17 tuổi chưa có núm vú
Thưa bác sĩ, em năm nay 17 tuổi mà sao chưa có núm vú ạ? Bác sĩ tư vấn cho em với… (Liên)
Trả lời:
Chào Liên!
Tôi hiểu tâm trạng hiện tại của em – nỗi lo chung của nhiều bạn cùng lứa tuổi. Trước hết em cần xác định xem mình đã dậy thì chưa, nếu dậy thì rồi thì từ năm bao nhiêu tuổi, kinh nguyệt có đều không, các cơ quan bộ phận khác phát triển có bình thường?
Nếu bầu ngực và các cơ quan khác phát triển bình thường, riêng núm vú chưa có thì em cũng không nên quá lo vội vì có thể sau khi lập gia đình, mang thai sinh em bé, núm vú mới được cải thiện. Hoặc em có thể xem lại việc mặc áo chíp của mình có bị chật quá khiến núm vú khó phát triển. Ngoài ra, khi tắm, em có thể massage cho bầu vú và làm động tác vuốt nhũ hoa nhẹ nhàng để nó từ từ “ló mặt” ra ngoài nhé.
Trong trường hợp nếu toàn bộ các cơ quan bộ phận cơ thể em phát triển còn kém, dậy thì muộn thì em cần thêm thời gian để cơ thể mình có thể hoàn chỉnh hơn. Đồng thời, em cũng nên đến cơ sở sản phụ khoa để kiểm tra hormone estrogen, progesteron và prolactin xem nó có bình thường không.
Việc trước mắt em cần giữ cho tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống bổ sung thêm chất đặc biệt như protenin từ cá, chân giò, canh đu đủ…
Video đang HOT
Theo VNE
26 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt
Tôi năm nay 26 tuổi nhưng chưa từng có kinh nguyệt và không có lông ở vùng kín. Xin hỏi bác sĩ như thế có phải là bệnh không? (Như Ý).
Ảnh minh họa: Sling.
Trả lời:
Chào bạn,
Vô kinh là một trong những lĩnh vực của nội tiết phụ khoa. Vấn đề này tương đối khó chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân vô kinh thường do nhiều cơ quan trong cơ thể, với nhiều rối loạn đôi khi nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.
Một bệnh nhân được coi là vô kinh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đến tuổi 14, không có kinh nguyệt, không có sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ phát (như mọc lông vùng kín...).
- Đến tuổi 16, phát triển cơ thể bình thường và có các đặc điểm giới tính thứ phát mà không có kinh nguyệt.
- Đã có kinh, nhưng sau đó không hành kinh trong 3 chu kỳ hoặc trong khoảng thời gian 6 tháng (ngoại trừ trường hợp có thai).
Như vậy, trường hợp của bạn có thể chẩn đoán là "vô kinh". Vấn đề tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này không đơn giản, vì hoạt động kinh nguyệt mặc dù quan sát là đơn giản, nhưng kỳ thực lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố và sự tham gia của các cơ quan trong cơ thể cũng như sự vận hành nhịp nhàng của chúng.
Dưới đây xin liệt kê các yếu tố cần cho sự hành kinh bình thường ở phụ nữ:
- Đường sinh dục bình thường, thông suốt từ buồng tử cung, kênh cổ tử cung, cổ tử cung, âm đạo, âm hộ.
- Nội mạc tử cung phát triển bình thường qua giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn chế tiết - do 2 loại hormone buồng trứng Estrogen và Progesterone (từ nang noãn ở buồng trứng tiết ra) kích thích.
- Nang noãn buồng trứng phát triển bình thường qua các giai đoạn tăng trưởng, phóng noãn (rụng trứng), thành lập hoàng thể. Tế bào của nang noãn, qua các giai đoạn trên, chế tiết Estradiol và Progestérone. Để sự phát triển của nang noãn bình thường, cần có các hormones của thùy trước tuyến yên: - F.S.H ( Follicle stimulating hormone) và- L.H ( Luteinizing hormone)
- Sự chế tiết F.S.H và L.H ở thùy trước tuyến yên xảy ra bình thường được là nhờ chất GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) chế tiết từ vùng dưới đồi, qua hệ thống mạch máu cửa, đi vào thùy trước tuyến yên.
- Tất cả hệ thống các điều kiện bên trên được điều phối bởi một cơ chế sinh học vật lý và hóa học phức tạp, tác động từ những biến đổi nồng độ các hormones trong mạch máu lên các tế bào đích ở tử cung, buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi và các trung tâm thần kinh trung ương.
Rối loạn hay sự không đồng bộ ở bất kỳ một cơ quan nào đều dẫn đến hiện tượng vô kinh. Trong đó nguyên nhân có thể đến từ sự bất thường trong chính cơ thể người bệnh (tử cung dị dạng, u nang buồng trứng...) hay do các yếu tố ngoại lai (stress, thuốc tránh thai...).
Theo tôi, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản để được thăm khám, cũng như tiến hành các cận lâm sàng cần thiết như siêu âm, xét nghiệm máu. Bằng với những thăm khám và xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây ra hiện tượng vô kinh và tư vấn những phương pháp điều trị thích hợp.
Thân ái.
BS Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Trẻ mắc đủ thứ bệnh vì nghiện núm vú giả Trẻ có thói quen ngậm núm vú giả trong thời gian dài có khả năng mắc những bệnh như viêm tai giữa, chậm nói, lệch khớp cắn... Các bác sỹ nhi khoa khuyên các bố mẹ không nên lạm dụng núm vú giả, không cho con ngậm núm vú giả nhiều giờ trong một ngày. Điều đó có thể nguyên nhân của rất...