171.700 tỉ đồng phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL
Ngày 11.12, tại TP.Cần Thơ, Bộ NNPTNT, BCĐ Tây Nam Bộ và UBND TP.Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị “Phát triển thủy lợi (TL) khu vực ĐBSCL”.
Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể TL vùng ĐBSCL (giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến 2050) trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH – NBD). Theo đó, tổng kinh phí thực hiện quy hoạch khoảng 171.700 tỉ đồng, phân làm 3 giai đoạn đầu tư; trong đó giai đoạn 2012 – 2020 khoảng 41.400 tỉ đồng.
Theo Viện Quy hoạch TL miền Nam, TL vùng ĐBSCL hiện có hệ thống kênh tưới tiêu – cấp nước, đê – bờ bao kiểm soát lũ, đê biển – đê sông kiểm soát mặn và triều cường… Hiện trạng TL toàn vùng phục vụ tưới – tiêu cho 1,4 triệu hécta diện tích vụ đông xuân và hè thu, kiểm soát lũ đầu vụ hè thu, từng bước phục vụ ổn định cho lúa vụ thu đông (vụ 3); đảm bảo bố trí, ổn định cư dân vùng ngập lũ; góp phần cải tạo các vùng phèn tại Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau…
Tuy nhiên, quy hoạch – phát triển TL vùng ĐBSCL còn bộc lộ không ít tồn tại: Quản lý quy hoạch của địa phương còn nhiều hạn chế; nhiều công trình TL thay đổi quy mô, nhiệm vụ thiết kế; hệ thống TL phục vụ chuyển đổi sản xuất, giải quyết yêu cầu đa mục tiêu còn nhiều bất cập (nhất là phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nước lợ); hầu hết các công trình, hệ thống công trình chưa đủ năng lực để ứng phó BĐKH – NBD…
Để TL vùng ĐBSCL thích ứng trong điều kiện BĐKH – NBD theo quy hoạch tổng thể, Viện Quy hoạch TL miền Nam đề nghị Chính phủ cho tiến hành nghiên cứu khoa học các công trình cửa sông nhằm xác định luận cứ khoa học để đưa vào quy hoạch trong thời gian tới; cho thực hiện các chương trình trọng điểm: Chương trình đê biển, chương trình TL phục vụ nuôi trồng thủy sản, chương trình ứng phó hiệu quả với thiên tai, chương trình bảo vệ môi trường nước và nước sạch nông thôn. Đối với từng địa phương, tiến hành lập quy hoạch chi tiết nhằm điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy hoạch chung toàn vùng…
Theo laodong
Video đang HOT
Đê biển, cầu cảng sụp đổ: Ai chịu trách nhiệm
Trong thời gian hơn một năm đã xảy ra ba vụ sập đê biển và cầu cảng biển, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng ngân sách. Điều trùng hợp là cả ba công trình này đều do một đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB).
Đến nay, các chủ đầu tư vẫn chưa xác định ai chịu trách nhiệm trong chuyện này.
"Liên khúc" đê biển, cầu cảng sập
Tháng 11, chúng tôi ra vịnh Đà Nẵng tiếp cận hiện trường khu vực cầu cảng Tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng bị sập đêm 8/9/2012. Mọi hoạt động tại khu vực xây dựng công trình này đã ngưng trệ, hàng trăm cọc bêtông xiêu vẹo nằm ngổn ngang. Từng mảng bêtông lớn sập xuống nhô lên trên mặt biển để mặc cho sóng biển tấp vào.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc (chủ đầu tư), sáng 9/9 cán bô kỹ thuât thi công kiêm tra phát hiên khôi cát phía dưới từ bờ kè vào công trình khoảng 60m bị sụt lún và trượt ra ngoài xa bờ. Đô chênh cao của hai khôi trượt khoảng 50cm. Cọc tại vị trí tường kè phân đoạn 1 và 2 bị chuyên hướng ra ngoài xa bờ.
Sàn bêtông của hai phân đoạn này cũng bị chuyên ra xa bờ khoảng 60cm. Kêt câu cọc tại vị trí tiêp nôi với dâm ở câu đêm phân đoạn 1, 2 và 3 có hiên tượng nứt cọc, cách mép dâm 20-50cm, khe nứt rông 1,5-3m. Riêng cọc tại vị trí câu chính phân đoạn 1 bị chuyên ra xa bờ 60-80cm. Đên chiêu cùng ngày, câu đêm phân đoạn 1 bị đô ngã, tiếp theo đó câu đêm phân đoạn 2 cũng ngã đô hoàn toàn.
Ngày 28/10/2012, sóng biển đã làm sập hoàn toàn và đẩy dịch tuyến đê biển nối đảo Hòn La với đảo Hòn Cỏ ở Khu kinh tế Hòn La (đã thi công 60% khối lượng tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình) thành một hình vòng cung, với điểm dịch xa nhất đến 60m. Khối lượng đá và cấu kiện tetrapod bêtông tiêu sóng nặng 16-25 tấn bị sóng đánh rời và trôi mất hơn 60.000m3. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 80 tỉ đồng...
Đê biển nối đảo Hòn Cỏ với Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị xê dịch thành hình vòng cung - Ảnh: Lam Giang
Trước đó vào cuối tháng 10 đầu tháng 11/2011, nước biển dâng cao cộng với sóng mạnh đã làm nước biển tràn qua đê tạm vào bên trong khu vực đang thi công công trình cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh). Lượng nước ập vào quá lớn (khoảng 1.000m3/giờ) nên sau khi nước biển rút, toàn bộ tuyến đê cao 3,5m và dài gần 2km trên biển bị biến dạng, bề mặt đê lún rất sâu, một số đoạn sạt mái và hư hỏng hoàn toàn...
Lỗi tại "ông trời"?
Về vụ sập đê biển ở Trung tâm điện lực Duyên Hải, Ban quản lý dự án nhiệt điện 3 - chủ đầu tư dự án - cho biết chỉ riêng hạng mục đê bao tạm có chi phí lên đến 20 tỉ đồng. Thiệt hại sơ bộ ban đầu ước khoảng một nửa chi phí đầu tư và chi phí khắc phục có thể còn vượt số tiền đầu tư ban đầu. Công trình này đơn vị thiết kế đã tính đến tác động của sóng biển. Theo thiết kế, tần suất mà sóng biển có thể ảnh hưởng đến đê là 20 năm mới xảy ra một lần, nhưng không ngờ nước biển cao, sóng mạnh quá mức tính toán.
Công trình kè biển, đê chắn sóng sập liên tục là bất thường
Đó là nhận định của một chuyên gia tư vấn thiết kế cảng - công trình biển. Theo vị này, vai trò của đơn vị tư vấn thiết kế rất quan trọng. Đơn vị tư vấn thiết kế cần lường hết khả năng xuất hiện các yếu tố bất lợi về địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng, tải trọng thi công, các tải trọng trong quá trình vận hành... Đồng thời, tư vấn phải cảnh báo các khả năng về động đất, nước dâng, gió bão hoặc sóng bão vượt quá giá trị theo tiêu chuẩn đã quy định hoặc vượt quá cấp độ mà chủ đầu tư quyết định chọn thiết kế.
Ngọc Ẩn
Sự cố sập cầu cảng Tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng khi đang thi công gây thiệt hại 32 tỉ đồng đang rơi vào im lặng, chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm. Sau hơn hai tháng xảy ra sự cố, các đơn vị liên quan vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng nguyên nhân vì sao sập.
Theo ông Nguyễn Đình Phước - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Trung (nhà thầu thi công), hiện nay vẫn chưa đánh giá được nguyên nhân cuối cùng nên chưa biết ai sẽ chịu trách nhiệm. Còn tại thời điểm sập cầu cảng, ông Trần Trọng Hữu, tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc, cho biết theo đánh giá sơ bô, do mưa kéo dài từ ngày 4 đên 9/9 dân đên nước ngâm vào trong cát gây sụp đô...
Còn sự cố sập đê biển ở Quảng Bình, ông Trần Thanh Chương, phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình - chủ đầu tư công trình, cho biết công trình đang trong giai đoạn thi công và đến thời điểm này vẫn chưa thể xác định đê sập do tư vấn thiết kế hay thi công. Tuy nhiên theo ông Chương, thời điểm đê bị sập khu vực có sóng biển rất dữ dội, khoảng cách giữa hai đảo Hòn La và Hòn Cỏ hẹp nên sóng dồn vào đó như một cái phễu, đê khó chịu nổi sức mạnh này của sóng...
Theo ông Nguyễn Văn Công - thứ trưởng Bộ GTVT, đối với ba công trình xảy ra sự cố do CMB thiết kế, cần phải xác định được nguyên nhân xảy ra sự cố mới có cơ sở kết luận trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hay các yếu tố khách quan khác.
Theo 24h
Hơn 6.400 tỷ đồng để kiểm soát tải trọng xe đường bộ Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu phát triển của quy hoạch nhằm từng bước hình thành hệ thống, mạng lưới kiểm soát tải trọng, giới hạn khổ xe trên đường bộ; thiết lập trật tự kỷ cương...