16 kế toán Mầm non bất ngờ bị đẩy ra đường sau cả chục năm công tác
Hàng chục kế toán có thâm niên công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Như Thanh phút chốc rơi vào cảnh thất nghiệp sau nhiều năm cống hiến.
Cả chục năm cống hiến không được đảm bảo quyền lợi
16 kế toán có thâm niên công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bất ngờ rơi vào cảnh thất nghiệp sau nhiều năm công tác, khi huyện này ra thông báo chấm dứt thỏa thuận lao động.
Theo đó, ngày 9/10/2015, ủy ban nhân dân huyện Như Thanh ra quyết định số 3259/QĐ-UBND về việc hủy quyết định thỏa thuận hợp đồng giáo viên, kế toán trường năm học 2015-2016.
Việc hủy quyết định thỏa thuận này căn cứ theo công văn số 7369/UBND-THKH ngày 27/7/2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, hợp đồng lao động và bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện.
Với quyết định này, 16 kế toán tại các cơ sở giáo dục Mầm non có thâm niên công tác lên tới cả chục năm (từ tháng 3/2007) bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp.
Điều đáng nói là hầu hết các kế toán trường Mầm non
trên địa bàn huyện Như Thanh, mặc dù có thâm niên công tác lâu năm nhưng không được đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền khác lợi đi kèm theo quy định.
“Khi đã thực hiện ký thỏa thuận lao động thì Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phải có trách nhiệm với chúng tôi trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Việc sử dụng lao động theo thỏa thuận sai nguyên tắc diễn ra trong một thời gian dài (từ năm 2007 đến năm 2017) mà không có bất cứ một cá nhân, tổ chức nào của huyện đứng ra giám sát kiểm tra, chịu trách nhiệm thì thật vô lý.
Đến khi giải quyết thì nóng vội và đổ lỗi hết cho người lao động là không thỏa đáng”, một lao động (xin giấu tên) cho biết.
Nhiều kế toán từng có thâm niên công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Như Thanh bỗng dưng mất việc. Ảnh: Thụy Miên.
Cũng theo phản ánh của người lao động, việc ủy ban nhân dân huyện Như Thanh không thực hiện rà soát điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhưng vẫn ký hợp đồng lao động mới, dẫn tới việc dôi dư nhân sự tại các cơ sở giáo dục.
“Thay vì khắc phục những thiếu sót trong công tác cán bộ bằng việc sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý hơn, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện lại gom tất cả các hợp đồng lại và ra quyết định tạm dừng bằng lý do chung chung, không thỏa đáng và thiếu tính nhân văn”, một lao động khác cho biết.
Trước thời điểm ra quyết định chấm dứt thỏa thuận, người lao động cũng không nhận được bất kỳ văn bản thông báo nào từ phía ủy ban nhân dân huyện Như Thanh.
Tại thời điểm chấm dứt thỏa thuận lao động có trường hợp lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng và đang đang mang thai.
06 trường hợp là con thương bệnh binh không được tạo điều kiện thực hiện đào tạo, hỗ trợ giải quyết việc làm…
Video đang HOT
“Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện, giải quyết bài toán an sinh xã hội, bởi trong số lao động bị chấm dứt thỏa thuận lao động có những người tuổi đời đã lớn (41 tuổi), rất khó có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp.
Nhưng quan trong nhất vẫn là danh dự con người. Xã hội, con cái chúng tôi sẽ nhìn chúng tôi ra sao khi bố mẹ chúng – những người trụ cột về kinh tế trong gia đình lâm vào cảnh thất nghiệp?
Mong muốn của chúng tôi là được tiếp tục gắn bó, cống hiến cho ngành giáo dục huyện nhà, chứ không muốn chấm dứt hợp đồng theo cách bất ngờ như vậy”, lao động này chia sẻ.
Huyện nhận sai
Trước những băn khoăn về vấn đề đảm bảo quyền lợi của người lao động tại các cơ sở giáo dục Mầm non, hôm 21/3, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Lương Văn Hoàn – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Như Thanh thừa nhận, việc ký thỏa thuận lao động với kế toán nhưng không đảm bảo chế độ cho người lao động là sai về nguyên tắc.
“Lúc đó, nhu cầu của kế toán Mầm non tại các cơ sở là rất cấp thiết, nhưng số lượng biên chế có hạn. Do vậy, huyện đã ký thỏa thuận lao động với 16 kế toán này.
Trước khi tuyển, sử dụng lao động (không có hợp đồng lao động) chúng tôi đã thông báo tới người lao động về nội dung khi thực hiện thỏa thuận lao động (không bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).
Ai đồng ý được thì làm, còn không đồng ý thì không tuyển dụng.
Nhưng nếu căn cứ vào luật trong việc sử dụng lao động thì chúng tôi làm sai”, ông Hoàn thừa nhận.
Về việc chấm dứt thỏa thuận lao động với 16 kế toán tại các cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện, ông Hoàn cho biết, việc này được thực hiện theo chủ trương tinh giản biên chế của tỉnh.
“Việc dừng hợp đồng đối với số lượng kế toán căn cứ kế hoạch số 120/KH-UBND về việc sắp xếp, bố trí và tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc UBND các huyện, thị xã , thành phố.
Công văn số 7369/THKH, về việc tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, hợp đồng lao động và bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (trong đó bao gồm cả các trường học – PV).
Nếu số lao động bị chấm dứt thỏa thuận lao động xin chuyển nghề, chúng tôi sẽ tạo điều kiện hoàn tất thủ tục”, ông Hoàn nói.
Thực tế, khi chấm dứt thỏa thuận làm việc với 16 kế toán tại các trường Mầm non, huyện Như Thanh lại lâm vào tình trạng thiếu nhân sự vị trí việc làm (kế toán Mầm non) hết sức trầm trọng.
Ông Lương Văn Hoàn – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Như Thanh. Ảnh: Thụy Miên.
Kế toán liên trường – phương án “bất đắc dĩ”
Ngày 21/9/2016, ủy ban nhân dân huyện Như Thanh có công văn số 789/UBND-VX gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc xin chủ trương hợp đồng lao động đối với giáo viên đặc thù và nhân viên hành chính khối tiểu học.
Trong số đó có 16 kế toán trường Mầm non và 2 kế toán Trung học cơ sở.
Căn cứ công văn này, ngày 4/11/2016, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có công văn số 12788/UBND-VX giao Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu đề nghị xin chủ trương hợp đồng lao động đối với giáo viên đặc thù của huyện Như Thanh.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng trôi qua, huyện Như Thanh vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa.
Tiếp đó, ngày 20/3/2017, sau khi đã chấm dứt thỏa thuận lao động 16 kế toán trường Mầm non, ủy ban nhân dân huyện Như Thanh tiếp tục có công văn 658/UBND-NV về việc xin chủ trương hợp đồng lao động, trong đó có số lượng kế toán nói trên.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, huyện cũng chưa nhận được phản hồi của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về đề nghị này.
Ngày 20/3/2017, ủy ban nhân dân huyện Như Thanh tiếp tục có công văn 658/UBND-NV về việc xin chủ trương hợp đồng lao động, trong đó có số số lượng kế toán. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, huyện này vẫn chưa nhận được phản hồi của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về đề nghị nói trên. Ảnh: Thụy Miên.
Trước tình thế khó khăn về nhân sự, đặc biệt là đội ngũ kế toán, ủy ban nhân dân huyện Như Thanh buộc phải sử dụng phương án “bất đắc dĩ” theo phương thức “kế toán liên trường”.
“Vì không đủ số lượng kế toán tại các cơ sở giáo dục, cho nên huyện buộc phải thực hiện phương án “kế toán liên trường”.
Theo đó kế toán Tiểu học (thuộc diện biên chế) sẽ kiêm nhiệm kế toán trường Mần non. Kế toán Trung học cơ sở sẽ kiêm kế toán tiểu học.
Trong khi đó, kế toán 4 trường Mầm non (trong diện biên chế) cũng phải kiêm luôn kế toán Tiểu học và Trung học cơ sở, để đảm bảo công tác thu chi tài chính ở các cơ sở giáo dục.
Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn cho huyện trong công tác cán bộ nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
Cũng vì thiếu thốn nhân sự (kế toán) Mầm non nên chúng tôi buộc phải tính phương án “bất đắc dĩ” như vậy”, ông Hoàn cho biết.
Lãnh đạo huyện Như Thanh cam kết, nếu tỉnh chấp thuận phương án tuyển dụng đặc thù theo đề xuất của huyện, đơn vị sẽ hợp đồng lại đối với số kế toán vừa bị chấm dứt thỏa thuận lao động.
Đó là những người có kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực tài chính. Khi buộc phải chấm dứt thỏa thuận lao động chúng tôi cũng trăn trở lắm các anh ạ!”, ông Hoàn chia sẻ.
Cũng cần phải nói thêm rằng, không chỉ riêng huyện Như Thanh, trước đó tình trạng tuyển dụng sai quy định còn xảy ra tại huyện Yên Định…
Tuy nhiên, để tránh tình trạng phá vỡ biên chế, nhưng không làm mất sự cân đối về vị trí việc làm tại các cơ sở giáo dục, mới đây lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho huyện Yên Định thực hiện hợp đồng đối với 56 lao động là giáo viên Mầm non ngoài biên chế trên cơ sở thẩm định tiêu chí, vị trí việc làm và kế hoạch thực hiện hợp đồng của ủy ban nhân dân huyện Yên Định….
Đây được coi là chủ trương đúng đắn của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trong việc giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư, vừa đảm bảo được nhu cầu về mặt nhân sự, nhưng không phá vỡ biên chế theo.
Vậy, huyện Yên Định được phép tuyển dụng lao động đặc thù, còn huyện Như Thanh thì sao?
THỤY MIÊN
Theo giaogiuc
Trần Minh Lợi bị đề nghị 5-6 năm tù giam
Sáng (24.3), TAND tỉnh Đắk Nông tiếp tục phiên xét xử ngày thứ 3 vụ án Trần Minh Lợi và 7 bị cáo về các tội danh đưa-nhận hối lộ, lợi dụng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. Theo đó, bị cáo Lợi bị đê nghị tuyên án 5-6 năm tù giam.
Các bị cáo tại phần xét hỏi sáng nay.
Trả lời câu hỏi của tòa, Lãnh Thanh Bình, nguyên cán bộ Công an huyện Đắk Mil, khai trong quá trình thu thập chứng cứ, bị Trần Minh Lợi khống chế, đe doạ phải "chồng" 220 triệu và thu thập các chứng cứ phạm tội của cán bộ công an huyện Đắk Mil giao nộp... thì ông Lợi không làm đơn tố cáo; Trần Minh Lợi mượn điện thoại của Bình rồi nhắn qua số máy Lợi có nội dung muốn đưa cho Lợi 500 triệu đồng... Tuy nhiên, HĐXX cho rằng lời khai trên không có bằng chứng.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Nông, ông Trần Minh Lợi bị truy tố ở khung phạt từ 13 đến 20 năm tù giam. Tuy nhiên, căn cứ diễn biến phiên tòa và các tình tiết có lợi cho bị cáo, đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông đã thay đổi quan điểm truy tố, đề nghị tòa tuyên Trần Minh Lợi từ 5 đến 6 năm tù giam.
Các bị cáo Nguyễn Xuân An, Huỳnh Kim Cao Trí, Nguyễn Thị Tý, Huỳnh Thị Cao Thương, Trương Thị Lan bị đề nghị từ 15 đến 18 tháng tù treo. Nguyễn Văn Phúc, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Đại Lộc, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk bị đề nghị từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù giam; Lãnh Thanh Bình từ 2 đến 2 năm 6 tháng tù treo...
Như Tiền Phong đã thông tin, theo cáo trạng, ngày 15.1.2016 tại xã Thuận An, Công an huyện Đắk Mil bắt được 1 vụ đánh bạc, thu giữ hơn 4 triệu đồng. Ngay sau đó, người nhà của các con bạc đã liên hệ với Lãnh Thanh Bình để chạy tại ngoại.
Tại một quán cà phê, người nhà các con bạc đã đưa cho Bình 60 triệu đồng. Nguyễn Xuân An đã ghi âm, quay clip lại toàn bộ cuộc "giao dịch" nói trên. Sau đó, ông Lợi đã dùng clip trên làm bằng chứng để tố cáo.
Bị cáo Lãnh Thanh Bình.
Cũng theo cáo trạng, vào tháng 4.2014, Lợi thế chấp sổ đỏ để vay vốn tại Phòng giao dịch Đại Lộc (thuộc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk) 1,8 tỷ đồng. Lợi đã nhắn tin cho Nguyễn Văn Phúc (nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Đại Lộc) nếu được giải ngân sẽ chi cho Phúc 150 triệu đồng.
Ngày 22.4.2014, bị cáo Lợi được ông Nguyễn Đức Trọng (Tổ trưởng tổ tín dụng) thông báo đồng ý cho vay 1,8 tỷ đồng nhưng phải giải ngân trong 2 đợt. Lợi nói với Phúc, nếu vậy sẽ đưa trước cho Phúc 50 triệu, sau khi giải ngân đợt 2 sẽ đưa nốt số tiền còn lại. Tuy nhiên, Phúc chỉ nhận 30 triệu đồng, rồi nói Lợi đưa số tiền 20 triệu cho Trọng. Quá trình trao đổi Lợi đều ghi âm lại rồi đưa cho Phúc nghe, ép Phúc phải giải ngân số tiền đợt 2, khi chưa có thể chấp.
Trần Minh Lợi cùng với người nhà con bạc Nguyễn Xuân An, Huỳnh Kim Cao Trí, Nguyễn Thị Tý, Huỳnh Thị Cao Thương, Trương Thị Lan và Lãnh Thanh Bình; Nguyễn Văn Phúc bị VKSND tỉnh Đắk Nông truy tố về tội danh đưa - nhận hối lộ và lợi dụng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Dự kiến chiều nay toà tuyên án.
Theo Vũ Long (Tiền Phong)
Chủ Facebook "chống tham nhũng" không thừa nhận tội đưa hối lộ Cáo trạng cho rằng bị cáo đưa hối lộ 90 triệu đồng nhưng bị cáo nói việc này chỉ nhằm thu thập chứng cứ tố cáo tiêu cực... Sáng 22.3, TAND tỉnh Đắk Nông đã xử sơ thẩm vụ Trần Minh Lợi (SN 1968, trú xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) cùng bảy bị cáo khác bị truy tố về các...