16 hình ảnh về sự thay đổi của Trái Đất khiến ai cũng phải giật mình
Dưới sự tác động của con người, thiên nhiên đang dần biến đổi theo hướng tiêu cực. Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện sau đây để tận mắt chứng kiến những gì con người đã gây ra cho trái đất.
1. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhựa được tái chế, phần còn lại tập kết tại các bãi rác, trở thành thức ăn của nhiều động vật.
Ảnh: BrightSide
2. Chim biển là một trong những loài hứng chịu hậu quả từ các sự cố tràn dầu.
Ảnh: BrightSide
3. Vi nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Ảnh: BrightSide
4. Những hộp nhựa này có thể mất đến hơn 1 thế kỷ để phân hủy.
Ảnh: BrightSide
5. Nhiệt độ nước biển tăng cao đang giết chết các rạn san hô đầy màu sắc trên toàn thế giới.
Ảnh: BrightSide
Video đang HOT
6. Biển Aral đã từng là lớn thứ tư trên thế giới, bây giờ nó chỉ còn lại 10% lượng nước và không bao giờ có thể phục hồi lại được.
Ảnh: BrightSide
7. Hạn hán trở nên thường xuyên và dữ dội hơn, dẫn đến sự biến mất tạm thời của những thác nước lớn.
Ảnh: BrightSide
8. Thiếu mưa ảnh hưởng lớn đến động vật, nhất là với những loài mang lại giá trị kinh tế.
Ảnh: BrightSide
9. Đôi khi chúng ta muốn gần gũi với động vật hoang dã, nhưng ít ai biết rằng những loài này chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống tự do.
Ảnh: BrightSide
10. Dân số linh trưởng đang giảm mạnh và nhiều loài có thể phải sống trong điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo sự sống còn.
Ảnh: BrightSide
11. Nạn phá rừng ồ ạt gây hiểm họa rất lướn đến cả thế giới.
Ảnh: BrightSide
12. Các dịch vụ du lịch vô tình làm ô nhiễm các cảnh quan thiên nhiên này.
Ảnh: BrightSide
13. Hàng ngàn động vật mất đi nơi sinh sống.
Ảnh: BrightSide
14. Băng tan khiến các động vật xứ lạnh phải chiến đấu từng ngày.
Ảnh: BrightSide
15. Chính con người cung đang sống giữa vô vàn rác thải.
Ảnh: BrightSide
16. Sông băng đã tan chảy với tốc độ gấp đôi bình thường kể từ đầu thế kỷ.
Ảnh: BrightSide
Khánh Linh
Sông băng dày nhất thế giới đang tan chảy
Sự suy giảm của sông băng Taku ở Alaska đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều trong những bức ảnh mới được công bố bởi NASA.
Sông băng khổng lồ Taku có độ sâu khoảng 1481 mét, được xem là sông băng dày nhất thế giới.
Hình ảnh sông băng Taku tan chảy được NASA ghi lại.
Trước đó, những hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 8 năm 2014 và tháng 8 năm 2018 cho thấy các dấu hiệu băng tan ở sông băng Taku lần đầu tiên kể từ năm 1946.
Cho đến gần đây, những hình ảnh mới nhất đã tiếp tục khiến các nhà nghiên cứu không khỏi giật mình trước sự tan rã của sông băng Taku chưa có dấu hiệu dừng lại. Sông băng dày nhất thế giới cuối cùng đã chịu khuất phục trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Theo nhà nghiên cứu về sông băng Mauri Pelto, người đã mất nhiều thập kỷ để nghiên cứu Taku lo lắng về việc sông băng này sẽ còn tiếp tục tan chảy trong phần còn lại của thế kỷ.
Pelto cho rằng những dấu hiệu tan chảy của Taku này không chỉ đến sớm hơn 80 năm so với kế hoạch, mà còn dập tắt hy vọng mang tính biểu tượng trong cuộc đua tìm hiểu sự thay đổi khí hậu.
Trong số 250 sông băng mà Pelto đã nghiên cứu trên toàn cầu, Taku là sông băng duy nhất rõ ràng không chịu khuất phục trước biến đổi khí hậu.
Thậm chí, các nhà khoa học nói rằng Taku đã tăng khoảng 0.3048 m mỗi năm từ năm 1946 đến 1988. Tuy nhiên, mức tăng đó đã dừng lại vào năm 2018.
"Để xảy ra quá trình chuyển đổi diễn ra quá nhanh tại sông băng Taku cho thấy biến đổi khí hậu đang lấn át chu kỳ tự nhiên tiến lên và rút lui mà sông băng thường sẽ trải qua", Pelto nói.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Fox News
1001 thắc mắc: Tại sao cá ngựa đực lại mang thai? Khác với các loài sinh vật khác dưới biển, cá ngựa có đặc điểm sinh sản rất khác biệt. Những con đực sẽ là những con mang thai và trực tiếp đẻ ra những con cá ngựa con. Cá ngựa hay hải mã là tên của một loài động vật sống ở các vùng biển nhiệt đới. Chúng thường có chiều dài từ...