16 Đại sứ nhiệm kỳ 2018-2021 vừa được phê chuẩn bổ nhiệm là ai?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2021 đối với 16 cán bộ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam làm Đại sứ tại Nhật Bản (Ảnh IT)
Theo Nghị quyết, ông Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản kiêm nhiệm Cộng hòa Quần đảo Marshall.
Ông Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan.
Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Ông Đặng Trần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Roumania kiêm nhiệm Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro.
Ông Phạm Thanh Dũng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch kiêm nhiệm Cộng hòa Iceland.
Ông Vũ Ngọc Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Panama, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Angola kiêm nhiệm Cộng hòa Congo, Cộng hòa Zambia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Guinea Xích Đạo, Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe, và Cộng hòa Cape Verde.
Ông Phạm Sanh Châu làm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan. Ảnh: Bích Hà/TTXVN.
Video đang HOT
Ông Phạm Hải, Vụ trưởng Vụ Trung Đông-Châu Phi-Mỹ Latinh, Ban Đối ngoại Trung ương, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Belarus.
Ông Trần Quang Tuyến, Quyền Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trần Thành Công, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Roumani, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa A-rập Ai Cập, kiêm nhiệm Cộng hòa Sudan, Cộng hòa Lebanon, Cộng hòa Tunisia, Nhà nước Libya, Cộng hòa Djibouti, Nhà nước Palestine và Nhà nước Eritrea.
Bà Lê Linh Lan, Phó Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Thụy Sỹ kiêm nhiệm Công quốc Liechtenstein.
Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Bulgaria, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Kazakhstan kiêm nhiệm Gruzia.
Ông Vũ Viết Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản trị Tài vụ, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Saudi Arabia kiêm nhiệm Vương quốc Hashemite Jordan, Vương quốc Oman, Vương quốc Barain và Cộng hòa Yemen.
Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Italy kiêm nhiệm Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Malta và Cộng hòa San Marino.
Ông Đỗ Minh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Nhà nước Israel.
Ông Lê Bá Vinh, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Ông Đoàn Tuấn Linh, Phó Giám đốc, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Bulgaria kiêm nhiệm Cộng hòa Macedonia.
Nghị quyết cũng phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung địa bàn kiêm nhiệm cho ông Phạm Anh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Nigeria kiêm nhiệm Cộng hòa Sierra Leone, Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Togo, Cộng hòa Cameroon và Cộng hòa Chad, nay kiêm nhiệm thêm Cộng hòa Liberia.
Theo Danviet
Khi cần bảo vệ tổ quốc, cảnh sát biển được quyền nổ súng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, khi cần bảo vệ tổ quốc được quyền nổ súng nhưng lại được giao thực thi nhiệm vụ dân sự. Dự thảo luật Cảnh sát biển phải thể hiện được nội dung này, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sáng 11/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp thứ 25 của UB Thường vụ Quốc hội với nội dung đầu tiên được xem xét là về dự luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam.
Thượng tướng Lê Chiêm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo trước Thường vụ Quốc hội về dự án luật
Báo cáo giải trình, tiếp thu về nội dung quy định vị trí của cảnh sát biển Việt Nam, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt cho biết, thảo luận về nội dung này, đa số ý kiến đề nghị quy định CSB Việt Nam thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Một số ý kiến đề nghị quy định CSB là lực lượng thuộc quân đội. Có ý kiến đề nghị không quy định CSB là lực lượng vũ trang. Cũng có ý kiến khác đề nghị quy định CSB Việt Nam trực thuộc Chính phủ.
Thường trực UB Quốc phòng - An ninh nêu quan điểm, hiện nay, việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; tình hình an ninh, trật tự trên biển diễn biển khó lường; tình hình tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và tội phạm ma túy diễn biến phức tạp; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống gia tăng. Môi trường hoạt động trên biển khó khăn, khắc nghiệt, cán bộ, chiến sĩ CSB thường xuyên phải đối diện với nhiều rủi ro, thách thức, thậm chí có thể hy sinh.
Theo UB Quốc phòng - An ninh, nếu quy định CSB Việt Nam là lực lượng dân sự thì khó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, nhất là việc tham gia giải quyết các "tình huống quốc phòng, an ninh" trên biển như trong thời gian vừa qua.
Thường trực UB này "bác bỏ" đề xuất quy định CSB Việt Nam trực thuộc Chính phủ vì theo các ý kiến trước đó, ban soạn thảo luật đã tiếp thu, quy định Bộ trưởng Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước với lực lượng này.
Tuy nhiên, CSB nếu là lực lượng thuộc quân đội thì không phù hợp với xu thế quốc tế trong việc sử dụng lực lượng thực thi pháp luật trên biển, thực hiện các biện pháp pháp luật, nhân đạo, hòa bình để quản lý, bảo vệ biển. Việc quy định đó có thể gây hiểu nhầm Việt Nam sử dụng lực lượng quân sự giải quyết các vấn đề trên biển.
Cũng theo UB này, dự thảo Luật Chính phủ trình quy định "Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân" là không phù hợp với Hiến pháp 2013, không thống nhất với Luật Quốc phòng (Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Quốc phòng thì thành phần lực lượng vũ trang gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ), dễ gây hiểu nhầm CSB tương đương quân đội, công an hoặc dân quân tự vệ.
Cho ý kiến về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, việc quy định CSB thuộc lực lượng vũ trang là không đúng mà phải khẳng định lực lượng này "là lực lượng vũ trang". Còn việc thuộc tổ chức nào, theo ông Hiển, sau sẽ phân công để phù hợp với thông lệ quốc tế, để cảnh sát biển Việt Nam đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phân tích, lực lượng CSB có nhiệm vụ chấp pháp trên biển, cũng giống như bộ đội biên phòng là lực lượng chấp pháp trên đất liền. "Biên phòng là lực lượng vũ trang, CSB cũng vậy. Nhiệm vụ chính của CSB là chấp pháp trên biển, bảo vệ vùng biển của đất nước khi bị tấn công" - ông Tỵ lập luận.
Cho rằng vị trí CSB Việt Nam xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chỉ rõ những nhiệm vụ quy định trong dự thảo luật lâu nay vẫn do lực lượng này thực hiện. Theo đó, ông Lưu đề nghị các quy định luật nên kế thừa pháp lệnh xác định CSB Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân.
Ông Lưu nhận xét, từ khi thành lập CSB Việt Nam đến nay chưa có khiếu nại hay tranh chấp gì về quá trình chấp pháp của lực lượng này, chưa kể thông lệ quốc tế vẫn cho đó là lực lượng vũ trang, không nên thay đổi vị trí của lực lượng CSB Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho ý kiến về dự án luật
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu yêu cầu, luật Cảnh sát biển Việt Nam nếu được thông qua phải nâng cao vị thế và sức mạnh của lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển.
Chủ tịch Quốc hội phân tích, về bản chất, cảnh sát biển là lực lượng vũ trang, khi cần bảo vệ tổ quốc được quyền nổ súng nhưng có cái khó là thực thi nhiệm vụ dân sự. Vậy phải quy định làm sao thể hiện được đúng đặc điểm này, để phù hợp với thông lệ quốc tế mà nhiều nước đang áp dụng.
Báo cáo thêm về vấn đề đặt ra, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư lệnh CSB Việt Nam cho biết, các nước trên thế giới có lực lượng bảo vệ bờ biển với khái niệm "Coast Guard" có ý nghĩa là lực lượng vũ trang, bảo vệ biển đảo và thực thi pháp luật trên biển. Lực lượng này có thể thuộc Bộ Tài Chính, Bộ GTVT, trực thuộc Chính phủ hay Bộ Quốc phòng, tuỳ tình hình mỗi nước.
Tướng Sơn cho rằng, Pháp lệnh CSB Việt Nam năm 2008 đã quy định đây là lực lượng vũ trang. Theo đó, việc tiếp thu đưa vào luật không ảnh hưởng thực tế nhiều năm đã thực hiện thời gian qua.
P.Thảo
Theo Dantri
Việt Nam luôn kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Năm 2017, tình hình Biển Đông tuy không có các vụ việc nghiêm trọng nhưng tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức khó lường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục kiên trì, kiên quyết đấu tranh trên thực địa, chính trị và ngoại giao để giữ vững chủ quyền... Ông Lê...