16 thực phẩm mẹ ăn để nhiều sữa cho con
Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết.
Làm mẹ là một “thành tựu” suốt đời hay đúng hơn là bạn có thể coi đó như là một “trách nhiệm” suốt đời! Ngay khi sinh con, việc các mẹ quan tâm đầu tiên bao giờ cũng là có đủ sữa cho con không và làm sao để có nhiều sữa cho con.
Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều calo là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc cho con bú.
Có một số thực phẩm bao gồm phytoestrogen, thuốc an thần thực vật tự nhiên, sterol thực vật, saponin và tryptophan và là nguồn cung cấp phong phú các khoáng chất và cân bằng tốt các chất béo đảm bảo chức năng hoạt động tối ưu của các tế bào và thần kinh, giúp kích thích tuyến sữa và sản sinh sữa nhiều hơn.
Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi sau:
Thì là (Saunf): Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.
Cỏ cà ri (Methi): Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.
Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.
Hạt mè (Til): Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.
Video đang HOT
Mơ (Khubani): Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.
Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.
Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.
Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.
Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.
Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.
Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.
Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.
Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.
Chất béo và dầu: Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa…
Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.
Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.
Theo PNO
Bệnh thường gặp ở 'núi đôi' khi cho con bú
Viêm tuyến sữa cấp tính là bệnh thường gặp phải trong thời gian cho con bú. Vì sao lại bị bệnh này, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến vú như thế nào?
Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, có con lần đầu, cháu được 5 tháng tuổi. Tôi cho cháu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tuy nhiên thời gian gần đây tôi hay bị viêm sưng một bên vú vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho con bú hàng ngày. Tôi xin hỏi có cách nào để hạn chế tình trạng này.
Trả lời:
Với các biểu hiện mà bạn nêu, nhiều khả năng đây là loại bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, loại bệnh này thường xảy ra ở thời kỳ phụ nữ cho con bú.
Bệnh viêm tuyến sữa cấp tính có biểu hiện lâm sàng đa dạng, nói chung có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: biểu hiện chủ yếu là sưng cục bộ bên vú bị viêm, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp trong thời kỳ đang cho con bú.
Giai đoạn 2: vú sưng, nóng, đỏ, đau tăng, thân nhiệt tăng, sốt kéo dài. Lúc này trong tuyến sữa đã có mủ.
Giai đoạn 3: Mưng mủ và chín, da vỡ loét, chảy mủ.
Cách điều trị
Nếu bệnh còn trong giai đoạn đầu, lúc này nên cố gắng thải thật nhanh số sữa ứ đọng bằng cách là nặn bằng tay hoặc dùng dụng cụ hút sữa. Ngoài ra có thể đắp ở ngoài bằng thuốc đông dược như Bồ công anh, Địa đinh hoa tím giã nát. Ở giai đoạn này vẫn có thể cho bé bú được.
Nếu bệnh không thuyên giảm mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo, lúc này cần sớm gặp bác sỹ để được khám, chẩn đoán và cho thuốc điều trị; lúc này không nên cho bé bú sữa mẹ mà nên nuôi bé bằng sữa ngoài, khi mẹ khỏi viêm thì tiếp tục cho bé bú lại.
Để dự phòng ngừa bệnh này nên thường xuyên bảo đảm vệ sinh đầu vú, dùng vải gạc rửa đầu vú, khiến cho da vú chắc dai, không dễ bị nước bọt làm rách; cho bé bú đúng cách và đúng tư thế.
Nếu lượng sữa quá nhiều, bú một lần không hết, nên vắt hết sữa thừa tránh để ứ đọng dễ gây viêm. Khi đã có biểu hiện viêm, nên đến khám bác sỹ để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Tiền Phong
Vắt sữa mẹ - Làm sao cho đúng? Vì nhiều lý do trẻ không thể bú trực tiếp sữa mẹ trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bà mẹ cần lưu ý khi vắt sữa bằng tay cho trẻ. Vì sao mẹ phải tự vắt sữa? Có nhiều trường hợp bà mẹ phải vắt sữa để nuôi con. Đó là...