150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên
Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.
Theo Kyodo News , một công ty ở Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản, không trả lương cho khoảng 150 thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam trong ít nhất một tháng nay, với số tiền lên tới hàng chục triệu yên (1 triệu yên tương đương 162 triệu đồng).
Chủ tịch công ty nói với Kyodo News vào đầu tháng này rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động. Vị này bày tỏ mong muốn sử dụng hệ thống của chính phủ Nhật Bản để trả tiền lương cho người lao động.
Một số người biểu tình đòi lương.
Cũng theo truyền thông Nhật Bản, ông Phan Tiến Hoàng, người đứng đầu ban quản lý lao động của Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về tình hình này. Ông Hoàng cho biết nhiều công dân Việt Nam tại Nhật Bản đang trong tình trạng vô cùng khó khăn vì không nhận được tiền lương.
Trong một vụ việc khác được đưa tin vào tháng 6, công ty Chateraise, nhà sản xuất bánh kẹo tại Kofu, tỉnh Yamanashi, buộc 88 công nhân Việt Nam chờ trong khoảng hai tháng rưỡi mà không trả trợ cấp nghỉ phép cho họ. Những công dân này có tư cách lưu trú, đã ký hợp đồng và dự kiến bắt đầu làm việc từ tháng 2, song việc chậm trễ trong hoạt động toàn diện tại nhà máy mới đã làm chậm ngày bắt đầu làm việc.
Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 1992 trên cơ sở Biên bản ghi nhớ về “Chương trình đưa và tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài đi đào tạo tại Nhật Bản” được ký kết giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JITCO).
Thông qua chương trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo nghề cho một bộ phận thanh niên tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm nâng cao trình độ tay nghề, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận phương pháp và dây chuyền sản xuất hiện đại.
Video đang HOT
Tính đến tháng 6/2024, có khoảng 600.000 công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản. Số lượng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng gấp mười lần trong thập kỷ qua khi nhiều người tìm kiếm các cơ hội làm việc tại Nhật Bản.
Hành động ấm lòng của cụ ông người Nhật khi lao động Việt hỏi mua quả hồng
Khi nhóm lao động Việt Nam ngỏ ý muốn mua quả hồng về ăn, cụ ông người Nhật vui vẻ mang dụng cụ ra vườn hái những trái hồng to, đẹp mắt để tặng.
Đặc biệt, cây hồng không bị chặt bỏ.
Nguyễn Thị Mỹ Hòa, 27 tuổi, tu nghiệp sinh tại Nhật Bản, gần đây thu hút sự chú ý trên trang cộng đồng người Việt tại xứ sở hoa anh đào khi chia sẻ đoạn video về trải nghiệm đặc biệt ở xứ người.
Trong video, Hòa cùng bạn bè vào vườn của một người Nhật hỏi quả mua hồng. Thay vì ra giá hay từ chối, cụ ông Nhật Bản vui vẻ lấy dụng cụ hái quả, vào vườn hái tặng nhóm lao động đến từ Việt Nam những quả hồng to, đẹp nhất.
"Vào vườn hỏi mua hồng mà ông không bán. Ông bảo cho thôi, không lấy tiền, và cái kết vỡ òa của mấy chị em", Hòa chia sẻ trên kênh Tiktok cá nhân.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Hòa kể rằng khoảng nửa tháng trước, cô và nhóm bạn nhân dịp được nghỉ làm đã rủ nhau đến Koshigaya, tỉnh Saitama tham quan. Khi đi ngang qua một khu vườn của gia đình người Nhật, cả nhóm bị thu hút bởi cây hồng sai trĩu quả.
Lúc cô gái Việt đề nghị mua vài quả hồng về ăn, cụ ông người Nhật không những vui vẻ đồng ý mà còn nhiệt tình vào lấy dụng cụ hái quả, chọn những quả hồng to, đẹp mắt hái xuống tặng.
"Chúng tôi thấy cây hồng sai trĩu quả, chín đỏ mọng nên nảy ra ý định chờ có người ra vườn để hỏi mua. Trong lúc mấy chị em đang trò chuyện, thì một cụ ông đi tới. Khi chúng tôi hỏi mua quả, ông chỉ bảo 'đợi chút', rồi vào trong lấy đồ để hái.
Một lúc sau, ông đưa cho chúng tôi 15 quả hồng, và kiên quyết từ chối nhận tiền", Hòa kể lại.
Hòa và nhóm bạn đã chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ này lên mạng xã hội để lưu giữ kỷ niệm. Dưới phần bình luận, không ít người tò mò, hỏi rằng liệu hôm sau người Nhật có chặt bỏ cây hồng không?.
Hòa cho biết, cây hồng vẫn còn nguyên vẹn. Theo cô, việc ông cụ người Nhật cho nhóm quả hồng là vì ông quý mến lao động Việt Nam, chứ không phải "thảo mai" như nhiều người từng gặp phải.
Cô gái quê Quảng Trị sang Nhật Bản vào năm 2017, theo chương trình thực tập sinh ngành thực phẩm. Sau hơn 7 năm sinh sống tại đây, cô chia sẻ bản thân may mắn gặp được những người Nhật Bản tốt bụng.
"Ở đâu cũng có người này, người kia, nhưng những người Nhật tôi từng tiếp xúc đều rất tốt. Chị đồng nghiệp cùng công ty tôi là một ví dụ. Nhà chị có cây mận, năm nào vào mùa cũng hái quả mang đến công ty cho chúng tôi.
Thỉnh thoảng, nữ đồng nghiệp còn lái ô tô đưa chúng tôi về nhà chơi, ăn uống. Đến nhà chị, chúng tôi thoải mái hái quả ăn", Hòa kể lại.
Người Nhật không thích bị nhòm ngó nơi ở
Trước đó, đoạn video ghi lại cảnh "người Nhật chặt cây sau khi có người xin quả" từng gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Rất nhiều người thắc mắc về lý do đằng sau hành động này.
Chia sẻ về vấn đề này, chị Nguyễn Thùy Linh, 45 tuổi, chủ một doanh nghiệp chuyên cung ứng lao động kỹ thuật sang Nhật Bản, cho biết không bất ngờ khi câu chuyện chặt cây lại thu hút nhiều tranh luận đến vậy.
Lao động Việt xin 2 quả cam, chủ nhà vui vẻ cho. Hôm sau quay lại bất ngờ khi thấy cây cam đã bị chặt bỏ (Ảnh cắt từ clip).
Từng nhiều năm sinh sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc, chị Linh hiểu khá rõ việc người Nhật rất coi trọng không gian sống riêng tư, thậm chí từng cái cây, chậu cảnh ở nhà. Trong vườn, người Nhật thường trồng rất nhiều cây ăn quả, đặc biệt là cây hồng.
"Nếu lỡ có người lạ vào xin hoặc hái trộm, gia chủ thường nghĩ rằng ngôi nhà của họ đang bị người khác dòm ngó. Do đó, dù yêu thích cái cây, họ chấp nhận chặt bỏ để tránh gặp phiền phức và mất công trông coi", chị Linh giải thích.
Tuy nhiên, theo chị Linh, việc chặt bỏ cây chỉ là hành động mang tính cá nhân, không phải gia đình người Nhật nào cũng như vậy.
Từ kinh nghiệm của bản thân, chị Linh cho biết, văn hóa xin - cho ở Nhật Bản khác biệt so với nhiều quốc gia khác. Do đó, khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản phải tôn trọng văn hóa của người bản địa.
"Việc hiểu và tôn trọng văn hóa Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, đặc biệt là trong việc mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc", chị Linh chiêm nghiệm.
Bỏ việc ở nước ngoài, chàng trai về quê nuôi con có thứ quý như vàng, thu lãi 600 triệu đồng/năm Bỏ việc lương cao ở Nhật Bản, chàng trai về quê nuôi con hiền lành, có bộ phận quý như vàng, nhẹ nhàng thu lãi hơn 600 triệu đồng/năm. Người đàn ông quyết định bỏ việc lương cao ở nước ngoài, về quê lập nghiệp đó là chàng trai Đinh Đức Phú (SN 1996, trú xã Quế Thuận, huyện Quế Sơn, Quảng Nam)....