17 người chết trong vụ Mỹ không kích Syria, vì sao ông Biden quyết định ra tay?
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh không kích các nhóm dân quân tại Syria từng tấn công căn cứ của Mỹ ở Erbil ( Iraq) tháng này. Vụ tấn công mới nhất của Mỹ được cho khiến 17 chiến binh ủng hộ Iran thiệt mạng.
Một mái nhà bị hư hại tại Erbil sau loạt tấn công bằng rocket tuần trước – Ảnh: REUTERS
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh), đã có 17 chiến binh ủng hộ Iran thiệt mạng trong vụ không kích vừa xảy ra tại Syria.
Theo báo New York Times, ngày 25-2 Washington đã tiến hành cuộc không kích quy mô nhỏ nhằm vào một nhóm các tòa nhà ở miền đông Syria.
Theo Lầu Năm Góc, mục tiêu bị tấn công là những cấu trúc của nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn. Nhóm này từng tiến hành các cuộc tấn công gần đây nhằm vào quân đội Mỹ và các nhân viên làm việc cho quân đội Mỹ tại Iraq.
Phát biểu với các nhà báo đang tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III tại California, ông John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, cho biết các cuộc không kích do Tổng thống Joe Biden chỉ đạo nhằm đáp trả những vụ tấn công gần đây xảy ra với quân đội Mỹ tại Iraq, cũng như để ngăn chặn các nguy cơ an ninh đang đe dọa quân nhân Mỹ và quân nhân của liên minh do Mỹ chỉ huy tại đó.
Trước đó, trong tháng này, một vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một sân bay ở thành phố Erbil, phía bắc Iraq, đã làm một nhân viên dân sự làm việc cho Mỹ thiệt mạng và sáu người khác bị thương, trong đó có một quân nhân Mỹ và bốn nhân viên dân sự khác của Mỹ.
Theo báo New York Times , các quan chức Mỹ cho biết cuộc không kích ngày 25-2 chỉ là một cuộc tấn công nhỏ mang tính thị uy và răn đe. Theo đó, chỉ một quả bom được ném xuống nhóm các tòa nhà nằm ở vùng biên giới giữa Syria và Iraq. Các tòa nhà này được dùng làm nơi điều động dân quân ra/vào Syria.
Cuộc tấn công cũng xảy ra ở phía bên biên giới Syria để tránh những phản ứng ngoại giao từ Chính phủ Iraq.
Theo nhiều quan chức Mỹ chia sẻ với tờ New York Times , Lầu Năm Góc đã đệ trình nhiều nhóm mục tiêu tấn công lớn hơn nhưng Tổng thống Joe Biden đã chọn nhóm mục tiêu nhỏ nhất.
“Các cuộc không kích của Mỹ ngày 25-2 “phá hủy chính xác nhiều cơ sở cấu trúc nằm ở chốt kiểm soát biên giới do một số dân quân được Iran hậu thuẫn sử dụng, trong đó có các nhóm Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada”, ông Kirby nói.
“Phản ứng quân sự này được tiến hành đồng thời với các biện pháp ngoại giao, trong đó có cả việc tham vấn với các đối tác trong liên minh”, ông Kirby tiếp.
“Cuộc tấn công gửi đi một thông điệp rõ ràng: Tổng thống Biden sẽ hành động để bảo vệ nước Mỹ và các quân nhân của liên minh” – thư ký báo chí Lầu Năm Góc nói.
Ông Kirby cũng nói thêm, đòn trả đũa lần này của Mỹ chỉ nhằm trừng phạt những kẻ đã gây ra cuộc tấn công bằng rocket, không có ý làm gia tăng căng thẳng với Iran.
Nga công bố video UAV không kích phiến quân Syria
UAV vũ trang Orion thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tấn công vị trí của phiến quân Syria, song chưa rõ loại vũ khí được dùng.
Kênh Channel One của Nga ngày 21/2 chiếu phóng sự 12 phút về các công nghệ máy bay không người lái (UAV) của quân đội nước này, bao gồm mẫu Okhotnik sử dụng động cơ phản lực và Orion. Video cho thấy UAV Orion dường như cất cánh từ căn cứ không quân T-4 tại tỉnh Homs ở Syria, lắp một số vũ khí hạng nhẹ trên giá treo dưới cánh và có thể tham các chiến dịch không kích ở khu vực phía đông nước này.
Thân chiếc UAV Orion trong video được sơn họa tiết ngụy trang kiểu sa mạc cùng 38 ngôi sao đỏ tượng trưng cho số lần xuất kích, trong đó gồm 20 nhiệm vụ trinh sát, 17 nhiệm vụ không kích và một nhiệm vụ không xác định.
Video cho thấy chiếc Orion xác định được mục tiêu là "kho vũ khí của lực lượng khủng bố" trong điều kiện trời nhiều mây, trước khi khai hỏa tiêu diệt. Chiếc UAV cũng thực hiện nhiệm vụ tấn công trong đêm, phi công điều khiển sử dụng camera thông thường và ảnh nhiệt trên máy bay để xác định mục tiêu.
UAV vũ trang Orion của Nga thực chiến tại Syria. Video: Pervyy Kanal.
Người dùng Twitter obretix nhận định video trên có thể được quay vào khoảng tháng 12/2017-4/2019, trùng thời điểm quân đội Nga được cho là thử nghiệm một số khí tài tại Syria. UAV Orion có thể không kích một số tòa nhà tại khu vực ven thành phố Al-Mukharram và một số địa phương khác ở miền trung Syria.
Channel One cho biết Orion có thể mang bom dẫn đường laser và một số vũ khí chính xác khác, song Nga vẫn giữ bí mật về chúng và làm mờ hình ảnh trong video. Đoạn video cho thấy chiếc UAV có thể phóng rocket hoặc tên lửa hạng nhẹ và thả bom, có thể là loại FAB-50 với trọng lượng khoảng 50 kg.
Sergei Tyugay, phó trưởng bộ phận máy bay không người lái thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Vũ trụ Nga, cho biết Orion đã cho thấy khả năng "không chỉ thành công mà còn có thể sống sót" trong thực chiến.
38 sao đỏ tượng trưng cho các nhiệm vụ của UAV Orion tại Syria. Ảnh: Pervyy Kanal.
Quân đội Nga nhận ba UAV Orion vào tháng 4/2020, song sau đó yêu cầu bổ sung một số thứ không nằm trong thông số kỹ thuật ban đầu, Tyugay cho biết. Ba chiếc UAV này sau đó được trả lại cho nhà máy để điều chỉnh, có thể liên quan đến động cơ do Nga sản xuất. Những chiếc UAV Orion tiếp theo dự kiến được trang bị động cơ mới.
UAV vũ trang Orion do hãng Kronshtadt phát triển, cất cánh lần đầu năm 2017 và được giới thiệu năm 2019. Mẫu UAV này có thể mang 4 bom dẫn đường hoặc 4 tên lửa, với trọng tải 200 kg, tầm hoạt động 250 km, thời gian hoạt động 24 tiếng và có thể đạt vận tốc tối đa 200 km/h.
Mỹ phẫn nộ với vụ tấn công rocket tại Iraq Ngoại trưởng Mỹ Blinken lên án vụ tấn công nhằm vào sân bay quốc tế Erbil, kêu gọi điều tra và trừng phạt những kẻ chịu trách nhiệm. "Chúng tôi phẫn nộ vì vụ tấn công rocket ở khu vực tự trị của người Kurd tại Iraq. Tôi đã liên lạc với lãnh đạo Masrour Barzani để thảo luận về sực việc và...