15 tỷ phú giàu nhất ngành thời trang
Giorgio Armani, nhà sáng lập Nike hay tỷ phú Nhật Bản đứng sau Uniqlo đều nằm trong danh sách những người giàu nhất ngành thời trang thế giới.
Theo SCMP, 15 người giàu nhất ngành thời trang sở hữu tổng tài sản 378,3 tỷ USD, trong đó đứng đầu là Bernard Arnault. Ông là chủ tịch LVMH – tập đoàn hàng hiệu xa xỉ lớn nhất châu Âu. Ông là người giàu thứ 3 thế giới, chỉ sau Bill Gates và Jeff Bezos. LVMH là công ty mẹ của 75 thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior, Sephora, Bulgari… Hiện tại, khối tài sản của Bernard Arnault lên đến con số 88 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Amancio Ortega là người giàu thứ 2 trong ngành thời trang. Khối tài sản 59,6 tỷ USD của ông đến từ tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu Tây Ban Nha – Inditex. Ông thành lập công ty cùng vợ cũ – Rosalia Mera – vào năm 1975 và hiện là hãng bán lẻ gồm các nhãn hàng như Zara, Pull&Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius… Amancio sở hữu 59% cổ phần công ty. Ảnh: SCMP.
Franois Pinault là người sáng lập, chủ sở hữu tập đoàn thời trang Kering với các thương hiệu như Gucci và Alexander McQueen. Ông là người giàu thứ 3 tại Pháp, sau Bernard Arnault và Francoise Bettencourt Meyers. Theo SCMP, tính đến đầu năm nay, tài sản của ông lên đến con số 42 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Phil Knight là người sáng lập hãng giày thể thao Nike. Từng là vận động viên điền kinh, năm 1964, ông thành lập công ty cùng huấn luyện viên thời đại học Bill Bowerman. Phil rời chức chủ tịch vào năm 2016 sau 52 năm giữ cương vị này. Đến nay, khối tài sản của ông là 40,4 tỷ USD. Ảnh: SCMP.
Alain Wertheimer đồng sở hữu thương hiệu Chanel với em trai Gerard. Ông là chủ tịch của nhãn hàng Pháp, còn Gerard điều hành chi nhánh đồng hồ của công ty tại Thụy Sỹ. Anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế Chanel từ ông nội Pierre Wertheimer – người sáng lập thương hiệu cùng Gabrielle Coco Chanel vào năm 1913. Ông nội của Alain nắm quyền kiểm soát thương hiệu từ năm 1954, Coco Chanel qua đời 17 năm sau. Theo New York Times, anh em Wertheimer sở hữu khối tài sản 32,3 tỷ USD. Ảnh: Vogue.
Tadashi Yanai là người sáng lập, chủ sở hữu đế chế thời trang Fast Retailing tại Nhật Bản – công ty mẹ của thương hiệu Uniqlo. Ông là người giàu nhất xứ hoa anh đào, bắt đầu sự nghiệp từ cửa hàng may của cha ở vùng ngoại ô. Theo SCMP, Fast Retailing có hàng nghìn cửa hàng trên khắp thế giới, mang về doanh thu 31,9 tỷ USD tính từ đầu năm 2020 đến nay.
Leonardo Del Vecchio là người sáng lập tập đoàn thời trang Luxottica với các thương hiệu Sunglass Hut, Ray Ban và Oakley, cũng như sản xuất kính cho hãng Chanel và Bulgari. Năm 2018, Luxottica kết hợp cùng nhãn hàng mắt kính Essilor, trở thành nhà sản xuất và bán lẻ lớn nhất thế giới. Tổng tài sản của ông là 20,9 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Chủ tịch thương hiệu thời trang H&M – Stefan Persson - có 32% cổ phần công ty. Trong khi đó, con trai ông – Karl Johan Persson – là CEO của tập đoàn sở hữu các thương hiệu Weekday, COS, Monki… mang về doanh thu hơn 22 tỷ USD trong năm 2019. Trang SCMP tiết lộ khối tài sản của ông là 16,6 tỷ USD. Ảnh: SCMP.
Heinrich Deichmann là CEO của hãng giày Deichmann – công ty do ông nội thành lập vào năm 1913 tại Đức. Hiện tại, Heinrich sở hữu hơn 3.900 cửa hàng ở châu Âu với tổng tài sản 7,12 tỷ USD. Ảnh: ELLE.
Sandra Ortega Mera là con gái của người sáng lập thương hiệu Zara, Amancio Ortega và vợ quá cố Rosalia Mera. Cô trở thành người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha sau khi mẹ qua đời. Sandra sở hữu 4,5% cổ phần của Inditex cùng tài sản 6,91 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Anders Holch Povlsen là CEO, chủ sở hữu hãng thời trang bán lẻ Bestseller của Đan Mạch – công ty do cha mẹ thành lập vào năm 1975. Đây là tập đoàn đứng sau 11 thương hiệu thời trang gồm Vero Moda, Only, Jack&Jones… Anders là người giàu nhất Đan Mạch với tổng giá trị tài sản 6,8 tỷ USD. Ảnh: Forbes.
Video đang HOT
Ding Shizhong là chủ tịch của Anta Sports – hãng thời trang thể thao tại Trung Quốc. Anta Sports sở hữu các thương hiệu gồm Fila, Descente, Kingkow… với doanh thu hơn 3,4 tỷ USD trong năm 2019. Tổng tài sản của ông là 6,34 tỷ USD. Ảnh: The New York Times.
Giorgio Armani là người đồng sáng lập, chủ sở hữu đế chế Armani – chuyên thời trang cao cấp, đồ thể thao, mỹ phẩm, nhà hàng. Nhà thiết kế người Italy thành lập công ty năm 1975 sau khi thôi học tại trường. Theo Forbes, công ty mang về doanh thu 2,3 tỷ USD trong năm 2019 giúp khối tài sản của ông lên đến con số 6,27 tỷ USD. Ảnh: The New York Times.
Chip Wilson thành lập công ty chuyên về đồ thể thao Lululemon Athletica vào năm 1998. Từ tháng 2/2019 đến nay, nhãn hàng kiếm được 4 tỷ USD, nâng giá trị tài sản của ông lên 6,1 tỷ USD. Ảnh: WWD.
Ralph Lauren là chủ tịch của thương hiệu thời trang mang tên mình. Ông thành lập hãng vào những năm 1960, khởi đầu với việc thiết kế cà vạt và bán tại các trung tâm thương mại ở New York, Mỹ. Hơn 50 năm sau, thương hiệu nổi tiếng thế giới mang về hơn 5 tỷ USD doanh thu tính đến năm 2019. Theo SCMP, khối tài sản của Ralph rơi vào khoảng 6 tỷ USD. Ảnh: Ralph Lauren.
15 người giàu nhất làng thời trang thế giới
15 tỷ phú giàu nhất làng thời trang thế giới đang nắm giữ tổng tài sản khoảng gần 411 tỷ USD. Trong đó, người giàu là "ông trùm" hàng xa xỉ Bernard Arnault với tài sản 88 tỷ USD.
Từ trái qua phải: Delphine Arnault, Bernard Arnault, Rihanna và Alexandre Arnault tại buổi ra mắt sản phẩm của thương hiệu Fenty vào tháng 5/2019 ở Paris. Ảnh: Getty Images
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu trị giá 2,5 nghìn tỷ USD đã giúp những người dẫn đầu ngành, từ các nhà thiết kế, các CEO cho đến những người sáng lập và người thừa kế... trở nên rất giàu có.
Theo số liệu của Forbes và Bloomberg, tổng tài sản của 15 người giàu nhất ngành thời trang hiện nay khoảng 410,8 tỷ USD. Trong số 15 tỷ phú này, hầu hết đều là ông chủ của các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton, Gucci, Chanel... hoặc là người sáng lập các hãng bán lẻ thời trang thông dụng như Uniqlo và Zara.
1. Bernard Arnault: 88 tỷ USD
Ảnh: AFP/Getty Images
Bernard Arnault là Chủ tịch kiêm CEO của LVMH - tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. Tỷ phú người Pháp hiện là người giàu thứ 5 thế giới, sau Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg và Elon Musk. LVMH sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Christian Dior, Sephora, Bulgari, Tiffany & Co...
2. Amancio Ortega: 59,6 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
"Ông trùm" thời trang Tây Ban Nha Amancio Ortega đồng sáng lập tập đoàn Inditex cùng vợ cũ Rosalia Mera vào năm 1975. Hiện nay, ông nắm giữ 59% cổ phần tại Inditex, hãng bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới sở hữu các thương hiệu Zara, Pull & Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius...
3. Francois Pinault: 42,6 tỷ USD
Ảnh: WireImage
Franois Pinault là người sáng lập của tập đoàn hàng xa xỉ Kering, sở hữu các thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng như Gucci và Alexander McQueen. Ông là người giàu thứ ba ở Pháp sau Bernard Arnault và Francoise Bettencourt Meyers.
4. Phil Knight: 40,4 tỷ USD
Ảnh: AP
Phil Knight là người sáng lập hãng giày lừng danh Nike. Knight là một cựu vận động viên điền kinh và đã quyết định thành lập công ty giày cùng với huấn luyện viên điền kinh thời đại học là Bill Bowerman vào năm 1964. Năm 2016, Knight đã nghỉ hưu với tư cách là chủ tịch của Nike sau 52 năm cống hiến.
5. Alain và Gerard Wertheimer: 32,3 tỷ USD
Ảnh: Getty/Stringer
Gerard và Alain Wertheimer là đồng sở hữu hãng thời trang Pháp Chanel. Anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế Chanel từ ông nội Pierre Wertheimer, người đã đồng sáng lập Chanel cùng Gabrielle "Coco" Chanel vào năm 1913. Dù mỗi người sở hữu tài sản ròng khoảng 32,3 tỷ USD nhưng anh em nhà Wertheimer được biết đến là những "tỷ phú trầm lặng nhất trong làng thời trang".
6. Tadashi Yanai: 31,9 tỷ USD
Ảnh: Reuters
Tadashi Yanai là người sáng lập của đế chế thời trang Nhật Bản Fast Retailing - tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và là công ty mẹ của Uniqlo. Fast Retailing có hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới và có doanh thu khoảng 20,8 tỷ USD vào năm 2019.
7. Leonardo Del Vecchio: 20,9 tỷ USD
Người sáng lập Luxottica Leonardo Del Vecchio (phải). Ảnh: Getty Images
Leonardo Del Vecchio là người sáng lập tập đoàn kính mắt lớn nhất thế giới Luxottica. Tập đoàn này cũng sở hữu nhiều thương hiệu như Sunglass Hut, Ray-Ban, Oakley và còn sản xuất kính cho các thương hiệu như Chanel, Bulgari,...
8. Stefan Persson: 16,6 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
Stefan Persson, cựu chủ tịch hãng bán lẻ thời trang H&M hiện sở hữu 36% cổ phần tại công ty. Persson từ chức chủ tịch vào tháng 5/2020 và con trai của ông, Karl-Johan được giao tiếp quản vai trò này. Ngoài H&M, tập đoàn này cũng sở hữu các thương hiệu như Weekday, COS và Monki... với tổng doanh thu hơn 22 tỷ USD vào năm 2018. Tập đoàn thời trang Thụy Điển hiện có khoảng 4.900 cửa hàng tại 73 thị trường.
9. Heinrich Deichmann: 7,12 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
Heinrich Deichmann là CEO của nhà sản xuất giày quốc tế Deichmann, được thành lập bởi ông nội của ông vào năm 1913. Từ một cửa hàng khi mới thành lập, đến nay, Deichmann đã phát triển thành tập đoàn bán lẻ giày lớn nhất châu Âu với hơn 4.200 cửa hàng ở Đức, Mỹ và khắp châu Âu.
10. Sandra Ortega Mera: 6,91 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
Sandra Ortega Mera là con gái của người sáng lập Zara Amancio Ortega với người vợ quá cố của ông, Rosalia Mera. Bà thừa kế danh hiệu người phụ nữ giàu nhất Tây Ban Nha sau khi mẹ qua đời. Mặc dù không tham gia vào công ty, bà Sandra vẫn nắm giữ khoảng 4,5% cổ phần tại Inditex - công ty mẹ của Zara.
11. Anders Holch Povlsen: 6,8 tỷ USD
Ảnh: AFP/Getty Images
Anders Holch Povlsen là CEO và chủ sở hữu duy nhất của hãng bán lẻ thời trang Đan Mạch Bestseller (sở hữu 11 nhãn hiệu thời trang bao gồm Vero Moda, Only và Jack & Jones...). Cha mẹ của Povlsen thành lập công ty vào năm 1975 và năm 1990, khi mới 28 tuổi, Anders Holch Povlsen được thừa kế lại toàn bộ công ty.
12. Ding Shizhong: 6,34 tỷ USD
Ảnh: SCMP/Getty Images
Ding Shizhong là Chủ tịch kiêm CEO của Anta Sports, một trong những nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất Trung Quốc. Anta Sports sở hữu nhiều thương hiệu bao gồm Fila, Descente và Kingkow...
13. Giorgio Armani: 6,27 tỷ USD
Ảnh: Reuters
Nhà thiết kế thời trang người Ý thành lập đế chế Armani vào năm 1975 và hiện là chủ sở hữu duy nhất của công ty. Hãng thời trang cao cấp của Giorgio Armani có liên doanh trong lĩnh vực thời trang cao cấp, đồ thể thao, làm đẹp, nhà hàng, thiết kế nội thất, khách sạn, thời trang may sẵn...
14. Ding Shijia: 6,19 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
Ding Shijia là Phó chủ tịch của hãng sản xuất và bán lẻ đồ thể thao Anta Sports có trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Tính cả các thương hiệu Anta, Fila, Amer Sports và Descente, công ty đã kiếm được 3,6 tỷ USD vào năm 2018, theo Bloomberg.
15. Chip Wilson: 6,1 tỷ USD
Ảnh: Getty Images
Chip Wilson là người sáng lập thương hiệu đồ thể thao Lululemon Athletica. Năm 2015, ông rời hội đồng quản trị công ty sau khi bán một nửa cổ phần nắm giữ cho Advent International.
Hành trình từ phụ bếp tới nàng thơ của Christian Dior Nàng thơ của hãng thời trang nổi tiếng Christian Dior từng là một phụ bếp. Cuộc gặp gỡ định mệnh Vào những năm 1950, với gò má rộng, đôi mắt hẹp, đường kẻ mắt mèo, Alla Ilchun, người con lai mang dòng máu Nga - Kazakhstan đã trở thành biểu tượng cho ngoại hình châu Á. Cô là nàng thơ của Christian Dior,...