16 năm trước, nữ giảng viên Hà Nội đã có quyết định táo bạo khi bị chồng bạo lực tinh thần sau 3 ngày kết hôn
Người phụ nữ này cho biết, khi kể câu chuyện của mình, chị không chủ ý đưa ra lời khuyên cho bất kỳ ai. Chị chỉ mong muốn câu chuyện đời mình sẽ phần nào trở thành động lực cho những ai không may mắn trong hôn nhân.
Cuộc hôn nhân nhiều nước mắt vì bị chồng bạo lực tinh thần chỉ sau 3 ngày kết hôn
Làm mẹ đơn thân là điều mà không người phụ nữ nào mong muốn. Nhưng có những ngã rẽ, họ buộc phải chọn cuộc sống một mình đóng nhiều vai.
Với chị Thanh Quý, 45 tuổi, hiện đang là giảng viên một trường Đại học tại Hà Nội, cách đây 16 năm, chị đã quyết định làm mẹ đơn thân khi đang mang thai đứa con đầu lòng.
Thời điểm mang thai, sinh con là lúc người phụ nữ mệt mỏi, yếu đuối, cần sự chăm sóc, động viên từ gia đình và người chồng nhất. Thế nhưng, với chị Thanh Quý, đó là chuỗi những ngày tháng nhọc nhằn, khổ sở vì cưới phải người chồng vô tâm.
Chị Thanh Quý là một bà mẹ đơn thân xinh đẹp và bản lĩnh
Chị Thanh Quý kể: “Tôi sinh ra trong gia đình nề nếp, bố là công nhân, mẹ là giáo viên ở một vùng quê cách Hà Nội 40 Km. Gia đình không giàu nhưng tôi được học hành đến nơi đến chốn. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi được nhận vào giảng dạy tại một trường đại học.
Sau 5 năm, 2003, tôi kết hôn với anh. Anh hơn tôi 2 tuổi, sinh ra trong gia đình công nhân viên chức. Nhà anh không giàu nhưng một năm sau ngày chúng tôi cưới, bố mẹ anh mua cho hai vợ chồng tôi một căn nhà cấp 4 nhỏ. Ngay từ khi cưới tôi, đêm thứ ba trong tuần mà người ta gọi là trăng mật, anh đã bỏ đi chơi cả đêm.
Lúc tìm hiểu nhau, anh thương yêu, chiều chuộng bao nhiêu thì sau kết hôn tuy không vũ phu nhưng anh thường xuyên đi chơi bida, cá độ suốt đêm. Anh bỏ qua mọi lời khuyên của gia đình và vợ. Tôi gọi đó là bạo lực tinh thần.
Ba năm sống chung, anh đã “nướng” 7 cặp xe và điện thoại vào cá độ. Xe máy cũ chỉ khoảng 3 triệu đồng nhưng thời đó nó là con số lớn bởi lương giảng viên mới ra trường như tôi chỉ 500 ngàn đồng.
Thương anh nên khi anh không có xe đi, tôi lại đưa cho anh những đồng tiền tôi dành dụm được nhờ đi dạy thêm. Tôi nghĩ do chưa có con nên anh chưa tu chí, sau này anh sẽ khác. Đến giữa năm 2004, tôi có thai, cả anh và tôi đều vui mừng…”
Những tưởng sau chuỗi ngày tháng sống vô trách nhiệm với gia đình, chồng chị Quý sẽ thay đổi khi chuẩn bị làm bố. Thế nhưng, chị lần nữa hụt hẫng và thất vọng vì chồng vẫn chứng nào tật nấy, không hề thay đổi.
“Ván đã đóng thuyền” nhưng không ra gì thì vẫn phải gỡ
Làm mẹ đơn thân là vừa làm cha, vừa làm mẹ, vừa kiếm tiền, vừa giữ “lửa” với con, vừa phải mạnh mẽ đương đầu với định kiến, dư luận xã hội… Để làm được trọn vẹn những điều đó, người phụ nữ cần có sự quyết tâm, có ý chí, tự lập và bản lĩnh.
Và với chị Thanh Quý, có lẽ chính sự quyết đoán đã giúp chị mạnh mẽ lựa chọn con đường giải thoát cho bản thân khỏi cuộc hôn nhân đầy bi kịch, dẫu biết sẽ lắm nhọc nhằn, truân chuyên.
“Khi tôi mang thai con gái đầu lòng, anh vẫn không hề quan tâm vợ, vẫn hỏi “vay tiền” tôi. Tôi hoàn toàn không còn hy vọng về sự thay đổi ở con người này. Tôi quyết định vác bụng bầu ra khỏi nhà về chỗ hai em tôi đang trọ học ở Cầu giấy, Hà Nội.
Mẹ chồng tôi gọi điện khuyên: “Con là giáo viên, bỏ chồng người ta chê cười”. Bà sợ tôi bỏ đứa con 3 tháng trong bụng. Chồng tôi thì nghĩ “ván đã đóng thuyền”, tôi sẽ không dám bỏ anh ta.
Video đang HOT
Nhưng tôi quyết tâm: Ván đã đóng nhưng không ra gì thì gỡ. Thà tôi tự nuôi con một mình chứ không thể ở cả đời như thế này. Rất may, tôi được sự ủng hộ của bố mẹ, các em.” – Bà mẹ đơn thân nhớ lại.
Sau khi khăn gói rời khỏi căn nhà mà chị Thanh Quý từng nghĩ sẽ là mái ấm nơi chị cùng chồng nuôi dạy các con, cùng nhìn các con trưởng thành và già đi cùng nhau…người phụ nữ 30 tuổi năm ấy quyết định bắt tay vào làm lại từ đầu.
Hành trình 16 năm làm mẹ đơn thân, tậu xe, mua nhà Hà Nội
Khó có thể kể hết những khó khăn, nhọc nhằn, những lúc cô đơn, chênh vênh mà người mẹ đơn thân này phải trải qua trong hành trình 16 năm một mình nuôi dạy cô con gái nhỏ.
Thế nhưng, ngắm nhìn chị Thanh Quý ở hiện tại, người phụ nữ 45 tuổi vẫn giữ được nét đẹp dịu dàng, duyên dáng. Chị đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc, êm đềm và thoái mái cùng con gái của mình, nay đã thành cô thiếu nữ 16 tuổi.
Nếu không kể, ít ai biết chị Thanh Quý đã từng phải chịu đựng nhiều đắng cay như vậy. Sau nhiều chông gai, thử thách, thành quả ngọt ngào mà bà mẹ đơn thân Hà Nội có được khiến nhiều người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
“Sau khi ly hôn, tôi thuê một cửa hàng trong ngõ nhỏ, nơi đông người thuê trọ, mở dịch vụ điện thoại. Công việc thuận lợi, tôi mở thêm một cửa hàng nữa cách đó không xa và thuê người trông coi.
Công việc giảng dạy không quá gò bó thời gian nên tôi có thể kinh doanh và dạy thêm. Đúng lúc ấy, mẹ đẻ tôi bị ung thư. Bản thân tôi phải tự lo cho mình. Sinh con xong, tôi ôm con quán xuyến hai quầy điện thoại, không dạy thêm nhưng vẫn có nguồn thu nhập ổn định.
Đến khi con được 19 tháng, tôi cho con đi nhà trẻ công lập, vừa duy trì dịch vụ điện thoại vừa dạy thêm.
Tiết đầu của trường là 6 giờ 40 sáng, mùa đông lạnh, tôi nhận dạy thay đồng nghiệp và được trả 600 ngàn đồng cho 6 tiết. Đương nhiên, tôi phải đưa con đến phòng bảo vệ lúc 6 giờ 30 đợi nửa tiếng mới đến giờ đón trẻ. 5 năm cháu học cấp một cũng như vậy.”
Ban đầu, chị và con gái phải đi thuê nhà để có chỗ ở. Ước mơ cháy bỏng có nhà Hà Nội của chị Thanh Quý truyền sang cả cô con gái từ khi cô bé chỉ mới 3 tuổi.
“Nhớ khi con bé đủ lớn để biết rằng hai mẹ con đang phải thuê nhà, một hôm, khi đón con gái đi mẫu giáo về, con ghé tai mẹ thầm thì: “Mẹ ơi, hôm nay, có bạn cho con hạt kim cương. Mẹ cất đi. Khi nào đủ mẹ con mình mua nhà” – Chị Thanh Quý xúc động nhớ lại.
Lấy con gái làm nguồn vui sống và động lực, bà mẹ đơn thân xác định, những người phụ nữ có chồng làm 8 tiếng, chị sẵn sàng làm 16 tiếng.
Chị đi dạy thêm nhiều, buôn bán lặt vặt, góp vốn kinh doanh cùng với em trai. Chị chịu khó lao động, tiết kiệm, tâm lý bình thản đón nhận những điều không may, coi đó là thử thách và tin rằng không ai mất tất cả.
Quả thật, cô con gái chị lớn lên khỏe mạnh, không để mẹ phải lo lắng nhiều. Dù vất vả là điều dễ thấy, nhưng người phụ nữ này chọn biến vất vả thành… niềm vui, để nhẹ nhàng mọi thứ thường nhất.
“Sang tuổi 45 tuổi, tài sản của tôi là con gái 16 tuổi ngoan, xinh, học giỏi. Tôi đã bảo vệ luận án tiến sĩ, hai mẹ con đã có nhà riêng, có tài khoản tiết kiệm mà không cần bất cứ sự trợ giúp gì từ người đàn ông vô trách nhiệm và nợ nần vì chơi bời kia.
Trong công việc, tôi không muốn để người khác biết mình là mẹ đơn thân, không phải vì ngại ngùng hay xấu hổ mà tôi không muốn nhận sự thương hại, ưu ái chỉ chỉ vì hoàn cảnh. Tôi muốn được đối xử công bằng, khách quan, được tôn trọng là vì năng lực của tôi.”
Dù đã đã trải qua những biến cố lớn nhất trong cuộc đời: Nuôi con một mình, không trợ cấp từ chồng cũ, bố mẹ đẻ không còn để có thể nương tựa về tinh thần, nhưng chị Thanh Quý đã tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, để nuôi dạy con kiên cường, bản lĩnh theo cách của riêng mình
Qua câu chuyện đời mình, bà mẹ đơn thân không mong muốn đưa ra lời khuyên cho bất kỳ ai, chị Thanh Quý chỉ muốn nhắn nhủ đến những người phụ nữ vì lí do nào đó phải là mẹ đơn thân, rằng: “Mọi việc sẽ ổn khi ta thực sự quyết tâm”.
Chuyện tình của cô gái Việt và chàng trai Anh quốc kém tuổi: Màn cầu hôn đầy nước mắt, mẹ chồng nhắn nhủ con trai một điều duy nhất cần làm với con dâu!
"Ngay lúc đầu mình đi du học mẹ đã không thích mình yêu đàn ông nước ngoài do lo sợ phải xa mẹ, lo người ta có đối xử tốt với con gái hay không", Trà Mi chia sẻ.
Đối với nhiều cô gái Việt Nam khi đi du học nước ngoài, mạng xã hội hay các app hẹn hò chính là công cụ giúp họ tìm bạn và kết bạn nhanh chóng nhất. Ở đất nước lạ, việc tìm kiếm một người để trò chuyện chẳng dễ dàng gì cả. Và cũng nhờ những app hẹn hò đó mà đôi lúc những chuyện tình đẹp, cuộc hôn nhân hạnh phúc đã diễn ra.
Cặp đôi quen nhau nhờ app hẹn hò
Nguyễn Trà Mi 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn cùng James - ít hơn Trà Mi 2 tuổi. Cặp đôi hiện sinh sống tại Anh quốc. Mi quen James qua một app hẹn hò khi cô qua Anh học Thạc sĩ.
Mi kể: " Mình ấn tượng với James nhiều điều lắm. Anh ấy rất siêng năng và giỏi giang, đầu cứ như một cuốn từ điển bách khoa toàn thư, cái gì cũng biết. James còn rất hài hước khi nói chuyện và khiến mình cười rất nhiều. James cũng đẹp trai đúng kiểu mình thích, hiền lành và nói chuyện vô cùng chân thật".
Chính những ấn tượng tốt đầu tiên đó mà mối quan hệ của Mi và James có cơ hội bắt đầu. James là người chủ động theo đuổi Trà Mi trước. Dần dần, sự chân thành của anh khiến cô gái Việt cảm động, nhận lời yêu. Mi còn kể lại rằng có lần James bất ngờ rơi nước mắt chỉ vì bỗng nhiên thấy thương cô nhiều quá. Điều đó khiến Mi vô cùng cảm động và nhận thấy tình cảm chân thành mà người đàn ông ấy dành cho mình.
"Anh nói rằng anh thương và không muốn xa mình. Nói xong tự nhiên anh khóc thút thít như trẻ con luôn vậy", Trà Mi chia sẻ.
Cặp đôi Trà Mi - James.
James có lẽ là một người dễ xúc động và mau nước mắt. Đặc biệt là những điều liên quan đến Mi đều khiến anh không kìm được cảm xúc của mình. Từ lúc yêu đến khi anh cầu hôn Mi là 2,5 năm. Cô tâm sự rằng đáng lẽ chuyện cầu hôn được James chọn vào đầu năm 2020 song vì dịch bệnh nên kế hoạch không thể tiến hành. Tháng 8 vừa rồi, người đàn ông này đã chính thức cầu hôn My theo cách khá đặc biệt.
Mi nhớ lại: "Một hôm, a nh dắt mình đi ăn tối ở nhà hàng lãng mạn. Ăn xong hai đứa đi dạo công viên và ăn kem. Tự nhiên lúc đó anh kể chuyện hai đứa gặp nhau thế nào, quen nhau ra sao rồi bảo rằng rất hạnh phúc khi được quen mình và muốn dành phần đời còn lại để chăm sóc và bảo vệ mình.
Nói xong anh quỳ xuống, mắt rưng rưng hỏi: 'Will you marry me?'. Lúc đó mình cũng xúc động rồi nói đồng ý, sau đó James bắt đầu rơi nước mắt, trước đó là đã xúc động lắm rồi. Ai ngờ đâu được buổi cầu hôn lại diễn ra bất ngờ và nhiều nước mắt như thế chứ".
Ảnh nhẫn cầu hôn của Trà Mi.
Điều duy nhất mẹ chồng dạy con trai
Ban đầu, mẹ Mi rất không muốn con gái yêu đàn ông ngoại quốc. Từ lúc Mi quyết định ra nước ngoài học thạc sĩ, mẹ cô đã lo sợ điều này vì nghĩ con gái lấy người nước ngoài sống quá xa mẹ, đối phương có đối xử tốt với Mi không. Tuy nhiên, Giáng sinh năm ngoái, Mi đã đưa James về ra mắt và chính sự chân thành, tử tế cùng tình yêu của anh dành cho cô đã khiến mẹ Mi ủng hộ mối quan hệ này.
"Mẹ mình không nói được tiếng Anh mà anh ấy lại không nói được tiếng Việt. Bởi thế mình là thông dịch viên. Những lúc không có mình thì cả hai dùng body language (ngôn ngữ cơ thể) để giao tiếp", Mi chia sẻ.
Cặp đôi có nhan sắc xinh đẹp.
Nói đến chuyện tình của mình, Mi muốn dùng đến từ "thuận lợi". Quả thật, hành trình từ lúc quen, yêu rồi sắp tiến đến hôn nhân của Mi chẳng có khó khăn hay trở ngại gì. Gia đình James rất quý và ủng hộ chuyện tình của cả hai.
Tuy nhiên giữa Mi và chồng có một chút khác biệt trong ăn uống khi cô đặc biệt thích món Việt, thích ăn mắm còn James lại không. Thế nên việc nấu nướng cho bữa ăn cũng phải chú ý làm khác biệt. James tôn trọng văn hóa Việt còn Mi hoàn toàn tôn trọng văn hóa Anh.
Mi kể chuyện gặp mẹ chồng: "Lần đầu mình gặp mẹ chồng là khi bác xuống thăm James. Mẹ chồng thoải mái và cởi mở lắm nên mình không bị áp lực. Lúc sau mình gặp cả nhà thì ai cũng giúp đỡ mình. Mình cũng quen dần với văn hóa phương Tây nên chuyện bị 'khớp' quá nó không xảy ra.
Đến bây giờ, mẹ chồng vẫn thường hỏi thăm cuộc sống của hai đứa. Mình rất cảm động với bà bởi đối với chuyện tình của hai đứa, bà luôn dạy chồng mình phải biết yêu thương mình nhiều hơn. Tình cảm lo toan và chân thành đó rất quý giá".
James rất thích văn hóa Việt Nam. Anh thậm chí còn am hiểu lịch sử Việt hơn Mi nữa do đam mê nên tìm hiểu vô cùng sâu sắc. James cũng luôn bày tỏ muốn học tiếng Việt để giao tiếp nhiều hơn với mẹ và bạn bè của Mi.
Cũng theo Mi, nhiều lúc cô nghĩ vẩn vơ rồi đặt câu hỏi cho James rằng tại sao anh lại yêu thương cô đến thế. Hóa ra, James thấy Mi sống một mình nơi xứ người, làm gì cũng tự lực, kết quả học tập lại rất tốt nên càng thêm quý trọng cô.
Mi tâm sự: " Anh ấy còn bảo rằng mình là người châu Á nhưng anh tìm được sự đồng cảm trong tính cách cũng như cách nói chuyện dù hồi mới quen mình không giỏi tiếng Anh lắm đâu".
Hiện tại, Mi và James vẫn đang chuẩn bị cho đám cưới. Họ dự định sẽ kết hôn vào gần ngày Giáng sinh. Ở nhà, James làm hết việc nhà giúp vợ, Mi chỉ đảm đương chuyện nấu nướng mà thôi. Vấn đề tiền bạc giữa vợ Việt và ông chồng ngoại quốc cũng khá được quan tâm. Nói đến điều này, Mi thẳng thắn:
"Ngay từ lúc yêu hai đứa đã vô cùng rõ ràng trong vấn đề này, mỗi người tự lo chuyện của mình.
Sau khi cưới bọn mình sẽ có khoản chung để lo chuyện gia đình. Cá nhân mình luôn tự lập và thích sự rõ ràng trong kinh tế như thế. Tuy nhiên quà cáp cho gia đình đối phương thì cả hai tự động mua luôn, nó xuất phát từ sự tôn trọng và tình cảm mà".
Cả hai sẽ tổ chức hôn lễ vào trước ngày Giáng Sinh.
Với Trà Mi và James, nền tảng đầu tiên để xây dựng một hôn nhân hạnh phúc chính là sự thành thật. Thành thật trong lối sống, sự chia sẻ ngay cả những chuyện thường ngày.
Mi nói tiếp: "Vấn đề phải nói ra là vô cùng quan trọng, có chuyện cứ giấu giếm thì ai biết để mà giải quyết được. Sự thành thật sẻ chia và tôn trọng nhau chính là 2 điều giúp mối quan hệ của hai đứa bền chặt. Và kể cả khi bước vào hôn nhân, bọn mình vẫn sẽ duy trì điều đó".
Trà Mi cũng tiết lộ rằng họ sắp tổ chức đám cưới nhưng chuyện sinh em bé vẫn là ở một tương lai xa hơn nữa.
"Bọn mình sẽ đi du lịch, làm những điều mình thích rồi mới tính xa hơn là việc sinh con. Dù sao bọn mình vẫn còn trẻ và ít tuổi mà".
Một mình ở xứ người, gặp được một người đàn ông yêu thương, thấu hiểu và nguyện gắn bó với ta cả đời thật sự là một điều quý giá. Chúc mừng Trà Mi và hi vọng cuộc hôn nhân của cô sẽ thật sự hạnh phúc nhé!
Xemesis sắp tổ chức đám cưới tiền tỷ, nhiều hot streamer vô tình bị fan "gọi hồn" Pewpew hay ViruSs là 2 trong số những cái tên streamer đình đám nhưng đến nay vẫn chưa chịu kết hôn, bất chấp việc fan hối thúc. Kết hôn là giai đoạn đầy quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đánh dấu bước chuyển lớn trong cuộc sống. Hiện trong làng stream Việt, có không ít streamer đã lên xe hoa, yên...