16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự – giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối vớichính sách quân sự của TQ trong tương lai.
Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.
16 nỗi sợ này gồm: Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loa; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.
1. Sợ bị phong toả bởi các đảo
Nhiều nhân vật trong Quân đội TQ lo ngại rằng TQ có thể dễ dàng bị một cường quốc bên ngoài phong toả dựa vào một dãy đảo trải dài từ Nhật đến Philippines trên đó rất dễ xây dựng công sự. TQ coi dãy đảo này là chướng ngại vật địa lý thiên nhiên chặn lối ra biển khơi của TQ-một điều kiện mà các nước xung quanh TQ đang tích cực khai thác.
Thật vậy, một cựu tham mưu trưởng hải quân Nhật đã từng huyênh hoang nói rằng tàu ngầm của TQ sẽ không thể lọt qua dãy đảo Ryukuy để ra vùng biển khơi của Thái Bình Dương lên phía Bắc hay Nam Đài Loan, hoặc qua Eo biển Bashi (luzon) mà không bị các lực lượng chống ngầm của Mỹ và Nhật phát hiện.
Các tác giả của những bài viết trên báo chí quân sự TQ thường đề cập sự cần thiết của việc huấn luyện, diễn tập và kế hoạch chiến dịch quân sự nhằm phá vỡ thế bị phong toả bởi các đảo. Một bài viết phân tích mang tính nghiên cứu về tác chiến hình dung bảy loại phương tiện thù địch mà tàu ngầm TQ sẽ phải khắc phục để phá vỡ hàng rào phong toả. Kẻ địch sẽ sử dụng một hệ thống phong toả chống TQ gồm các mạng chống ngầm, hệ thống thuỷ âm, thuỷ lôi ngầm, chiến hạm nổi, máy bay chống ngầm, tàu ngầm và vệ tinh trinh sát. Những sĩ quan TQ viết bài phân tích này dẫn ra mười bài nghiên cứu trước từ năm 1997 đến 2004 cũng đã đề cập việc ước tính lực lượng cần thiết như thế nào để phá vỡ thế bị phong toả do dãy đảo tạo ra.
Hải quân Trung Quốc tập trận hồi tháng 7
Video đang HOT
2. Sợ mất các nguồn tài nguyên biển
Một cái sợ khác về biển mà các tác giả TQ quan tâm là những nguồn tài nguyên quí giá bên trong ranh giới lãnh hải của TQ đang bị các cường quốc bên ngoài cướp đoạt do Hải quân TQ còn yếu, khiến sự phát triển tương lai của TQ bị đe doạ. Đã có nhiều đề xuất khác nhau nhằm cải thiện tình hình này. Trương Văn Mộc, vốn là một nhà nghiên cứu trong nhóm cố vấn của Bộ An ninh Nhà nước, thường nói:
“Hải quân gắn với sức mạnh biển của TQ, và sức mạnh biển gắn với sự phát triển tương lai của TQ. Tôi nhận thấy nếu một quốc gia không có sức mạnh biển thì sự phát triển không có tương lai”. Một bài viết đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế quân sự” năm 2005 cho rằng kinh tế đối ngoại của TQ, ngoại thương và
các thị trường ở hải ngoại của TQ “tất cả đều cần được bảo đảm bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh; nếu không, TQ có thể sẽ rơi vào thế bị động”.
3. Sợ bị chặn các đường giao thông trên biển
Nhiều bài viết trên báo chí TQ nói đến ngay có các đường giao thông trên biển của TQ dễ bị “cắt đứt”, đặc biệt là đường vận chuyển dầu lửa “có tầm quan trọng sống còn” qua Eo biển Malắcca. Những người hộ chủ trương xây dựng lực lượng hải quân biển xanh nêu lý do không an toàn của việc nhập khẩu năng lượng. Có người cho rằng các hạm đội Mỹ, Nhật và Ấn Độ kết hợp với nhau “tạo ức ép vô cùng lớn đối với đường vận chuyển dầu lửa của TQ”, nhưng cũng có người cho rằng “chỉ nước Mỹ có đủ sức mạnh và dám chặn đường vận chuyển dầu lửa của TQ”.
Tương tự như vậy, cuốn “Hướng dẫn Nghiên cứu lý luận chiến dịch”, một cuốn sách giáo khoa do các học giả trường Đại học Quốc phòng TQ viết năm 2001, đề cập nhiều tình huống có thể xảy ra về việc ngăn chặn và bảo vệ các đường giao thông trên biển”. Khoa học chiến dịch”, một tài liệu giáo khoa quan trọng khác, cũng do trường Đại học Quốc phòng biên soạn, bàn về việc bảo vệ các đường giao thông trên biển trong ấn bản năm 2006.
Một số tác giả coi đây là vấn đề cấp bách: “Về những vấn đề… cấm vận đường biển hay đường vận chuyển dầu lửa bị cắt đứt… TQ phải… &’sửa nhà trước khi trời mưa’ “. Những người ủng hộ chủ trương này dường như muốn nhanh chóng chuyển từ nỗ lực phát triển hải quân chủ yếu dựa vào tàu ngầm sang ưu tiên phát triển hải quân lấy tàu sân bay làm “nòng cốt”. Những người ủng hộ chủ trương bảo đảm an toàn cho các đường giao thông trên biển nhiều tham vọng nhất mong muốn lực lượng quân sự TQ có mặt trên toàn cầu.
4. Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ
TQ đã vạch kế hoạch chiến dịch đối phó với những tình huống bị xâm lược khác nhau trong một cuốn Điều lệ huấn luyện chỉ sử dụng trong quân đội; và một công trình nghiên cứu có ảnh hưởng do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc phòng, Viện Hàn lâm khoa học quân sự và các nhóm chuyên gia chiến lược hàng đầu khác tiến hành năm 2005 đã đánh giá những mặt dễ bị tổn thương của bảy đại quân khu, xem xét nhữung con đường khác nhau mà kẻ địch có thể tiến vào xâm lược TQ.
Trên cơ sở điều kiện địa lý của từng quân khu và những hành động xâm lược của các lực lượng nước ngoài trong lịch sử họ dự báo khả năng dễ bị tổn thương khi bị tiến công trên bộ trong tương lai, thậm chí xác định các nước láng giềng là những kẻ xâm lược tiềm tàng. Những thay đổi gần đây về cơ cấu lực lượng Quân giải phóng Nhân dân dường như nhằm nâng cao khả năng chống hành động xâm lược TQ trên bộ.
Theo Báo Đất Việt
Nữ kế toán "ôm" tiền công ty vì người yêu
"Vì người yêu bị u não, đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức nên em mới làm liều. Lúc hành động em không nghĩ đến hậu quả sau này...", nữ kế toán lừa đảo chiếm đoạt tiền của công ty nói.
Bùi Thị Thúy tại cơ quan điều tra
Ngày 10/9, Công an phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa bắt khẩn cấp đối tượng Bùi Thị Thúy (SN 1989, HKTT tại Xuân Kiên, Xuân Trường, Nam Định, tạm trú tại Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trước đó vào 19h30 ngày 9/9, Bùi Thị Thúy đến công an phường Quang Trung trình báo, Thúy là kế toán được công ty giao cho đi rút số tiền 49 triệu đồng ở ngân hàng MHB (chi nhánh 53, phố Tây Sơn, Đống Đa). Tuy nhiên, trên đường trở về đến ngã ba Tây Sơn - Hồ Đắc Di thì nữ kế toán này bị một người phụ nữ mặc áo chống nắng thôi miên, đánh thuốc mê rồi cướp đi túi sách màu đỏ đựng số tiền trên.
Sau khi nhận được thông tin, Công an phường Quang Trung đã báo cáo Công an quận Đống Đa phối hợp vào cuộc điều tra, dựng lại hiện trường.
Tuy nhiên, quả điều tra xác minh, cơ quan điều tra nhận thấy nội dung trình báo của Thúy có nhiều nghi vấn. Thúy được triệu tập đến cơ quan điều tra để làm rõ.
"Lời khai của Thúy không trùng khớp, nữ kế toán khai bị một phụ nữ mặc áo chống nắng cướp túi xách, nhưng lúc xảy ra vụ việc trời mưa. Hơn nữa, Thúy khai mất túi xách màu đỏ nhưng khi chúng tôi xuống nhà trọ của cô này thì thấy chiếc túi xách màu đỏ tương tự", một cán bộ điều tra cho hay.
Đấu tranh khai thác, Thúy vẫn lì lợm không khai nhận hành vi phạm tội của mình. Các trinh sát buộc phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và Thúy đã phải cúi đầu thừa nhận.
Theo lời khai của Thúy tại cơ quan điều tra, cô có người yêu cũ bị u não đang nằm điều trị tại bệnh viện Việt - Đức. Vì cần tiền giúp đỡ gia đình người yêu nên sau khi được công ty giao đi rút tiền, Thúy đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền trên.
"Vì người yêu bị u não, đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức nên em mới làm liều. Lúc hành động em không nghĩ đến hậu quả sau này...", nữ kế toán nói.
Tuy nhiên, theo cán bộ điều tra trực tiếp tham gia phá án cho hay, ngay sau khi rút được số tiền 49 triệu đồng, Thúy đã đến ngân hàng Agribank (ở số 2 Láng Hạ) lấy tên cô gái tên Hằng gửi 40 triệu đồng về cho mẹ ruột của Thúy là Mai Thị N., số tiền còn lại Thúy mang về phòng trọ cất giữ.
Khi được hỏi "em có ân hận vì việc làm của mình không?", Thúy không biểu lộ cảm xúc, trả lời rõ ràng: "Em không ân hận vì hành động giúp người yêu mà chỉ ân hận vì hành động bột phát, chiếm đoạt tiền của công ty. Nếu thời gian quay lại thì em sẽ giúp bạn em theo cách khác..."
Sau khi Thúy bị bắt, gia đình Thúy đã mang số tiền trên nộp lại cho cơ quan công an.
Trung tá Nguyễn Đức Khanh (trưởng Công an phường Quang Trung) khuyến cáo, từ vụ án này là một lời cảnh tỉnh cho các công ty trong công tác tuyển dụng và sử dụng nhân viên, đặc biệt là các vị trí quan trọng như thủ quỷ, kế toán. Bên cạnh đó, các gia đình cũng nên tăng cường giáo dục con em không nên để đồng tiền làm mờ mắt dẫn tới vi phạm pháp luật.
Trong chiều cùng ngày, Công an phường Quang Trung đã chuyển đối tượng và hồ sơ vụ án lên Công an quận Đống Đa để truy tố đối tượng trước pháp luật.
Theo_VnMedia
Miễn nhiều khoản thuế thu nhập cá nhân Từ 1-10-2013, Bộ Tài chính sẽ miễn thuế cho hàng loạt khoản thu nhập cá nhân. Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng, cha mẹ đẻ, những người có quan hệ ruột thịt trong gia đình... sẽ được miễn. Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do...