16 nhà băng an toàn nhất thế giới
Kinh tế châu Âu tăng trưởng ì ạch, chứng khoán Trung Quốc biến động, Hy Lạp thiếu tiền mặt và Argentina thì đang nặng nợ. Có vẻ như không có ngân hàng nào an toàn trong thời điểm này. Song theo Global Finance, nơi giữ tiền an toàn nhất bây giờ vẫn là đất Âu châu.
KfW của Đức là ngân hàng an toàn nhất thế giới – Ảnh: Reuters
Theo trang Business Insider hôm 14.9, tạp chí Global Finance vừa công bố Bảng xếp hạng Ngân hàng an toàn nhất thế giới. Dù nhiều diễn biến phức tạp trong tình hình kinh tế, châu Âu vẫn là nơi an toàn nhất để cất trữ vốn trong thời điểm này.
“Có một số thay đổi trong Bảng xếp hạng Ngân hàng an toàn nhất năm 2015, phản ánh sự biến động trong các thị trường mà nhiều ngân hàng đang hoạt động”, Tổng biên tập ấn phẩm Global Finance Joseph D. Giarraputo nói.
Tạp chí tài chính này thành lập bảng xếp hạng hằng năm bằng cách nghiên cứu “đánh giá ngoại tệ dài hạn” từ bộ ba xếp hạng tín dụng trứ danh Fitch, S&P và Moody’s trong tháng 8.2015. Nhìn vào danh sách này, dễ dàng thấy sự thống trị của các ngân hàng châu Âu.
Nước Đức có đến 7 ngân hàng góp mặt trong danh sách. Mỹ thì có 3 đại diện, với ngân hàng AgriBank đứng ở vị trí cao nhất là thứ 30. Báo cáo đầy đủ sẽ được tạp chí Flobal Finance công bố trong ấn bản tháng 11 sắp tới.
Dưới đây là danh sách 16 ngân hàng an toàn nhất hành tinh, theo thứ tự từ cao đến thấp. Trong danh sách này có 3 ngân hàng châu Á, tất cả đều nằm ở Singapore.
1. KfW (Đức). Tổng tài sản 554,4 tỉ USD
2. Zrcher Kantonalbank (Thụy Sĩ). Tổng tài sản 163,04 tỉ USD
Video đang HOT
3. Landwirtschaftliche Rentenbank (Đức). Tổng tài sản 90,8 tỉ USD
4. L-Bank (Đức)
5. Ngân hàng Nederlandse Gemeenten (Hà Lan)
6. Nederlandse Waterschapsbank (Hà Lan)
7. NRW.BANK (Đức)
8. Ngân hàng Caisse des Dépôts et Consignations – CDC (Pháp)
9. Banque et Caisse d’Epargne de l’Etat – BCEE (Pháp)
10. TD Bank Group (Canada)
11. Ngân hàng DBS (Singapore)
12. Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corp (Singapore)
13. Ngân hàng United Overseas (Singapore)
14. Ngân hàng Société de Financement Locale – SFIL (Pháp)
15. Banque Cantonale Vaudoise (Thụy Sĩ)
16. Royal Bank of Canada (Canada)
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Điều gì tạo nên sự hoang mang trên sàn chứng khoán Trung Quốc?
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây có báo cáo giải thích nguyên nhân của đợt lao dốc chứng khoán Trung Quốc, biến động trên thị trường chứng khoán các nước mới nổi cũng như các nền kinh tế tiên tiến.
BIS vừa có báo cáo chỉ ra khởi nguồn của sự hoang mang về thị trường chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tính đến tháng 6.2015, giao dịch cổ phiếu Trung Quốc tăng đến 6 lần so với một năm trước đó trong bối cảnh các nhà đầu tư nhỏ lẻ ào ạt đổ vào thị trường trước khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc mùa hè vừa qua, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
BIS là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, từng đưa ra cảnh báo sớm về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo CNBC, có đến 56 triệu tài khoản mới được mở ra tại Trung Quốc trong nửa đầu năm 2015. Đa phần các tài khoản này có chủ nhân là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây có thể được xem là một trong các dấu hiệu cảnh báo về cuộc khủng hoảng.
Một tháng trước ngày 12.6, doanh thu từ giao dịch chứng khoán Trung Quốc vượt thị trường chứng khoán Mỹ - một thị trường chứng khoán tự do hơn và được xem là nơi trú ẩn an toàn - vì số lượng khổng lồ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Điều này báo trước một phần của đợt biến động tồi tệ nhất từ trước đến nay của thị trường chứng khoán nước này hồi tháng 7, tháng 8.
Tiếp sau đó, nhiều mối lo ngại về Trung Quốc và các thị trường mới nổi tiếp tục gia tăng áp lực lên giới đầu tư. Tình hình tài chính của các nền kinh tế mới nổi trong nửa đầu năm nay là dấu hiệu sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán sắp đến. Cho vay ngân hàng đến các thị trường mới nổi giảm 52 tỉ USD trong quý đầu năm 2015, theo thống kê của BIS.
"Việc các áp lực phát huy tác dụng sau nhiều năm tích lũy là một trong những nguyên nhân chính của biến động chứng khoán", Claudio Borio - chuyên gia thuộc BIS nói. Nhiều lo ngại được đặt ra về việc kinh tế Đại lục yếu hơn nhiều so với các số liệu thống kê được chính phủ nước này đưa ra.
"Tình hình ở Trung Quốc kết hợp với cuộc đàm phán gói cứu trợ dành cho Hy Lạp trong tháng 6 và đầu tháng 7 làm sứt mẻ niềm tin của giới đầu tư, tạo áp lực lên giá trị tài sản toàn cầu. Một chu trình tự gia cố các điểm yếu trong giá cả hàng hóa, diễn biến chứng khoán các nền kinh tế mới nổi và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các nước có kinh tế tiên tiến hơn", BIS cho biết.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc đang từ bỏ danh hiệu 'chủ nợ lớn nhất của Mỹ' Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và có vẻ như họ đang bắt đầu từ bỏ danh hiệu đó. Từ lâu, nhiều chuyên gia đã lo ngại về việc Bắc Kinh có thể làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng cách "tháo chạy" khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ. Trung Quốc đang bắt đầu "tháo chạy"...