17 tuổi sáng chế robot hỗ trợ điều trị tự kỷ, website học trực tuyến
Trong một lần về quê, vô tình biết đến lớp học cho trẻ mắc bệnh tự kỷ, được tiếp xúc, chơi với các em nhỏ nên Hoàng Sơn chợt nảy ra ý tưởng sáng tạo robot hỗ trợ điều trị trầm cảm, tự kỷ cho trẻ em.
Nguyễn Hoàng Sơn – Bí thư chi đoàn 11A1- Trường THPT Gia Phù, Phù Yên (Sơn La) vốn là một cậu học sinh đam mê tin học nên từ khi còn là học sinh lớp 6, Hoàng Sơn đã sớm khẳng định mình khi giành được giải nhì cấp tỉnh, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Đây chính là bước đệm để Sơn tiếp tục chạm tới những ước mơ lớn hơn.
“Mặc dù chỉ là một giải thưởng bé nhưng là lớn nhất lúc đó đối với em, nên nó là độc lực to lớn để em phấn đấu hết mình”, Hoàng Sơn nhớ lại.
Sơn kể người có ảnh hưởng tới cậu nhiều nhất chính là bố mẹ. Bên cạnh việc cung cấp cơ sở vật chất học tập, đầu tư cho Sơn mọi thứ cậu cần, bố mẹ còn là người luôn động viên và khuyến khích Sơn học tập, sáng tạo.
Hoàng Sơn
10 năm liền, Sơn luôn là học sinh giỏi toàn diện và năm học 2018 -2019 vừa qua cậu còn đạt danh hiệu “Học sinh 3 tốt” cấp Trung ương.
Cùng với đó là hàng loạt giải thưởng ở nhiều lĩnh vực như giải nhì cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam”; giải nhì cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông”…
Hiện tại, Sơn đang giữ chức vụ Bí thư chi đoàn, luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện trong và ngoài nhà trường. Đi đầu trong các cuộc thi do trường tổ chức và gặt hái được không ít thành tích.
Vừa học tập, vừa tham gia các hoạt động Sơn cho biết việc cân bằng khá khó khăn. Nhưng may mắn nhờ sự giáo dục của bố mẹ từ nhỏ, được luyện tập trước nên các môn học tự nhiên Sơn học khá nhanh. Điển hình là môn Toán cậu đã có thể giải đề THPT quốc gia nhanh hơn mẹ, hoặc môn Tin học gần như Sơn không cần phải lo lắng gì nữa.
“Môn Vật Lý cũng là sở trường của em, môn GDCD em cũng thích học nên không mất nhiều thời gian đầu tư. Vì vậy em có điều kiện tập trung hoạt động trong công tác đoàn do Đoàn cấp trên phát động. Luôn cố gắng hết mình, hoàn thành một cách tốt nhất và có hiệu quả cao là phương châm của em”, Sơn chia sẻ.
Để đạt được những thành tích học tập tốt, phương pháp học tập của Sơn là học và ứng dụng, học để có hiểu biết và sáng tạo. Tất cả các môn học Sơn cho rằng cậu đều có thể ứng dụng vào đam mê của mình. Ví dụ như môn Toán rất hữu ích trong lập trình, môn Vật Lý để hiểu về điện và giúp cậu tạo ra robot còn môn GDCD giúp Sơn có cơ sở ý thức và đi đúng con đường.
Với vốn kiến thức tích lũy và đam mê nghiên cứu, Hoàng Sơn đã sáng tạo ra “Phần mềm website học tiếng Anh online” và “Robot hỗ trợ bác sĩ chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em”. Đây cũng là một trong những đề tài trở thành điều kiện giúp cậu học sinh lớp 11 giành được giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020.
Video đang HOT
Sơn tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh THPT
Chia sẻ về ý tưởng “Robot hỗ trợ bác sĩ chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em”, Sơn cho biết cậu nhận thấy trong cuộc sống ngày nay nhiều trẻ em có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm, phần lớn do bố mẹ để con ở nhà một mình, trẻ phải tự chơi, tự lo một số công việc và bị giới hạn bởi không gian bó hẹp… đặc biệt là trẻ thành thị.
Hè năm 2018, Sơn có dịp về quê ngoại ở Thái Thụy, Thái Bình, cạnh nhà ông bà ngoại cậu có lớp học cho trẻ mắc bệnh tự kỷ nên Sơn đã sang chơi với các em. Đây cũng là cơ duyên giúp cậu nảy ra ý tưởng làm một điều gì đó để giúp các em nhỏ. Vậy là robot hỗ trợ chữa tự kỷ đã ra đời.
Mới đây, Hoàng Sơn phấn khởi chia sẻ niềm vui khi là một trong những bạn trẻ tuổi nhất nhận giải thưởng Lý Tự Trọng. Báo ngay tin vui cho bố mẹ, Sơn hào hứng kể đã được gia đình chiêu đãi một bữa ăn “thịnh soạn”.
“Em cảm thấy rất phấn khởi, vui và háo hức, gia đình, bạn bè khi biết đều chúc mừng em. Và người vui mừng nhất chính là bố mẹ em, mặc dù bố mẹ không phải là người thích khoe khoang nhưng bố mẹ lại có cách chia sẻ niềm vui theo cách khác biệt.
Bữa hôm đó mẹ làm thật nhiều món ngon, bố thì mua một vài gói bim bim để chiêu đãi thành tích của em. Mặc dù có vẻ như cách chúc mừng khá giản dị nhưng nó lại chan chứa tình cảm, nhiều ý nghĩa. Em thực sự rất biết ơn”, Sơn tâm sự.
Để đạt được những tiêu chí của giải thưởng Lý Tự Trọng năm nay, Sơn đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách thậm chí phải vấp ngã rất nhiều lần để có được thành công.
Từ việc tự học và sáng tạo, tự nghiên cứu, nỗ lực suốt nhiều năm kết hợp với niềm đam mê nên đó là lý do Sơn không bỏ cuộc mà vượt qua mọi thử thách khó khăn.
10x chia sẻ ước mơ tương lai rất muốn được đi du học tại Mỹ và thích thú với trí tuệ nhân tạo. Nên nếu có thể Sơn sẽ cố gắng giành được một suất học bổng toàn phần hoặc trong trường hợp không đủ điều kiện, cậu sẽ phấn đấu ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngành trí tuệ nhân tạo.
Kim Bảo Ngân
7 kiểu làm bố tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và thành công trong tương lai của con
Mặc dù mẹ là người dành thời gian nhiều cho con hơn nhưng thói quen và tính cách của bố lại ảnh hưởng trực tiếp đến con. Dưới đây là 7 kiểu làm bố gây tổn thương cho con cái nhiều nhất.
1. Ông bố nghiện hút thuốc lá
Một số ông bố có thói quen thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho không khí trong nhà ngột ngạt, ám mùi khói thuốc. Như chúng ta đều biết, khói thuốc vô cùng cho có hại cho sức khỏe, nhất là với trẻ em. Các nghiên đã chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bố hút thuốc thường xuyên thì đứa con dễ bị viêm phế quản và viêm phổi nhất. Ngoài ra, mùi thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng học hành của con.
2. Ông bố gia trưởng
Không ít ông bố có tính cách muốn kiểm soát mọi thứ, tự quyết định và luôn áp đặt người khác nghe theo mình. Những ông bố này không muốn nghe con giải thích, không cần tìm hiểu con cần gì cũng như không tôn trọng mong muốn, sở thích của con.
Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, không cho con cơ hội thể hiện suy nghĩ của mình, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con trong tương lai.
3. Ông bố nghiện điện thoại
Không chỉ có trẻ con ham mê mà ngay cả chính người trụ cột trong gia đình cũng có sở thích ôm điện thoại di động cả ngày. Những ông bố này xem điện thoại mọi lúc mọi nơi, ngay cả lúc ăn và thậm chí sử dụng cả trong nhà vệ sinh.
Một người đàn ông ham mê điện thoại sẽ không biết san sẻ việc nhà với vợ và chơi đùa cùng con cái. Việc bỏ bê gia đình vì điện thoại di động không khác gì "bạo hành lạnh". Theo thời gian, con sẽ không muốn giao tiếp với bố và càng ngày mối quan hệ cha-con càng xa lánh. Các con cũng trở nên cô đơn và tự kỷ hơn so với các bạn.
4. Ông bố hay mất bình tĩnh
Mỗi khi có chuyện gì khó khăn xảy ra mà người bố luôn mất bình tĩnh, nản chí hoặc làm náo loạn cả nhà lên sẽ khiến cho con cảm thấy sợ hãi và bất an. Với những ông bố này, các con sẽ yếu đuối, rụt rè, mất tự tin, ngại giao tiếp với người khác.
5. Ông bố không biết giữ lời hứa
Một số người cho rằng con cái đang còn nhỏ nên thản nhiên tin tưởng hoặc nói dối con. Ví dụ như bố hứa sẽ đi du lịch vào cuối tuần nhưng rồi cuối cùng lại báo mình phải làm thêm giờ. Lần nào bố cũng hứa với con là lần sau đi nhưng nhiều lần chưa thực hiện được. Chính sự không giữ lời hứa lặp đi lặp lại nhiều lần khiến con mất lòng tin, cùng với đó con sẽ hình thành thói quen không biết giữ lời hứa với người khác.
6. Ông bố vô hình
Vai trò của bố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của con nhưng nhiều gia đình lại có xu hướng bỏ qua và mặc nhiên con cứ lớn lên bên mẹ. Đối với con trai, người bố sẽ là tấm gương sáng cho con noi theo. Trong khi đó, đối với con gái, thường sẽ quan sát bố mẹ để học cách sống vui vẻ, hòa thuận.
Trẻ thiếu tình yêu của cha mẹ như thiếu canxi trong quá trình tăng trưởng. Nếu có bố quan tâm, con sẽ có đức tính mạnh mẽ, tự tin, khoan dung, ngược lại không có bố sẽ phát triển trong sự lo lắng và cô đơn.
Vì vậy, bố phải tham gia vào việc giáo dục con cái, giúp con hiểu được hạnh phúc cũng như rắc rối trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bố cần thường xuyên giao tiếp, lắng nghe con, đánh giá cao và yêu thương con.
7. Bố không yêu thương mẹ
Món quà ý nghĩa nhất của một người cha dành cho con cái chính là tình yêu của bố mẹ. Nếu bố không yêu mẹ, thờ ơ, lạnh lùng, không tôn trọng mẹ sẽ khiến con nghi ngờ, nhạy cảm và sống trong cảm giác bất an. Cho dù phương pháp giáo dục của bố dành cho con có tuyệt vời đến đâu cũng không đủ khả năng làm cho con có cảm nhận về ngôi nhà ấm áp và hạnh phúc.
Theo Tổ quốc
Nữ du học sinh tại Hàn Quốc chia sẻ góc khuất cuộc sống nơi xứ người Nguyễn Hà Thu (tên tiếng Hàn Park Hae Jin) nữ sinh nổi bật trong giới du học sinh tại Hàn Quốc. Hà Thu chia sẻ cuộc sống du học Hàn Quốc không phải chỉ toàn màu hồng như trong phim. Nhưng nếu cố gắng và chăm chỉ thì sẽ vượt qua được. Nguyễn Hà Thu (tên tiếng Hàn Park Hae Jin) nữ sinh...