16 triệu dân đối mặt với cảnh băng giá, Anh mở hàng nghìn ‘ngân hàng sưởi ấm’
Chi phí năng lượng và lạm phát vốn leo thang sau đại dịch COVID-19 kết thúc đã tăng vọt kể từ khi Anh quyết định cắt đứt nguồn nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào đầu năm nay.
Trong khi đó, dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ có thể giảm xuống tới -10 độ C tại một số nơi ở Anh trong tuần tới.
Khoảng 16,4 triệu người ở Anh không đủ khả năng sưởi ấm trong mùa đông này. Ảnh: AFP
Khoảng 3.300 không gian công cộng như nhà thờ, thư viện, tổ chức cộng đồng trên khắp nước Anh sẵn sàng đón tiếp người dân đến tránh rét trong bối cảnh hơn 16 triệu người nước này đối mặt với tình cảnh “đói nhiên liệu” vào mùa đông.
Theo dự báo của Dịch vụ Thời tiết Met Office, nhiệt độ có thể giảm xuống tới -10 độ C tại một số nơi ở Anh trong tuần tới. Tình trạng băng đá được dự báo xảy ra trên khắp miền Nam nước Anh trong 2 ngày 11-12/12, với tuyết rơi có khả năng đổ bộ vào khu vực phía Đông Nam.
Là một sáng kiến của tổ chức Chiến dịch Hơi ấm Chào đón, hàng nghìn không gian công cộng có lò sưởi hoạt động mở cửa cho những người muốn tìm đến hơi ấm trong mùa đông giá lạnh. Thậm chí một số địa điểm còn cung cấp trà miễn phí và không gian để làm việc. Theo một bài viết của tờ The National đăng ngày 10/12, nhiều nơi đã kín chỗ một nửa.
Video đang HOT
“Chúng ta đang hướng tới thời điểm khủng hoảng trong mùa đông này khi đối mặt với lạm phát năng lượng và nhiên liệu. Mọi người sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt giữa thực phẩm và không gian ấm áp. Việc tạo ra những không gian có lò sưởi sẽ là một điều vô cùng cần thiết”, nhà hoạt động Cơ đốc giáo Carl Beech tuyên bố trên website của tổ chức.
Dẫn số liệu từ tổ chức End Fuel Poverty Coalition, khoảng 16,4 triệu người ở Anh sẽ không đủ khả năng sưởi ấm trong mùa đông này, trong khi đó cứ 10 ca tử vong vào mùa đông thì có 1 ca là do khủng hoảng năng lượng.
Chi phí năng lượng và lạm phát – vốn leo thang kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc – đã tăng vọt kể từ khi Vương quốc Anh quyết định cắt đứt nguồn nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào đầu năm nay. Nhiều nước EU cũng hứng chịu tình cảnh tương tự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã dẫn khối hướng tới sự sụp đổ năng lượng toàn cầu.
Pháp: Giá rét sắp thử thách mạng lưới điện, hơn 60% dân số bị ảnh hưởng bởi việc thiếu điện
Nhiệt độ dự kiến xuống gần bằng 0 trong những ngày tới sẽ thách thức khả năng phục hồi của hệ thống lưới điện Pháp.
Để đối phó với nguy cơ thiếu điện, ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên, dự kiến ảnh hưởng tới hơn 60% dân số.
Đường dây tải điện nối từ các tháp làm mát trong nhà máy điện hạt nhân Tricastin ở Saint-Paul-Trois-Chateaux, Pháp ngày 21/11/2022. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, đầu năm 2022, công ty điện lực EDF của Pháp đã chứng kiến sản lượng điện của mình giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm do lò phản ứng hạt nhân nhiều lần ngừng hoạt động. Đội ngũ nhân viên đang chạy đua với thời gian để đảm bảo động cơ chạy hết công suất, phục vụ người dân trong điều kiện giá rét mùa đông.
Jean-Paul Harreman, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng EnAppSys, cho biết so với các nước châu Âu khác, Pháp dễ bị tổn thương hơn trước cuộc khủng hoảng năng lượng do điện hạt nhân sẵn có bị hạn chế và nhu cầu đặc biệt nhạy với sự thay đổi của nhiệt độ.
Sau tháng 11 với khí hậu ôn hòa, Pháp bước vào tháng 12 với nhiệt độ giảm đột ngột và duy trì ở mức gần 0 độ C sang tuần sau.
Mặc dù vậy, ứng dụng cảnh báo EcoWatt của RTE, mà chính phủ đang kêu gọi người dân tải xuống để được cảnh báo về nguy cơ cắt điện, vẫn đang hiển thị màu xanh ổn định.
Theo Giám đốc Harreman nói, Pháp đang tiến tới những hạn chế về hoạt động nhập khẩu điện. Bên cạnh đó, lượng điện tiêu thụ dự kiến đạt đỉnh 80 GW vào ngày 12/12 tới khi nhiệt độ tiếp tục giảm sâu.
Các bộ trưởng đã cảnh báo về khả năng mất điện trong trường hợp cung cầu chênh lệch quá lớn. Ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên kể từ đầu năm 2023 để đối phó với nguy cơ thiếu điện.
Theo EDF, từ tháng 1/2023, việc cắt điện sẽ thực hiện luân phiên theo từng khu vực và thời điểm cụ thể, bao gồm cả các khung giờ cao điểm từ 8h - 13h hay từ 18h - 20h.
Tình trạng mất điện sẽ không kéo dài quá 2 giờ đồng hồ và được thông báo trước. Ước tính việc cắt điện luân phiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 60% người dân Pháp.
Nhà khai thác viễn thông Orange cho biết trong trường hợp một số vùng bị cắt điện kéo dài, đường dây liên lạc khẩn cấp có thể không thực hiện được và Liên đoàn Ngân hàng Pháp (FBF) thừa nhận các máy rút tiền sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một tuyên bố trấn an người dân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên kênh truyền hình TF1 ngày 5/12: "Điều đầu tiên là không được hoảng sợ. Việc chính phủ chuẩn bị cho những tình huống cắt điện vài giờ mỗi ngày nếu không có đủ điện là điều không thể tránh khỏi".
Công ty điện lực mới đây bày tỏ lo ngại những nỗ lực tiết kiệm điện của các gia đình sau khi được chính phủ vận động chỉ giảm được 1% lượng điện tiêu thụ so với trước.
Nhiều nhà thờ ở Đan Mạch phải hủy bỏ các hoạt động do khủng hoảng năng lượng Nhiều nhà thờ trên khắp Đan Mạch đã buộc phải hủy bỏ các buổi lễ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá khí đốt cao gấp 5 lần. Nhà thờ Blavand, Đan Mạch. Ảnh: Flickr Theo đài Sputnik (Nga), tại giáo phận Lolland-Falster, tất cả 108 nhà thờ đã phải trì hoãn hoặc hủy bỏ các hoạt động để tiết...