16 tổ chức phi chính phủ kêu gọi ASEAN và LHQ hành động
Liên minh 16 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (TCPCPNN) đã ra tuyên bố đề nghị Liên hợp quốc và ASEAN có các biện pháp nhằm chấm dứt xung đột ở Biển Đông.
Sáng 13/5/2014, tại Hà Nội, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp Hữu nghị) đã tổ chức buổi họp chia sẻ thông tin với các TCPCPNN về tình hình Biển Đông dưới sự chủ trì của ông Phan Anh Sơn, đại diện Lãnh đạo Liên hiệp Hữu nghị.
Tham dự buổi họp có khoảng 300 đại biểu, gồm đại diện lãnh đạo Liên hiệp Hữu, đại diện các ban/đơn vị trong Liên hiệp Hữu nghị, đại diện từ các TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam và các cơ quan báo chí, đài truyền hình trong và ngoài nước.
Diễn giả/nhà bình luận tham dự buổi chia sẻ thông tin có ông Lê Thanh Sơn, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Ông Lê Văn Cương, Nhà phân tích quan hệ quốc tế, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao và ông Nguyễn Vũ Tùng, Viện biển Đông.
Các diễn giả tham dự cuộc họp sáng ngày 13/5
Tại buổi họp, cộng đồng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng biển Việt Nam và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế trước hành động leo thang của Trung Quốc, kiên trì thúc đẩy đàm phán trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời ra tuyên bố đề nghị Liên hợp quốc và ASEAN có các biện pháp nhằm chấm dứt xung đột ở biển Đông.
Các tổ chức phi chính phủ cho rằng Việc Trung Quốc rút hết giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam sẽ góp phần làm ổn định môi trường hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Bản tuyên bố nêu rõ, “Trong bất kỳ cuộc xung đột nào, hàng triệu người nghèo và những người yếu thế tại nước có xung đột luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất, trong đó có Việt Nam khi mà chính phủ đang nỗ lực hết sức để xóa đói giảm nghèo và tạo những cơ hội mới cho người nghèo sau nhiều năm chiến tranh.”
“Chúng tôi kêu gọi Ban thư ký ASEAN và Liên Hiệp Quốc ra thông cáo để yêu cầu chấm dứt sự xung đột ở biển Đông cũng như cử các đoàn xác minh để thu thập thông tin và gợi ý giải pháp giải quyết xung đột.”
Các TCPCPNN cũng kêu gọi người dân và các tổ chức xã hội của ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam cung cấp thông tin khách quan về vụ xung đột đang diễn ra đồng thời huy động người dân bảo vệ quyền sống trong hòa bình của mình.
Video đang HOT
Cuộc họp thu hút đông đảo đại diện của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam
Một đại diện từ Hội Emis France Việt Nam, một tổ chức nhân đạo xã hội tập hợp chủ yếu các công dân Pháp gốc Việt yêu nước với mục tiêu kết nối tình hữu nghị Việt-Pháp, cho biết bà chủ tịch hội đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp để chia sẻ thông tin và cực lực phản đối phía Trung Quốc, đồng thời đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và tàu chiến ra khỏi khu vực thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng như kêu gọi các tổ chức quốc tế khác ủng hộ Việt Nam.
Bà Kim Young Shin, Phó Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt-Hàn, rất chia sẻ với Việt Nam trong hoàn cảnh này. Bà cũng cảm ơn các bài phát biểu tại buổi họp đã giúp người nước ngoài có thêm thông tin về hành vi sai trái của Trung Quốc. Theo bà, để thúc đẩy hiệu quả của hoạt động kêu gọi ủng hộ của cộng đồng quốc tế và phổ biến thông tin, Việt Nam nên thành lập trang web riêng bằng nhiều thứ tiếng để tập hợp ý kiến ủng hộ và phổ biến thông tin nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng quốc tế hiểu lập trường của Việt Nam.
Nam Hằng
Theo Dantri
Giàn khoan HD981 là bước đầu kế sách "tằm ăn"... TQ thâu tóm Biển Đông
Trung Quôc đang thưc hiên kê sach tăm ăn bằng viêc ngang nhiên đưa gian khoan HD981 xâm pham vung Biên thuôc quyên chu quyên cua Viêt Nam.
Dư luận đang lên án mạnh mẽ về hành động của Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 và hàng chục tàu, bè máy bay hộ tống xâm phạm vùng Biển chủ quyền của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là rất nguy hiểm, gây mất an ninh trên Biển Đông, khu vực giao thương nhộn nhịp của thế giới.
Hành động của Trung Quốc đã khiến cho sự nỗ lực của Việt Nam nói riêng, các nước Asean nói chung trong việc tháo gỡ các vấn đề nhạy cảm trên Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp.
Xin đăng nguyên văn ý kiến của Luật sư Lê Thanh Sơn, thuộc Văn phòng luật AIC trong chương trình Sự kiện & Bình luận được phát sóng trên VTV.
Trung Quốc đang thực hiện kế sách "tằm ăn"
Trả lời về kế sách mà Trung Quốc đang thực hiện cũng như chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với Hoàng Sa, Luật sư Lê Thanh Sơn nói: Theo lịch sử trước đây, chúng ta có rất nhiều chứng cứ chứng minh rất cụ thể từ thời các thế kỷ trước, thời vua nhà Nguyễn cách đây hàng 300 năm, thậm chí còn xa hơn nữa đã có những chứng cứ để xác định rằng, quyền chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Quay lại thời gian gần đây, đặc biệt khi Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò. Theo luật sư Sơn, thứ nhất, theo quy định của công ước luật Biển năm 1982, ngoài đường cơ sở ra thì tiếp đó đến phần lãnh hải (12 hải lý, xác định từ đường cơ sở), sau đó từ đường đó kéo dài ra 200 hải lý, có nghĩa rằng vùng 200 hải lý (tính từ đường cơ sở kéo dài ra) chính là vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, lãnh thổ đó.
Đối với những bãi san hô, bãi đảo hoặc những cái không được coi là đảo (tức là những đảo không có người sinh sống) thì không được coi là đảo, từ đó không thể xác định được lãnh hải. Nhưng Trung Quốc đang cố gắng làm những việc đó, biến những cái không thể thành có thể và họ đang biến sai công ước luật Biển 1982.
Trong vấn đề này, giàn khoan HD981 của Trung Quốc đặt ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sâu vào 80 hải lý và chỉ cách bờ biển của chúng ta có 110 hải lý. Như vậy, giàn khoan HD981 đã nằm sâu vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Điều nguy hiểm hơn, giàn khoan HD981 của Trung Quốc là một giàn khoan di động, ngày hôm nay có thể nằm ở vị trí đó nhưng ngày mai có thể tiến sâu hơn chỉ cách bờ biển Việt Nam có 20 hải lý, hoặc 25 hải lý, đó là điều chúng ta không thể lường trước được.
Chính vì đây là chính sách theo kiểu "tằm ăn" của Trung Quốc, họ đang lợi dụng sức mạnh của mình. Nhưng không phải vậy mà Trung Quốc trà đạp được lên luật pháp quốc tế, họ trà đạp lên tất cả những gì mà chính họ đã thấy, họ là một thành viên của công ước luật Biển 1982, họ đang vi phạm những gì mà họ đã ký kết.
Việt Nam tận dụng lợi thế như thế nào trong việc đàm phán và tranh chấp?
Lợi thế của Việt Nam là cơ sở pháp lý, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981, Luật sư Lê Thanh Sơn phân tích: "Điểm thứ nhất: Việt Nam đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhưng vẫn hạn chế và chưa thực hiện hết. Trên thực tế, chúng tôi chưa nhận thấy sự phản ứng của cấp Nhà nước là 1; thứ 2 Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn vì lẽ phải đang thuộc về phía Việt Nam chúng ta, chúng ta phải giữ được sự kiên nhẫn.
Điểm thứ 2: Việt Nam tránh manh động, để không rơi vào sự hỗn loạn. Chúng ta cần phải bình tĩnh, tỉnh táo và đi đúng mục đích của Liên Hợp Quốc và của chúng ta đang theo đuổi là hòa bình, đấu tranh trên cơ sở là luật pháp quốc tế.
Để làm được như trên chúng ta cần phải thực hiện 2 vấn đề: Trong nội bộ Việt Nam và quốc tế.
Đối với quốc tế, Nhà nước cần phải có văn bản để trình lên chính thức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, yêu cầu xem xét về vấn đề này (điều này thuộc cấp Nhà nước). Tiếp đó, chúng ta cần có tiếng nói cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ tất cả các trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ nói và chưa đưa ra những lợi thế mà chúng ta đang có.
Muốn làm được như trên, chúng ta cần phải tập hợp tất cả các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực hiểu rõ được điều đó. Phải cho họ hiểu hai vấn đề:
Thứ nhất, vùng Biển Việt Nam là lợi ích không phải là riêng của quốc gia Việt Nam, mà còn là lợi ích của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Mỹ...
Thứ 2, Việt Nam là cửa ngõ để đi xuống phía Nam, vì vậy Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, giống như một cánh cửa nhỏ để Trung Quốc đi qua và gây ảnh hưởng tiếp các phần phía sau. Các nước trong khu vực cần phải nhận thức được điều đó.
Vai trò của Việt Nam rất quan trọng, là làm sao để cho các nước hiểu được âm mưu nguy hiểm của Trung Quốc đang muốn thực hiện.
Thứ 3, thúc đẩy tất cả các tổ chức trên thế giới và các lực lượng trên thế giới lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ, bởi hiện nay ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây hấn với rất nhiều nước không chỉ riêng gì Việt Nam chúng ta (Nhật Bản, Hàn Quốc...), niềm tin của thế giới đối với Trung Quốc đang suy giảm một cách đáng kể, cả thế giới không có niềm tin với Trung Quốc trong vấn đề này.
Đối với nội bộ Việt Nam, chúng ta cần có sự đoàn kết, có sự định hướng thống nhất tập trung vào một con đường duy nhất thì chúng ta không ngại ngần vấn đề này.
Việt Nam cần tuyên truyền cho các ngành các cấp, cho nhân dân để làm cho thành phần các cấp trong nước ta đều quan tâm đến vấn đề này, để họ hiểu rõ được rằng chúng ta đang chính nghĩa, chúng ta đang làm việc đúng.
Vận động tất cả các tổ chức quốc tế nếu có được các cơ sở pháp lý hoặc có những tài liệu chứng cứ có lợi để phục vụ cho công tác chuẩn bị của chúng ta.
Chúng ta sẵn sàng cho phương án cuối cùng, là thách đố Trung Quốc bằng một vụ kiện. Việc Trung Quốc từ trối vụ kiện thì đó là một bước thua, một bước thụt lùi trước công luận và luật pháp quốc tế.
Theo Kiên thưc/VTV
Bắt xe tải chở gần 7m3 gỗ lậu trong đêm khuya Thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đang tiến hành các thủ tục để xử lý vụ vận chuyển gần 7m3 gỗ vừa bị phát hiện và bắt giữ vào sáng 22/3. Chiếc xe và toàn bộ số gỗ đã được các cơ quan chức năng thu giữ để tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của...