15 vật dụng quen thuộc ngày xửa ngày xưa trông như thế nào?
Chắc chắn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc áo, quần hàng nghìn năm tuổi.
1. Đôi tất cổ nhất
Đây là đôi tất len 1500 năm tuổi được tìm thấy ở Ai Cập vào thế kỷ 19. Đôi tất len này được chia ra làm 2 phần to thay vì năm ngón chân như một đôi tất điển hình ngày nay.
2. Đôi giày cổ nhất
Đây được coi là đôi giày đầu tiên mà con người làm ra. Tuổi đời của nó vào khoảng 5500 năm. Khi được tìm thấy trong một hang động ở Armenia, đôi giày này đang được “bảo quản” bằng rơm và phân cừu khô.
3. Chiếc áo ngực cổ nhất
Chiếc áo ngực này khá giống với kiểu áo ngực phụ nữ hiện đại đang dùng. Nó được tìm thấy ở Áo. Người ta ước tính nó được sử dụng cách đây 500 năm, vào khoảng 1390 và 1485.
4. Chiếc quần cổ nhất
Chiếc quần họa tiết này được tìm thấy ở phía tây Trung Quốc và có tuổi đời 3300 năm.
5. Chiếc ví cổ nhất
Chiếc ví kỳ dị có hình răng chó bên ngoài này được tìm thấy ở Đức. Nó đã bị phân hủy và không còn nguyên vẹn vì trải qua quãng thời gian khoảng 4500 năm.
Video đang HOT
6. Kẹo cao su cổ nhất
Kẹo cao su cổ nhất được tìm thấy ở Phần Lan 5000 năm trước. Nó được làm từ vỏ cây bạch dương. Người xưa chủ yếu sử dụng nó để chữa bệnh nhiễm trùng miệng hoặc làm keo dính.
7. Nhạc cụ cổ nhất
Nhạc cụ này nhìn khá giống một loại sáo nhỏ và được tìm thấy vào thời gian người Neanderthals sinh sống nên được gọi là “sáo Neanderthals”. Nhiều người sẽ phải bất ngờ vì tuổi đời của nó, khoảng 55000 năm. Chiếc “sáo” này được tìm thấy ở Slovenia.
8. Kính mắt cổ nhất
Chiếc “kính dâm” đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở Canada và được sử dụng cách đây 800 năm. Chiếc kính được thiết kế để giảm độ chói của mặt trời phản chiếu trên băng tuyết.
9. Bao cao su cổ nhất
Chiếc bao cao su này khá đặc biệt vì được làm từ da cừu và có thể tái sử dụng sau khi được làm sạch bằng sữa ấm. Được tìm thấy ở Thụy Điển, chiếc bao cao su này được cho là “thịnh hành” vào năm 1640.
10. Đồng xu cổ nhất
Đồng xu cổ nhất mà con người biết tới được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được sử dụng cách đây 2700 năm.
11. Chiếc chân giả cổ nhất
Người Ai Cập đã sử dụng chân giả để có thể giúp con người đi lại được. Nó có tuổi đời khoảng 3000 năm.
12. Quả địa cầu cổ nhất
Quả địa cầu cổ nhất được tìm thấy ở Ý. Nó được khắc trên một quả trứng đà điểu và được sử dụng vào khoảng 510 năm trước.
13. Bồn cầu cổ nhất
Loại bồn cầu này được sử dụng phổ biến ở Pakistan 2000 năm trước đây.
14. Tượng hình người cổ nhất
Tượng hình người cổ nhất được cho là có từ 35000-40000 năm trước. Nó được tìm thấy ở Đức.
15. Công thức ghi chép cổ nhất
Công thức ghi chép cổ nhất này được tìm thấy ở Iraq. Đây là một công thức bia được sử dụng cách đây 5000 năm.
Theo Thùy Dương / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn lăng mộ vua Quang Trung: Cần tiến hành khảo cổ
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học.
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học.
Để làm rõ thêm những tranh luận về dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các nhà nghiên cứu đề nghị cần phải tiến hành khảo cổ học, đồng thời có kế hoạch bảo vệ và đưa vào khai thác đối với những gì đã phát hiện.
Theo PGS-TS Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhìn chung những giả thuyết về cung điện Đan Dương là có cơ sở tư liệu nhưng để chứng minh cung điện này nằm ở đâu thì cần đầu tư nghiên cứu thêm.
Đoàn các nhà nghiên cứu đi thực địa tại khu vực chùa Thiền Lâm (Thừa Thiên - Huế).
Nên khai quật khu vực gần chùa Thiền Lâm
"Những tài liệu thơ văn của tác giả Nguyễn Đắc Xuân thì không đủ cơ sở khoa học, các văn bản chữ Hán thì không chuẩn và bị nghi ngờ quá nhiều. Trong khi đó, các vật thể ở hiện trường được cho là có cung điện Đan Dương thì không có cái nào đích thực của triều Tây Sơn, của vua Quang Trung trong khi của chúa Nguyễn thì lại quá nhiều" - ông Đỗ Bang nêu ý kiến.
Cũng theo ông Bang, việc mở rộng nghiên cứu nhằm chứng minh tư liệu khảo cổ học với những di tích, di vật trực tiếp thời Tây Sơn có liên quan đến cung điện và lăng mộ Quang Trung; làm sáng tỏ số phận phủ Dương Xuân có tồn tại vào thời chúa Nguyễn đến lúc quân Trịnh chiếm đóng (từ năm 1775-1786) hay không và sau đó Tây Sơn đã sử dụng phủ này ra sao, vì sao bị xóa sổ...
Trong khi đó, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho rằng việc kết luận có hay không cung điện Đan Dương là một vấn đề rất lớn, cần phải có thời gian và nhiều phương pháp nghiên cứu thêm mới có thể khẳng định được.
Theo chính sử triều Nguyễn, lăng mộ vua Quang Trung nằm ở phía Nam sông Hương (Hương Giang chi Nam).
GS Phan Huy Lê cho rằng vua Quang Trung chết do bệnh nhưng không phải đột ngột đến mức không kịp dặn dò gì. "Quang Trung biết chắc mình sẽ không qua khỏi và Quang Toản sẽ không thể nào đánh được Nguyễn Ánh nên đã chỉ dụ phải nhanh chóng dời đô ra Phượng Hoàng trung đô ở Nghệ An. Với đầu óc quân sự như Quang Trung thì chắc chắn ông lường trước được hậu họa rằng sẽ bị Nguyễn Ánh trả thù và quật mả. Vì vậy, cũng có thể lăng mộ mà triều Nguyễn mô tả và thi hài mà Nguyễn Ánh quật lên đó có thể không phải của vua Quang Trung" - GS Phan Huy Lê nêu giả thuyết, đồng thời đề xuất phải có cuộc khai quật khảo cổ học khu vực chùa Thiền Lâm mở rộng để xác định thêm cứ liệu lịch sử phục vụ cho việc nghiên cứu.
PGS-TS Đỗ Bang cũng đồng tình với phương án tiến hành khảo cổ học để có cứ liệu cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, theo ông, cần cân nhắc lựa chọn vị trí khai quật bởi kết quả nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân không nói rõ chỗ nào là cung điện Đan Dương. "Ở khu vực được cho là nơi cung điện Đan Dương tọa lạc hiện toàn là nhà cửa nên phải nghiên cứu, điều tra lại kỹ lưỡng nhằm khoanh vùng, chọn vị trí chính xác trước khi tiến hành khai quật. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không có cái này thì không thể nào khai quật. Chúng tôi đang chờ ý kiến kết luận của GS Phan Huy Lê để có những kế hoạch tiếp theo" - PGS Đỗ Bang thông tin.
Phải bảo tồn những gì đã có
Về việc này, GS Phan Huy Lê cho rằng có thể kết luận được một số vấn đề mấu chốt quan trọng, như đã xác định được vị trí chùa Thiền Lâm chính là nơi mà thái sư Bùi Đắc Tuyên thời Tây Sơn biến thành dinh cơ riêng của mình để ở và làm việc; đã có các tư liệu của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích hiện là những tài liệu quý giá bậc nhất trong việc nghiên cứu về cung điện Đan Dương và lăng mộ vua Quang Trung.
Về cảm nhận cá nhân, GS Phan Huy Lê nói ông tin có cung điện Đan Dương và lăng của vua Quang Trung được an táng tại đó. "Nơi làm việc của thái sư Bùi Đắc Tuyên đã xác định được thì cũng có thể trung tâm bộ máy triều đại Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung phải được đặt gần đó, còn vị trí nào thì phải được nghiên cứu thêm" - GS Lê lý giải và khẳng định sẽ tổ chức thêm những cuộc hội thảo liên quan đến triều Tây Sơn, lăng mộ vua Quang Trung với quy mô lớn hơn, theo từng chủ đề không những ở Huế mà còn ở Hà Nội và có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về Hán Nôm, về sử học.
Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phải có kế hoạch, chương trình đưa vào bảo tồn nhằm hạn chế, ngăn cấm phá hoại, mua bán đối với tất cả những gì đã phát hiện liên quan đến triều Tây Sơn và lăng mộ vua Quang Trung, dù đã nhất trí hay chưa. Đối với một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã đi tới sự thống nhất tương đối hoặc thống nhất trong một số phạm vi nào đó thì địa phương có thể đưa vào khai thác dựa trên kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị giáo dục.
"Không nên chờ nghiên cứu xong rồi mới khai thác, phải làm song song với nhau, nghiên cứu tới đâu nên phát huy tới đó" - GS Phan Huy Lê kiến nghị.
Theo_Kiến Thức
Ngôi mộ cổ bí ẩn của đại quý tộc đất Nam Bộ Ngôi mộ cổ ở Ba Động là một bí ẩn đang chờ các nhà sử học, khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏ gốc tích. Tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh có một khô mộ cổ bí ẩn, thượng được người dân gọi là "mộ Quận chúa". Mộ tọa lạc trên mảnh đất rộng...