16 năm mòn mỏi ngóng biển chờ chồng
Đã 16 năm kể từ khi cơn áp thấp nhiệt đới nghiệt ngã cuốn chìm 54 ngư dân làng chài Ngư Lộc (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) ra biển. 16 năm, những người vợ goá chồng hàng ngày vẫn lẻ bóng nuôi con… đợi chồng.
Thấp thỏm đợi chồng
Chúng tôi trở lại làng chài Ngư Lộc vào những ngày đầu năm. Con đê chắn biển được kè bằng bê tông bao quanh làng chài.
Ở đây khi nào cũng nhộn nhịp tiếng cưới nói của ngư dân đi biển về, tiếng xì xào của những cánh lái buôn, tiếng gọi nhau í ới vui mừng của người vợ, người con ra đón người thân từ biển khơi trở về.
Chốc chốc, từng tốp phụ nữ lại tất tưởi lao xuống những con tàu vừa cập bến, đón những sọt cá nặng đầy còn tươi rói.
Đằng sau sự nhộn nhịp ấy, ánh mắt người dân làng chài lại buồn rười rượi.
Làng chài Ngư Lộc
Họ buồn vì thương nhớ cho những người đã từng bị biển khơi cướp đi sinh mạng, buồn cho những người phụ nữ mất chồng, con mất cha vẫn ngày đêm bám biển kiếm sống.
Và len lỏi trong những chuyến tàu cá nặng đầy đó cũng có người thân của mình đã mãi mãi ra đi.
Làng chài Ngư Lộc thật yên tĩnh. Dưới cái nắng yếu ớt cuối đông trải dài theo bờ biển, thỉnh thoảng lại thấy người phụ nữ gỡ tay lưới phơi khô chuẩn bị cho chồng, con ra khơi mà tâm trạng chất chứa đầy âu lo.
Làng chài là thế, buổi chiều ở làng chài Ngư Lộc ảm đạm đến vô cùng. Khi những chiếc tàu chuẩn bị ra khơi, hình ảnh người vợ tay bế đứa con nhỏ ra đưa tiễn chồng, hai tay như phản xạ chấp lại cầu nguyện cho người thân một chuyến đi may mắn.
Mặt trời dần chìm sâu dưới đáy biển, gió vẫn thổi, sóng vẫn vỗ vào mạn thuyền, nhưng con người nơi đây lại im lặng.
Họ im lặng để nhìn theo những chiếc thuyền đang phành phạch ra khơi cho đến khi cánh buồm khuất hẳn thì người phụ nữ mới quay về.
54 trai tráng mất tích trong một đêm
Họ không thấp thỏm sao được, khi mà trong trí nhớ vẫn còn ám ảnh bởi trận áp thấp năm 1996 đã nhấn chìm hàng chục con tàu trong một đêm khiến 54 đàn ông, thanh niên trai tráng trong làng ra đi mãi mãi.
Hôm đó, mặc dù đã nhận được cảnh báo từ đất liền, nhưng cơn áp thấp ập đến quá nhanh khiến các ngư dân không kịp đưa thuyền vào bờ tránh bão. 54 sinh mạng cùng hàng chục con thuyền đã mãi mãi nằm lại với biển khơi.
Video đang HOT
Một không khí tang thương bao trùm lên cả làng chài Ngư Lộc. Mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha, những tiếng khóc xé lóng ai oán, não nề văng vẳng trong đêm thanh vắng.
Thật xót xa. Họ chỉ biết hy vọng, chờ đợi người thân của mình quay về dù biết điều đó là hi hữu. Họ bảo, chưa thấy xác người thân thì vẫn còn hy vọng, họ hy vọng đến bao giờ cũng không ai có câu trả lời được.
Những mẻ lưới đầy cá
Trong chuyến ra khơi định mệnh ấy của ngư dân, bà Trần Thị Bảy là người đau đớn nhất.
Chỉ một đêm bà đã mất đi 2 người con trai, 1 người con rể và một cháu trai. “Từ lúc nghe được tin dữ có bão, ở nhà tôi đã khóc hết nước mắt vì biết có chuyện chẳng lành xảy ra. Nhưng không ngờ ông trời lại cướp đi tất cả những người thân yêu nhất của tôi rồi”, bà Bảy nghẹn ngào kể lại.
Cũng từ hôm đó, ngày nào trên bãi biển cũng có hàng chục phụ nữ mặc áo tang trắng xoá ngồi bên bờ biển ngóng chồng.
Suốt mấy tháng trời, cái xóm chài chẳng ai làm được gì, không khí tang thương bao trùm, ám ảnh.
Chồng, con họ vĩnh viễn ra đi nhưng lại chẳng ai nhìn được mặt nhau lần cuối, họ chỉ biết làm lễ cầu siêu cho vong hồn những người đã khuất siêu thoát.
Bà Bảy cho biết: “Người dân Ngư Lộc sống chủ yếu dựa vào biển. Vẫn biết đi biển rất nguy hiểm, song biết làm gì bây giờ. Mỗi khi có người ra khơi thì người thân ở nhà không sao yên giấc. Chỉ cần nghe thông tin có gió to trên biển thì cả đêm dân chài kéo nhau ra biển ngóng tàu thuyền trở về cho tới sáng”.
Chỉ tính riêng xã Ngư Lộc có gần 200 phụ nữ đơn thân, góa phụ
Chúng tôi cũng được nghe về câu chuyện buồn của chị Đặng Thị Chung. Chị đang mang thai nhưng người chồng đã vĩnh viễn.
Câu chuyện của 16 năm trước với người dân làng chài như một thước phim buồn.
Chị Phạm Thị Hà, Chủ tịch Hội LHPN xã Ngư Lộc cho biết, cả xã hiện có gần 200 phụ nữ đơn thân, goá phụ. Hầu hết các chị không đi bước nữa mà chấp nhận ở vậy nuôi con.
Để giúp chị em, Hội đã phối hợp với các đoàn thể trong xã hỗ trợ chị em vay vốn để phát triển sản xuất, tư vấn chuyển đổi ngành nghề.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng các chị vẫn làm tròn bổn phận người mẹ, người con với gia đình, một số đã trở thành điển hình trong nuôi dạy con cái và phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết, Ngư Lộc có diện tích 0,46 km2 bờ biển với 17.000 nhân khẩu. Hầu hết người dân trong xã đều sống bằng nghề đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, đây là nghề mà tai nạn luôn rình rập đe doạ cuộc sống của ngư dân.
Người dân biết rằng tai hoạ có thể ập xuống bất cứ khi nào, nhưng có muốn bỏ cũng không có nghề nào khác để làm. Bị cái nghèo đe doạ nên họ vẫn tặc lưỡi “sinh nghề tử nghiệp”.
Theo 24h
"Con ơi! Cha chết biển rồi!"
"Cha ơi, răng cha đi luôn không về để anh em con bơ vơ thế này. Hôm trước cha nói, "mi phải nghỉ học sớm, lớn lên rồi cũng theo cha ra biển thôi con ạ", giờ cha đi rồi con biết theo ai ra biển cha ơi!..".
Mấy ngày nay, người dân xóm Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) chìm trong u buồn.
Chuyến ra khơi cuối năm chở theo hi vọng về một cái tết sung túc, đầm ấm đã trở thành nỗi ám ảnh ghê gớm và sợ hãi.
8 thuyền viên gặp nạn nạn trên biển khi tàu của họ bị sóng đánh chìm. Không áo phao, họ dầm mình nhiều giờ đồng hồ giữa cái lạnh và sau đó sống sót một cách kỳ diệu.
Nhưng có người không nhận được may mắn đó. Để rồi, những tiếng khóc chồng oai oán của người đàn bà 3 con trong vài ngày qua đã khiến cả thôn Thọ Đồng cũng không cầm được nước mắt.
Cha chết biển, 4 mẹ con bơ vơ, biết làm gì để trả nợ
Anh Công Thế Tịnh (SN 1974) và chị Hồ Thị Hằng cưới nhau năm 1994 trong cảnh nghèo đói.
Hai vợ chồng ngụp lặn kiếm tiền nuôi 3 mặt con lần lượt ra đời sau đó, là đi đội muối đổi thóc khắp một dải đất mặn ven biển Quỳnh Lưu.
Nhưng rồi nghèo đói cứu bám riết lấy họ như hơi mặn từ biển Lạch Quèn phả vào rát mặt mỗi buổi sáng.
Anh Tịnh phút chốc trở thành "thợ đụng" khi kham luôn cùng lúc những thợ nề, thợ vôi rồi ve chai,... để chống lại đói nghèo mà không xuể.
"Thỉnh thoảng, chồng tôi có theo các anh các bác ra khơi câu mực rồi đánh cá. Mỗi lần đi khoảng vài tuần, nếu trúng luồng có thể đưa về dăm ba triệu, còn không thì chẳng đủ chi phí xăng dầu" - chị Hằng chia sẻ.
Sau vài lần thất cơ lỡ vốn, anh Tịnh bỏ hẳn nghề đi biển suốt mấy năm, ở nhà kiếm sống bằng nghề thợ xây.
Hai vợ chồng vừa đánh liều vay ngân hàng cùng anh em chòm xóm hơn trăm triệu để xây lại căn nhà.
"Đêm nào nằm ngủ anh Tịnh cũng giở sổ nợ ra coi. Anh nói với tôi "mình còn nợ nhiều quá em ơi, chắc vài bữa anh phải xin các bác đi biển kiếm tiền trả nợ" - chị Hằng vẫn thút thít.
Anh quay trở lại với biển...
1, 2 rồi 3 chuyến ra khơi thuận buồm. Mỗi lần trở về, anh vui mừng một thì vợ con vui gấp mười.
Thế nhưng, chuyến đi thứ 4 đã trở thành định mệnh!
"Nửa đêm, nhận được tin thuyền chìm ngoài biển, mấy mẹ con tôi sốt ruột như ngồi trên lửa. Sau đó có người báo chồng tôi đã chết, mọi người đang được đưa vào bờ, tôi nấc nghẹn ở cổ, khóc không ra hơi.
Thằng con trai đầu đi chơi nghe tin chạy về, tôi mới thều thào được "Con ơi! Cha con chết biển rồi!". Bốn mẹ con ôm lấy nhau khóc, miệng đắng chát vì đau đớn và tủi phận" - chị khóc.
Anh chị có ba đứa con, 2 trai 1 gái. Con trai đầu là Công Thế Tuấn (17 tuổi) đã bỏ học, hai đứa em Công Thế Toàn học lớp 6 và Công Thị Trang lớp 5.
Ba anh em đứng ngơ ngác bên bàn thờ người cha chết biển, mắt đỏ hoe
2 cháu Công Thế Toàn (lớp 6), Công Thị Trang (lớp 5) ngơ ngác trước bàn thờ cha
Ai cũng lặng người, khi nghe Tuấn khóc cha: "Cha ơi, răng cha đi luôn không về để anh em con bơ vơ thế này. Hôm trước cha nói, "mi phải nghỉ học sớm, lớn lên rồi cũng theo cha ra biển thôi con ạ", giờ cha đi rồi con biết theo ai ra biển cha ơi!..".
Chị Hằng lại khóc nấc theo tiếng con. Mệt mỏi, chị khuỵu xuống. Rồi lại gượng dậy trước bàn thờ. Bà nội Trần Thị Hoàn (80 tuổi) bước ra can ngăn: "Đừng khóc nữa Tuấn ơi, không mẹ con ngã ra ngay bây giờ!".
Nhưng chính bà cũng khóc nốt, giọng chua xót, và dằn vặt: "Tịnh ơi, răng mi đi vội rứa, để lại thân già này với mấy đứa trẻ đói ăn, đói uống. Thôi mấy mẹ con bay cứ khóc đi cho hết nước mắt, rồi mai mốt bán nhà mà trả nợ thôi con à...".
Tiếng khóc của người già lẫn con trẻ cứ thế dội ra từ căn nhà đang ngập tràn nỗi đau.
Ở ngoài kia, biển vẫn ầm ào...
Theo 24h
7 ngư dân thoát chết kỳ diệu giữa biển khơi Gió to, sóng lớn, thân thể lạnh ngắt, những ngư dân bị nạn vẫn cố gắng bám lấy từng mảnh xốp và giữ quả tim đập trong hàng mấy tiếng đồng hồ giữa đại dương. Và rồi, điều thần kỳ nhất chỉ đến khi tất cả đã sắp kiệt sức. 6 giờ ngâm mình trong biển "Khoảng 10 giờ trưa 7/1, tôi cùng...