phức tạp; 2.000 nghi can phạm tội về ma túy tại TP HCM, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia...
Ma tuý cảnh sát thu giữ trong một chuyên án. Ảnh: Quốc Thắng.
Ngoài ra, C04 sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển... để ngăn chặn ma túy từ xa, "kiên quyết không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển ma túy quốc tế".
Trong thời gian tới, cơ quan điều tra sẽ tập trung giải quyết các tụ điểm mua bán và tổ chức, chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma túy, nhất là tại quán bar, karaoke, vũ trường, các khu chung cư, resort...
Sau 3 tháng triển khai Kế hoạch số 486, các lực lượng đã triệt phá hơn 1.190 vụ án (trong đó có 65 chuyên án), bắt hơn 1.660 nghi can, 16 tội phạm nguy hiểm trốn truy nã. Vật chứng thu giữ là 116.000 viên nén, hơn 590 kg ma tuý tổng hợp, 100 bánh và 65 kg heroin, 3,4 kg cocain, lựu đạn, 8 súng, 147 viên đạn...
Ghi nhận thành tích xuất sắc, lãnh đạo Bộ Công an và Cục trưởng C04 đã có thư khen, thưởng "nóng" cho hàng chục tập thể, cá nhân.
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ Giá tiêu hôm nay 11/4 trong khoảng 70.500 - 74.000 đồng/kg. Tính chung tuần này giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, đi ngang tại Đông Nam Bộ. Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu...