16 dấu hiệu mang thai sớm trước cả khi chậm kinh
Thường sau khi chậm kinh bạn mới dùng que thử thai lúc đó thai nhi đã được 4 – 6 tuần. Nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra các dấu hiệu mang thai sớm trước cả khi chậm kinh.
Nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra dấu hiệu mang thai sớm trước cả khi chậm kinh
Dấu hiệu mang thai sớm nhất
Các dấu hiệu mang thai thường giống như các triệu chứng trước khi có kinh nguyệt.
1. Ngực đau hoặc to hơn bình thường
Một trong những thay đổi sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy khi mang thai là đau ngực. Bạn cũng có thể cảm thấy ngực to hơn bình thường. Điều này là do mức hormone progesterone tăng trong cơ thể. Dấu hiệu này có thể tiếp tục kéo dài suốt thai kỳ hoặc giảm dần sau vài tuần đầu tiên.
2. Quầng thâm vú
Bạn cũng dễ nhận thấy khu vực xung quanh núm vú (quầng thâm) tối màu hơn. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là một đến hai tuần sau khi thụ thai và thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Quầng thâm vú xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố, cộng với lượng đường trong máu và huyết áp thấp hơn bình thường.
3. Buồn nôn
Buồn nôn và nôn thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến thứ 6 của thai kỳ.
Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể tiết ra chất nhầy dính, trắng hoặc vàng nhạt. Điều này là do sự gia tăng hormone và lưu lượng máu âm đạo.
5. Ra máu (máu báo)
Máu báo là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Bạn có thể thấy quần lót bị dính một chút máu trong khoảng từ ngày thứ 10 – 14 sau khi thụ thai. Máu báo thường xảy ra khoảng 1 tuần trước ngày dự kiến có kinh nguyệt. Máu báo thường có màu nâu nhạt hơn so với máu kinh nguyệt và không kéo dài lâu.
6. Đi tiểu thường xuyên
Video đang HOT
Cơ thể tăng lượng máu khiến thận phải xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường. Điều đó có nghĩa là bàng quang sẽ có nhiều chất lỏng hơn khiến bạn thường xuyên phải đi tiểu. Đây là dấu hiệu mang thai sớm nhất, sau khi thụ thai khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không có dấu hiệu này cho đến tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Tăng lượng máu khi mang thai khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn
7. Tăng thân nhiệt nhẹ
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ trong khoảng 18 ngày sau khi rụng trứng. Nếu bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, bạn sẽ nhận ra điều này.
8. Đầy hơi
Nếu bạn thường xuyên thấy đầy hơi sau khoảng thời gian ngắn quan hệ không dùng biện pháp bảo vệ, rất có thể bạn đã mang thai. Hệ tiêu hóa của bạn có thể sẽ hoạt động chậm hơn vì thay đổi nội tiết tố, gây ra đầy hơi.
9. Táo bón
Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Sự gia tăng progesterone khiến thức ăn di chuyển chậm hơn, có thể dẫn đến táo bón.
10. Mệt mỏi
Khi mang thai nồng độ hormone progesterone tăng vọt
Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng vọt. Hormone progesterone tăng cao sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời, hàm lượng đường trong máu giảm, huyết áp hạ và tăng sản xuất máu cũng khiến bạn thấy mệt.
11. Nhạy cảm với mùi
Phụ nữ mang thai có khứu giác rất nhạy cảm, vì vậy các mùi khác nhau như mùi thức ăn, mùi nước hoa hay khói thuốc lá… đều có thể gây buồn nôn.
Phụ nữ mang thai có khứu giác rất nhạy cảm
12. Thèm ăn hoặc không muốn ăn
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ (đặc biệt là trong 3 tháng đầu) sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của người phụ nữ. Một số bà bầu cảm thấy rất thèm ăn một món gì đó, trong khi những người khác thì hoàn toàn không muốn ăn.
13. Nhức đầu
Lưu thông máu tăng lên do thay đổi nội tiết tố có thể gây đau đầu nhẹ.
14. Tâm trạng lâng lâng
Sự gia tăng nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể dẫn đến thay đổi cảm xúc bất thường.
15. Chóng mặt
Khi các mạch máu giãn nở và huyết áp giảm xuống, bạn có thể cảm thấy chóng mặt. Đầu thai kỳ, lượng đường trong máu giảm cũng có thể khiến bạn bị ngất xỉu.
16. “Cảm giác” là mình có thai
Nhiều phụ nữ tin rằng họ có trực giác về việc mang thai. Trực giác của họ thường được chứng minh là đúng. Có lẽ bạn chỉ cảm thấy cơ thể khác biệt, mệt mỏi, ủ rũ, buồn nôn, lâng lâng, ợ nóng, táo bón hoặc thấy mình thường xuyên đi vệ sinh hơn…
Các dấu hiệu mang thai khác nhau ở mỗi người. Những dấu hiệu này cũng rất dễ bị nhầm lần với các dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt (hội chứng tiền kinh nguyệt). Bởi vậy, để biết chắc chắn xem bạn có thai hay không, tốt nhất là nên dùng que thử thai tại nhà hoặc đến phòng khám/bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bác sĩ BV Việt Đức giải đáp thắc mắc của đa số bạn nữ theo chế độ Keto: "Vì sao ăn kiêng tinh bột lại bị chậm kinh, ngưng kinh?"
Với những bạn ăn kiêng Keto, việc chậm kinh, ngưng kinh là điều chắc chắn đều gặp phải nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra điều này, mối quan hệ giữa việc ăn kiêng tinh bột với kinh nguyệt và cách để tránh gặp phải tình trạng chậm kinh, ngưng kinh khi muốn giảm cân với Keto.
Bạn Minh Hương (25 tuổi, TP.HCM) hỏi:
Hiện tại em đã keto được 3 tháng và kết quả rất khả quan, em đã giảm được gần 20kg và sẽ cố gắng keto cho đến khi đạt được số cân nặng mình mong muốn. Nhưng kèm theo Keto thành công thì em cũng bị chậm kinh nguyệt hơn 3 tuần qua.
Xin bác sĩ cho em biết tại sao lại xảy ra tình trạng này và có cách nào để giải quyết vấn đề này hay không? Em xin cảm ơn!
Bạn Thảo Linh (22 tuổi, Hà Nội) hỏi:
Em Keto từ ngày 17/7 có giảm cân nhưng giảm cũng chậm, tại cơ địa em với thỉnh thoảng em cũng phạm ( vi phạm nguyên tắc ăn kiêng của keto - PV). Em không nóng vội giảm cân quá nhiều nhưng e lại gặp 1 vấn đề khác, mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em thấy các nhiều người Keto chỉ bị chậm kinh thôi nhưng từ ngày Keto em lại mất kinh, không biết có sao không. Mong bác sĩ giúp e với ạ.
Bạn Thu Trang (18 tuổi, Hà Nội) hỏi:
Thưa bác sĩ, cháu Keto 2 tháng 9 ngày xuống được 8.7kg, ngoài ra dạ dày của cháu cũng tốt lên rất nhiều dù ăn ít hoặc không ăn thì cũng không bị cồn cào hay ợ chua, bụng rất nhẹ.
Nhưng cháu lại có một chuyện hơi thầm kín muốn hỏi bác sĩ là ăn Keto thì bị chậm kinh 2 tháng, không có hiện tượng mệt mỏi hay khó chịu gì nhưng cháu vẫn hơi lo ạ.
Keto (hay Ketogenic) là tên một chế độ ăn kiêng, trong đó tiêu thụ một lượng rất nhỏ tinh bột (carbohydrate), một lượng lớn chất béo và protein để kích thích cơ thể chuyển sang trạng thái chuyển hóa Ketosis - đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng cho não.
Trên thực tế có đến 4 kiểu ăn Keto tùy theo nhu cầu và mục tiêu giảm cân của từng người. Tuy nhiên khi nhắc đến Keto, thông thường người ta sẽ hiểu đó là chế độ Keto tiêu chuẩn (tức là hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn chỉ gồm 5% tinh bột, 75% chất béo và 20% protein).
ThS. BS. Hoàng Minh Đức - Bác sĩ ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trả lời:
Chế độ ăn kiêng Keto là chế độ dinh dưỡng với thành phần thực phẩm hấp thụ chủ yếu là chất béo, ít chất đạm để cung cấp năng lượng là chính, giảm lượng tinh bột hấp thụ giúp giảm cân, làm đẹp vóc dáng, da dẻ mịn màng.
Tuy nhiên, việc duy trì chế độ ăn kiêng keto lâu dài lại không tốt bởi lượng tinh bột được cung cấp cho cơ thể rất thấp. Một nhóm nghiên cứu người Nhật gốc Việt cũng đã chỉ ra rằng trong tinh bột có những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể con người, khi lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể thấp thì cũng không đảm bảo được hệ miễn dịch.
Thực tế, năng lượng chủ yếu trong bộ não là đường glucose, xuất phát từ tinh bột. Do đó, khi bộ não không được nuôi dưỡng tốt, hệ thống dưới đồi tuyến yên (có tác dụng giải phóng các loại hormones trong cơ thể) của người phụ nữ ăn kiêng keto kéo dài sẽ không được linh hoạt bằng những người ăn uống đầy đủ tinh bột. Khi đó, nó có thể gây ra sự suy giảm hormones nội tiết tố và rối loạn nội tiết tố nữ.
Thêm vào đó, để có kinh nguyệt tốt, niêm mạc cổ tử cung phải dày, nội tiết tố phải tốt. Khi đạt ngưỡng nội tiết tố cực đỉnh sẽ làm cho niêm mạc của cổ tử cung bong ra và tạo ra một chu kỳ kinh.
Những người ăn kiêng Keto lâu dài thường có niêm mạc cổ tử cung mỏng hơn và lâu bong ra hơn so với những người ăn uống bình thường, từ đó, gây ra tình trạng chậm kinh hoặc không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy, phụ nữ nên thực hiện chế độ ăn keto trong một thời gian vừa đủ, không nên kéo dài. Hoặc mọi người có thể ăn keto cách ngày, cách này cũng mang lại hiệu quả giảm cân tốt cho người phụ nữ.
Ngoài ra, để giữ vóc dáng, chị em phụ nữ cũng nên tập luyện đều đặn, ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là ăn hoa quả và đầy đủ các vitamin - đóng vai trò quan trọng, là tiền chất, coenzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể và uống đủ nước.
Theo Helino
Quan hệ trước ngày 'đèn đỏ' có an toàn? Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, "yêu" trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi có kinh được xem là an toàn. Thông thường, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động từ 22 đến 35 ngày. Tùy thuộc từng người, giai đoạn hành kinh kéo dài 2-6 ngày. Ví dụ, bạn có chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày,...