16 mẹo tâm lý bỏ túi cho những lúc cãi nhau với anh ấy
Tình yêu mặn nồng tới mấy thì cũng có lúc giận hờn cãi vã, lúc bất đồng quan điểm hay “bỗng dưng thấy chán”, nhưng phải vượt qua được những lúc như thế thì
Tình yêu mặn nồng tới mấy thì cũng có lúc giận hờn cãi vã, lúc bất đồng quan điểm hay “bỗng dưng thấy chán”, nhưng phải vượt qua được những lúc như thế thì cặp đôi mới thực sự thấu hiểu nhau và đủ bản lĩnh để ở bên nhau lâu dài. Có vài tuyệt chiêu nho nhỏ nhưng đã được khoa học chứng minh hẳn hoi là có hiệu quả trong những tình huống trục trặc của tình yêu, bạn hãy thử xem nhé!
1. Ngồi trên ghế êm nệm ấm khi cần thoả thuận điều gì với nhau
Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2010 bởi các giáo sư ở những trường đại học danh tiếng M.I.T, Harvard và Yale, những người ngồi trên ghế cứng thường suy nghĩ và quyết định kém linh hoạt hơn so với khi được ngồi thoải mái trên ghế có nệm êm. Cảm giác thoải mái giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
2. Bắt đầu trò chuyện bằng ngôi thứ nhất (tức là mình) thay vì ngôi thứ hai
Bắt đầu câu chuyện bằng đại từ chỉ người kia khiến cho lời nói của bạn giống như một lời chỉ trích. Thay vào đó hãy bắt đầu câu chuyện với chính bạn, ví dụ như “Em có điều muốn nói với anh…” để tránh cho người kia cảm giác phải phòng thủ.
3. Đặt thời gian “đình chiến”, nhưng phải có thời lượng cụ thể
Trong những cuộc tranh cãi căng thẳng, có thể một trong hai hoặc cả hai bạn sẽ rất nóng giận, vì vậy hãy giao hẹn với nhau rằng nếu một trong hai cảm thấy quá giận để nói chuyện thì có thể tạm đình chiến trong một thời gian ngắn để kịp sắp xếp lại suy nghĩ của mình. Đây là một kỹ năng quan trọng mà mọi cặp đôi đều nên áp dụng, nó sẽ cứu bạn khỏi những cuộc chiến leo thang chẳng giải quyết được gì mà sứt mẻ hết cả tình cảm.
Video đang HOT
4. Khi cãi nhau, hãy áp tay bạn lên tim
Theo chuyên gia tư vấn và trị liệu tâm lý cho các cặp đôi Irina Firstein, việc bạn làm vậy khi đang nhìn thẳng vào ai đó có thể truyền đi thông điệp rằng bạn đang rất chân thành và những điều bạn nói ra thực sự là vì yêu thương. Điều đó có thể xoa dịu cảm xúc đáng kể, cho cả bạn và đối phương.
5. Cùng tập thể dục hay chạy bộ cùng nhau để xả giận
Sau đó, hãy hỏi xem liệu họ có muốn tiếp tục nói về những gì đã xảy ra hay họ cảm thấy như thế nào.
6. Nắm tay đối phương trước những cuộc nói chuyện nghiêm trọng
Những đụng chạm thể xác giải phóng oxytoxin – hormone hạnh phúc – ở não bạn giúp điều tiết cảm xúc theo hướng tích cực. Bạn có thể nhận ra một điều rất tuyệt vời rằng khó mà lên giọng hay to tiếng được với một người đang nắm chặt tay bạn.
7. Chuyển bức xúc thành yêu cầu
Thay vì nói: “Anh cứ chúi mũi vào điện thoại hoài vậy!”, hãy thử nói: “ Sao mình không xuống làm một ly với nhau vào lúc 10 giờ tối, không mang theo điện thoại nhé!” Hãy nói điều bạn muốn làm nhưng không theo cách chỉ trích điều bạn không thích.
8. Không khơi mào tranh luận lớn ngay trước giờ đi ngủ
Vì nói những chuyện nghiêm trọng khiến trằn trọc suy nghĩ cả đêm chẳng tốt cho bất kỳ ai. Nếu bạn có chuyện muốn nói thì hãy nói ngay sau bữa tối hoặc để hôm sau chứ đừng để đến giờ đi ngủ lôi ra nói để rồi ấm ức mất ngủ cả đêm.
9. Chờ 1 nhịp trước khi phản ứng
Khi bạn có cảm xúc quá mạnh (quá giận, quá bất mãn, quá tổn thương) vì điều gì anh ấy nói hoặc làm, bước đầu tiên là hãy cố gắng ghìm mình lại chốc lát để tự đối thoại với chính mình về cảm xúc đó. Thay vì bùng nổ ngay lập tức, dừng lại và nghĩ một chút giúp bạn lấy lại bình tĩnh và phản ứng có tính xây dựng hơn.
10. Đặt ra nguyên tắc khi cãi nhau
Tranh cãi là chuyện chẳng sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra nếu các bạn ở bên nhau đủ lâu, nhưng từ đầu hai bạn nên có những giao hẹn với nhau về các giới hạn khi “chiến tranh” nổ ra, chẳng hạn như không nói tục, không chửi thể hay thoá mạ nhau, không lôi người thân của nhau vào câu chuyện, và tuyệt đối không dùng bạo lực. Hai bạn cũng nên thoả thuận với nhau về các chủ đề nhạy cảm không dược đưa ra nói để chì chiết đối phương khi cãi vã.
11. Cùng nhau vượt qua giai đoạn “khi tôi thành chúng ta”
Giai đoạn này thường xảy ra ngay sau giai đoạn trăng mật (với cặp đôi chưa cưới có thể là giai đoạn tiếp theo lúc mới yêu nồng nàn), đây là khoảng thời gian quan trọng trong mối quan hệ khi bạn phải học cách nghĩ cho “chúng ta” và xử lý các mâu thuẫn giữa hai con người hoàn toàn độc lập. Nhiều cặp đôi cãi nhau rất nhiều ở giai đoạn này nhưng đó không nhất thiết là là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này không ổn. Khi “tôi” trở thành “chúng ta”, cả hai bạn cần va chạm để tự tìm ra cách dung hoà và đáp ứng được nhu cầu của nhau.
12. Gọi tên thân mật
Gọi tên thật của đối phương khiến cuộc nói chuyện trở nên nghiêm trọng và xa cách hơn mức cần thiết. Nào, hãy cố gắng hạ giọng (nhưng đừng gằn giọng) và sử dụng tên gọi thân mật để cho thấy bạn vẫn quan tâm đến họ cả khi đang cãi nhau.
13. Nhờ giúp đỡ khi tình hình trở nên quá tệ hại
Nếu hai bạn cứ cãi nhau liên tục về một vấn đề với mức độ ngày càng căng thẳng hoặc có cảm giác quá sức chán nản, có lẽ đã đến lúc cần sự tư vấn và giúp đỡ từ bên ngoài. Người thân, bạn bè và thậm chí là chuyên gia tư vấn có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích, nhưng tốt hơn cả là hai bạn nên sớm học các kỹ năng ứng xử cần thiết cho một mối quan hệ. Đừng nghĩ rằng yêu nhau và sống với nhau là chuyện hiển nhiên thế nào cũng được, cái gì cũng cần học và rèn luyện cả đấy.
14. Dùng cảm xúc để thay đổi tình hình
Việc nói lên cảm xúc của bạn là rất quan trọng, nhưng chúng cũng rất hữu ích khi bạn xem chúng như những dấu hiệu. Mọi người có xu hướng xả hết mọi cảm xúc của mình, nhưng thay vì chỉ trút ra cho nhẹ người, hãy để cảm xúc của mình chỉ dẫn cho bạn nhận ra những thay đổi mà bạn thực sự cần làm cho mối quan hệ của mình.
15. Đừng kể với bạn bè về mâu thuẫn riêng của hai bạn đến khi bạn ít nhất đã giải quyết được phần nào
Thực sự mà nói thì không ai có thể giải quyết được mâu thuẫn của bạn với anh ấy ngoài chính bạn và anh ấy. Kể cho bạn bè nghe về chuyện cãi nhau khi hai bạn vẫn còn đang rối ren chẳng giúp được gì cả, bạn bè bạn sẽ chẳng thể cho lời khuyên nào hữu ích trong tình huống đó. Cho đến khi bạn đã suy nghĩ thấu đáo và ít nhiều có hướng giải quyết thì chuyện trao đổi với bạn bè có thể sẽ rõ ràng và có ích hơn.
16. Nhờ tư vấn tiền hôn nhân
Trước khi cưới là lúc hai bạn cảm thấy tràn trề hạnh phúc và hy vọng vào mối quan hệ và cuộc hôn nhân, hãy tham gia các khoá học tâm lý tiền hôn nhân hoặc nhờ tư vấn tâm lý cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc kết hôn và chung sống với một người. Có 4 vấn đề lớn cần được chuẩn bị tâm lý kỹ càng trong hôn nhân là tiền bạc, con cái, công việc và giải quyết mâu thuẫn.
Bạn đã bao giờ cãi nhau với chồng / người yêu? Cảm xúc của bạn lúc đó như thế nào? Các bạn đã giải quyết mâu thuẫn với nhau ra sao và có đúc kết được kinh nghiệm quý báu nào? Hãy chia sẻ nhé!
Theo VNE