17 Bộ trưởng chuẩn bị giải trình
Theo sự phân công của Thủ tướng, nhiều Bộ trưởng và thành viên Chính phủ sẽ chuẩn bị báo cáo trước Quốc hội.
Ngày 2/10, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản phân công các Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình bày và xem xét tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII khai mạc vào ngày 22/10 tới.
Theo sự phân công của Thủ tướng, 17 thành viên của Chính phủ sẽ chuẩn bị các nội dung cần thiết để báo cáo, trình trước Quốc hội. Danh sách các Bộ trưởng và nội dung báo cáo cụ thể như sau:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn bị, trình Báo cáo về tình hình quốc phòng năm 2012 chuẩn bị phần Báo cáo về công tác thi hành án trong lực lượng quân đội năm 2012 Dự án Luật Giáo dục quốc phòng – an ninh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị, trình Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013 Dự án Luật Đầu tư công, mua sắm công phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác chuẩn bị, trình Báo cáo về việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế – xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Công an chuẩn bị Báo cáo về tình hình an ninh năm 2012 Báo cáo về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012 Dự án Luật Phòng, chống khủng bố chuẩn bị phần Báo cáo về công tác thi hành án trong lực lượng công an năm 2012.
Video đang HOT
Nhiều thành viên Chính phủ sẽ báo cáo tại kỳ họp Quốc hội sắp tới
Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị, trình: Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012 dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 Báo cáo về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2013 Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012 Báo cáo về nợ công Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chuẩn bị Báo cáo chung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013 và Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Các báo cáo này sẽ do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày tại kỳ họp Quốc hội tới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp được giao chuẩn bị, trình Báo cáo về công tác bồi thường của Nhà nước Dự án Luật Hòa giải cơ sở Dự án Luật Thủ đô phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư…
Báo cáo về tình hình thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu, công trình thủy điện Sơn La và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ do Bộ trưởng Bộ Công Thương chuẩn bị, trình.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chuẩn bị, trình Báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2012.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan khác chuẩn bị, trình Báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị, trình.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị, trình Dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chuẩn bị Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất bản (sửa đổi).
Dự án Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai sẽ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị, trình.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuẩn bị, trình Dự án Luật Việc làm.
Báo cáo về tình hình xây dựng Nhà Quốc hội sẽ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng chuẩn bị, trình.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị, trình Báo cáo về tình hình thực hiện công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh và Báo cáo về tình hình an toàn giao thông.
Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị, trình Báo cáo của Chính phủ về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2012 Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị, trình Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai…
Theo 24h
Giám sát quản lý đất đai, tài sản công: 45 dự án chậm tiến độ
Sau khi kết thúc đợt giám sát, trong đó có giám sát trực tiếp tại 8 quận, huyện và 3 sở, ngành về tình hình quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công trên địa bàn, ngày 14-9, đoàn giám sát Thường trực HĐND TP Hà Nội đã làm việc với UBND TP liên quan đến nội dung này.
Theo đoàn giám sát HĐND TP, trong những năm qua công tác quản lý đất đai, tài sản công trên địa bàn Thủ đô được thành phố quan tâm chỉ đạo, đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất và cho thuê nhà chuyên dụng thuộc sở hữu của nhà nước ở thành phố vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Tại 8 quận, huyện mà đoàn giám sát trực tiếp, từ năm 2009 đến nay có 45 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, có dự án để hoang hóa nhiều năm...
Tính chung toàn thành phố, dự án vi phạm quyền sử dụng đất được giao, cho thuê rất nhiều nhưng số buộc thu hồi lại ít, gây lãng phí quỹ đất. Về việc quản lý quỹ nhà chuyên dụng, thành phố vẫn duy trì chế độ thuê nhà bao cấp, mức giá là 80.000đồng/m2 áp dụng từ năm 2008 đến nay chưa được điều chỉnh là rất thấp, chưa sát giá thị trường. Vì giá cho thuê thấp nên những đơn vị được thuê cho người khác thuê lại với giá cao để hưởng chênh lệch, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước...
Tại hội nghị, lãnh đạo UBND TP và đại diện các sở, ngành đã trao đổi, giải trình một số nội dung xoay quanh dự thảo kết luận của đoàn giám sát. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho biết, quản lý đất đai là một nội dung vô cùng quan trọng và phức tạp, đặc biệt khi Hà Nội có một nguồn lực đất đai và sở hữu tài nguyên lớn. UBND TP cơ bản thống nhất với dự thảo kết luận của đoàn giám sát HĐND TP nhưng cũng đề nghị HĐND TP cân nhắc một số kết luận bởi những tồn tại trong vấn đề thu hồi đất, cho thuê đất, gia hạn đất... có cả nguyên nhân khách quan.
Bên cạnh những kết quả tích cực mà thành phố đã làm được trong lĩnh vực quản lý này, thành phố cũng thẳng thắn nêu lên nhiều tồn tại mà thành phố đang gặp phải như: nhiều dự án sử dụng đất kém hiệu quả, chậm đầu tư xây dựng và để hoang hóa (việc xử lý vi phạm thiếu kịp thời sử dụng đất đai khu vực chưa có quy hoạch, ngoài đê, nông lâm trường, trạm trại, đất cơ quan trung ương, quân đội chưa có cơ chế kiểm tra, quản lý các huyện ngoại thành lại phát sinh lấn chiếm đất nông nghiệp... Ngoài nguyên nhân khách quan cũng không thể phủ nhận lỗi chủ quan do ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ đầu tư thấp, năng lực quản lý nhà nước, công tác tham mưu của chính quyền các cấp, các sở, ngành chưa quyết liệt.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP, qua kiến nghị của đoàn giám sát HĐND TP, trên tinh thần tiếp thu, trong thời gian tới thành phố sẽ làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn công tác quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, kể cả người sử dụng cũng như cấp quản lý để xảy ra vi phạm. UBND TP sẽ giải quyết từng vấn đề cụ thể theo đề xuất của HĐND TP như có cơ chế chính sách với quỹ nhà cho thuê, dự án vi phạm... và sẽ báo cáo kết quả với HĐND TP.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn Giám sát cho biết, sẽ ghi nhận các ý kiến giải trình của thành phố để sớm hoàn thiện bản kết luận giám sát. Theo bà Ngô Thị Doãn Thanh, đây là nhiệm vụ chung của cả HĐND, UBND, của toàn thể thành phố nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.
Theo ANTD
Chưa đóng cửa bến xe Lương Yên Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi vừa có chỉ đạo Sở GTVT có trách nhiệm hướng dẫn Công ty lương thực cấp I Lương Yên tiếp tục duy trì hoạt động ổn định bến xe khách Lương Yên trong giai đoạn chưa triển khai dự án tại số 3 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng. Sở QH-KT phải...