17 tỷ đồng xây cầu bị xà lan kéo sập ở TP HCM
Để giải quyết nhu cầu đi lại cấp bách của người dân, nhất là cho hoc sinh sau sự cố sập cầu Cái Tâm ở Bình Chánh, Sở Giao thông Vận tải đề nghị xây cầu mới 17 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố xây dựng cầu Cái Tâm mới ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh thay thế cho cầu cũ bị xà lan kéo sập gần 4 tháng trước.
Theo đó, cầu Cái Tâm mới dài 96 m, rông 2,7 m, tải trọng thiết kế 2,5 tân với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đồng. Công trình sẽ được xây dựng ngay trong năm nay và dự kiến hoàn thành vào năm 2016 nhằm giải quyết nhu cầu đi lại cấp bách của người dân sau sự cố sập cầu, đăc biêt là cho hoc sinh.
Cầu Cái Tâm bắc qua sông Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) bị xà lan kéo sập hôm 12/7. Ảnh: Hải Hiếu
Theo Sở Giao thông Vận tải, công trình câu Cai Tâm cũ đươc UBND huyên Binh Chanh xây dưng và khai thác năm 2008 kêt câu câu treo dây văng (câu nông thôn), dài 72 m, rộng 2,7 m, tải trọng một tấn, cấm ôtô. Công trình có kinh phí 3 tỷ đồng là tuyến huyết mạch bắc qua sông Chợ Đệm.
Video đang HOT
Rạng sáng 12/7, ông Trần Văn Trung lái xà lan loại 900 tấn trên sông Chợ Đệm, hướng từ TP HCM đi Long An đã kéo sập cầu Cái Tâm.
Sau khi cầu bị sập, người dân ở ấp 6, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh muốn đi về các quận trung tâm phải đi đường vòng xa hơn 5 km hoặc đi phà cách đó một km. Nhiều người không muốn đi xa đã tự chèo ghe đưa con em qua sông đi học.
Liên quan đến việc đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cũng vừa đề xuất Sở Giao thông Vận tải TP HCM dự án sửa chữa, nâng đường, giảm ngập cho đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn từ đường Hồ Ngọc Lãm đến cầu bộ hành số 2, hướng quận Bình Tân đi quận 1.
Theo đó, diện tích mặt đường cải tạo khoảng 1,1 ha, vỉa hè rộng 3 m, nâng cao độ nửa mặt đường Võ Văn Kiệt từ 20 đến 40 cm với tổng kinh phí 7 tỷ đồng từ Quỹ Bảo trì đường bộ thành phố. Việc cải tạo sẽ được thực hiện vào cuối năm này và dự kiến hoàn thành đầu năm sau.
Theo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, trong quá trình quản lý, khai thác, đại lộ Võ Văn Kiệt đoạn từ cầu Lò Gốm đến cầu Nước Lên có cao độ thấp, thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, khi có triều cường. Một số đoạn ngập sâu, nhất là từ đường Hồ Ngọc Lãm đến cầu bộ hành số 2, gây mất an toàn giao thông, hư hỏng mặt đường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM cần 13.000 tỷ đồng để 'khép kín' đường Vành Đai 2
Đường Vành Đai 2 của TP HCM dài 64 km hiện còn "hở" hơn 11 km và cần hơn 13.000 tỷ đồng mới có thể khép kín toàn tuyến.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, thành phố đang kêu gọi đầu tư 3 đoạn thuộc tuyến đường Vành Đai 2 chưa được khép kín, với tổng vốn hơn 13.000 tỷ đồng.
Các đoạn tuyến gồm: đoạn 1 từ cầu Rạch Chiếc - nút giao thông Bình Thái dài gần 4 km, rộng 67 m với vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng. Đoạn 2 từ nút giao Bình Thái (quận 9) đến ngã ba Linh Đông (đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức) dài 2 km, rộng 67 m với số vốn khoảng 1.505 tỷ đồng. Đoạn 3 từ nút giao thông An Lập - Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) dài 5,3 km, rộng 60 m có tổng mức đầu tư hơn 6.000 tỷ đồng.
Sơ đồ 3 tuyến đường vành đai của TP HCM Ảnh: Viện Chiến lược phát triển.
Đối với đoạn 1 và 2, UBND thành phố đã kiến nghị Thủ tướng chấp nhận phương thức thanh toán hợp đồng dự án BT (đầu tư - chuyển giao) bằng quỹ đất kết hợp sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ. Còn đoạn 3, Khu quản lý giao thông đô thị số 4 đang nghiên cứu phân kỳ đầu tư.
Trước tình hình có nhiều nhà đầu tư tham gia dự án, Sở Giao thông Vận tải đã kiến nghị UBND thành phố chấp thuận các tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư của đoạn 1 và đoạn 3. Riêng đoạn 2, UBND thành phố có chủ trương đấu thầu rộng rãi để chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, Vành Đai 2 dài 64 km, quy mô 6-10 làn xe đi qua các khu vực Ngã tư Gò Dưa - Ngã tư Bình Phước - Ngã tư An Sương - An Lạc - Nguyễn Văn Linh - cầu Phú Mỹ - cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây - Xa lộ Hà Nội - Ngã tư Gò Dưa.
Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giúp tăng năng lực giao thông của TP HCM và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại khu vực nội đô. Phương tiện vận tải hàng hóa ra vào các cảng, đi từ các tỉnh miền Đông sang miền Tây không còn phải xuyên qua khu vực nội thành.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM mỗi ngày có thêm 139 ôtô ra đường Lượng ôtô đăng ký mới tại TP HCM tăng đột biến với 139 chiếc mỗi ngày, trong khi số xe máy lại giảm so với năm trước. Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, tính từ đầu năm đến nay thành phố có hơn 41.700 ôtô đăng ký mới, riêng tháng 10 có gần 5.200 xe. Trung bình mỗi...