150 nghị sĩ Nhật thăm đền chiến tranh
Khoảng 150 nhà lập pháp Nhật Bản vừa có chuyến viếng thăm đền Yasukuni, một động thái được cho là sẽ leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với các láng giềng.
Yasukuni là một ngôi đền gây tranh cãi, bởi nơi đây thờ những binh sĩ Nhật tử trận, trong đó có cả những người bị cho là tội phạm chiến tranh từ thời Thế chiến II.
Các nghị sĩ Nhật tới đền Yasukuni để đánh dấu một lễ hội mùa xuân.
Chuyến thăm đánh dấu lễ hội mùa xuân này diễn ra một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có mặt tại Tokyo. Nó cũng nằm trong bối cảnh mối quan hệ sóng gió giữa Nhật Bản và các láng giềng đang căng thẳng về lịch sử và địa chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe không tới thăm đền nhưng ông đã gửi một lễ vật truyền thống tới đó hôm 21/4. Theo tin từ Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh phản đối hành động này.
“Chúng tôi hối thúc phía Nhật Bản có thái độ đúng đắn trong các vấn đề lịch sử, chấm dứt những hành động khiêu khích và giành được niềm tin của khu vực châu Á cũng như toàn thế giới bằng những hành động cụ thể”, ông Tần Cương nói tại một cuộc họp báo.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thì chỉ trích ông Abe “lãng mạn hóa chủ nghĩa thực dân Nhật Bản và cuộc chiến xâm lược” bằng cách tỏ lòng tôn kính tới ngôi đền.
Các nhà lập pháp Nhật vẫn viếng thăm đền Yasukuni dù bị phía Hàn Quốc và Trung Quốc phản đối.
Các quan chức Nhật Bản thường thăm đền Yasukuni trong các mùa lễ hội và vào ngày kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng hồi Thế chiến II.
Nhà lập Pháp Hidehisa Otsuji nói với hãng tin AP rằng ông tới thăm đền với “tâm trí bình tĩnh” và không “có ý gì khác”.
“Tôi đã đến đây hàng chục năm nay rồi”, ông Otsuji nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ và truyền thông Nhật Bản Yoshitaka Shindo khẳng định: “Vì đây là chuyến thăm mang tính cá nhân của tôi, tôi không tin nó ảnh hưởng đến chuyến công du của Tổng thống Mỹ”.
Tuy nhiên, theo phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo thì bất cứ điều gì liên quan tới đền Yasukuni đều thường mang tính chính trị cao độ.
Trung Quốc và Hàn Quốc coi ngôi đền là biểu tượng xâm lược thời chiến của Nhật Bản và cáo buộc Tokyo không thể hiện sự ăn năn cần thiết về những hành động tàn ác thời chiến.
Khi ông Abe tới thăm đền ngày 26/12/2013, sứ quán Mỹ ở Tokyo đã tỏ sự thất vọng và nói hành động của Thủ tướng Nhật sẽ “làm tăng căng thẳng” với các láng giềng.
Washington cũng cố gắng thuyết phục Nhật Bản và Hàn Quốc gạt bỏ những bất đồng và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, cả về vấn đề Triều Tiên lẫn về việc đối trọng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc trong khu vực.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nghị sĩ Mỹ bị bắt quả tang hôn cấp dưới
Một nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa hôm 7/4 phải xin lỗi công khai sau khi một tờ báo ở Louisiana công bố một đoạn phim cho thấy ông này hôn một nhân viên cấp dưới, Reuters đưa tin.
"Không nghi ngờ gì nữa, tôi đã sai và tôi xin được thứ lỗi", hạ nghị sĩ Vance McAllister cho biết trong thông báo được văn phòng của ông công bố. "Tôi cầu xin sự tha thứ từ Chúa, từ vợ, các con, các nhân viên, các cử tri đã bầu tôi".
Ông Vance, nhậm chức vào tháng 11 năm ngoái trong một cuộc bầu cử đặc biệt mà trong đó ông thắng một phần là do đánh bóng các giá trị về đạo Cơ đốc, đã ra thông báo sau khi tờ Công dân Ouchita ở Tây Monroe, Louisiana, đăng đoạn clip lên website của báo này.
Đoạn clip cho thấy, người đàn ông, được nhận dạng là nghị Vance, bước vào khung hình và bật đèn ở phía trước văn phòng. Sau đó, một phụ nữ bước vào, hai người ôm hôn nhau thắm thiết khoảng 30 giây. Báo trên cho hay, người phụ nữ là một nhân viên đã kết hôn tại văn phòng của nghị sĩ này.
Nghị sĩ McAllister, 40 tuổi, đã kết hôn được 16 năm và có 5 con. Cựu binh Mỹ này là người mới bước vào chính trường khi ông tranh cử vào một vị trí bị bỏ trống hồi năm ngoái.
Nghị sĩ McAllister không đề cập trực tiếp tới đoạn clip song xin lỗi về hành động của mình.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Đối sách của Nga, NATO, Mỹ với Ukraina Truyền hình Nga cho hay Hạ viện Nga (Duma Quốc gia) đã bỏ phiếu để bãi bỏ các thỏa thuận giữa Nga và Ukraina về Hạm đội Biển Đen. Duma Quốc gia loại bỏ tổng cộng bốn thỏa thuận về tình trạng của căn cứ hải quân tại thành phố Sevastopol. Trong đó có bao gồm thỏa thuận năm 1997 và giữa Moscow...