15 triệu m3 vật chất Hòa Phát xin nhận chìm xuống biển là loại gì?
Để làm rõ thắc mắc trên của dư luận, PV Dân Việt đã tìm hiểu, trao đổi với cấp ngành chuyên môn tỉnh và chủ đầu tư là Công ty cổ phần thép (gọi tắt Cty thép) Hòa Phát Dung Quất – Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Việc Công ty thép Hòa Phát xin đổ 15 triệu m3 vật chất xuống biển đang được các bộ ngành chức năng kiểm tra, thẩm định và hiện chưa có kết luận. Tuy nhiên trước đề xuất này, dư luận người dân trong tỉnh thắc mắc về khối lượng có tên gọi là vật chất mà công ty này xin nhất chìm xuống biển là gì, có ảnh hưởng gì ở khu vực biển được đổ?
PV Dân Việt đã tìm hiểu, trao đổi với cấp ngành chuyên môn tỉnh và chủ đầu tư là Công ty cổ phần thép. Theo đó, để thi công xây dựng hạng mục cảng chuyên dùng cho tàu vận có tải trọng 200.000 DWT ra vào cảng khi dự án “Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất” hoàn thành, Cty thép Hòa Phát Dung Quất phải tiến hành nạo vét khu vực biển tại đây. Theo đó, tổng lượng vật chất trong quá trình nạo vét dư thừa, cần xử lý khoảng 15 triệu m3.
Một góc cảng chuyên dùng của Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất.
Tại buổi làm việc vào trưa 8.11, ông Đinh Văn Trung – Phó Giám đốc Cty thép Hòa Phát Dung Quất giải thích: “Không như nhiều người nghĩ, vật chất mà chúng tôi xin nhận chìm bao gồm cả chất thải rắn dư thừa trong quá trình thi công trên bờ. 15 triệu m3 vật chất xin nhận chìm hoàn toàn là phần cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng. Cụ thể, trong các thành phần của số vật chất này, cát biển chiếm đến gần 87%, còn lại là vỏ sò, bùn… Nói một cách dễ hiểu hơn, vật chất xin nhận chìm là cát, tạp chất ở khu vực biển gần bờ, được đưa ra đổ ở vùng biển xa bờ hơn. Không có m3 vật chất nào dư thừa ở trên bờ được đưa ra để nhận chìm xuống biển”.
Video đang HOT
Để nạo vét và nhận chìm số vật chất này, Cty thép Hòa Phát Dung Quất không sử dụng hình thức dùng máy hút, sau đó phun lên tàu và chở đi đổ như vẫn thường thấy, mà dùng tàu hút bụng xả đáy tự hành, có công suất từ 7000-35.000m3/chiếc. Cụ thể, khi đến vị trí cần nạo vét, tàu thả ống hút cát, bùn lên và đưa vào khoang chứa, sau đó, khi vận chuyển đến vị trí cần đổ, cửa khoang chứa (nằm dưới thân) sẽ tự động mở ra để xả. Phương pháp này sẽ giảm thiểu tối đa những yếu tố gây ảnh hưởng đến không khí như bụi, tiếng ồn…
“15 triệu m3 vật chất xin nhận chìm hoàn toàn là cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng, với thành phần cát biển chiếm đến gần 87%, còn lại là vỏ sò, bùn…”, Phó Giám đốc Cty thép Hòa Phát Dung Quất Đinh Văn Trung cho biết.
Vào trưa cùng ngày, ông Đỗ Minh Hải – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi xác nhận: “15 triệu m3 vật chất mà Cty thép Hòa Phát Dung Quất xin nhận chìm xuống biển là cát và một số thành phần khác được nạo vét ở khu vực gần bờ, không có vật chất dư thừa trong quá trình thi công trên bờ được đưa ra biển để nhấn chìm. Giải pháp nạo vét, nhận chìm số vật chất trên bằng tàu hút bụng xả đáy tự hành có nhiều ưu điểm hơn so với kiểu hút, phun lên rồi chở đi nhận chìm”.
Được biết, Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất được UBND tỉnh Quảng Ngãi trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 2.2017.
Dự án này triển khai xây dựng tại vị trí dự án thép trị giá đầu tư 4,5 tỷ USD có tên Guang Lian (Đài Loan) chiếm đất rồi bỏ hoang hơn 10 năm nay ở KKT Dung Quất… với tổng diện tích đất sử dụng gần 373 ha, thời gian hoạt động 50 năm.
Công suất thiết kế của Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất là 4 triệu tấn/năm, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với 2 triệu tấn thép/giai đoạn. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 60.000 tỷ đồng.
Thời gian triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động của gian đoạn 1 dự kiến khoảng 24 tháng, kể từ khi bàn giao đất và cấp giấy phép xây dựng. Giai đoạn 2 sẽ triển khai sau khi giai đoạn 1 hoàn thành 18 tháng và đưa vào hoạt động trong thời hạn 24 tháng.
Theo Danviet
Nghe điện thoại trên đường sắt, người đàn ông bị tàu cán tử vong
Chiều 28/10, Công an xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn đường sắt khiến một người tử vong.
Khu vực xảy ra vụ việc
Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 11 giờ 45 phuta tại km 901 590, trên tuyến đường sắt, (đoạn qua xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Lúc này, tàu AH1 chở hàng đang lưu thông theo hướng Bắc- Nam. Khi đến địa điểm trên đã tông mạnh vào anh Nguyễn Tài Tư (40 tuổi) đang đi bộ trên đường sắt. Hậu quả anh Tư tử vong tại chỗ.
Theo một số người dân, anh Tư đi dự đám mừng nhà mới của anh trai ở thôn Nam Bình 2, xã Bình Nguyên, gần đường sắt Bắc - Nam. Sau đó, người đàn ông này ra đường sắt để nghe điện thoại. Trong lúc nghe điện thoại, do không chú ý đoàn tàu đang di chuyển tới nên bị tàu chở hàng tông tử vong.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, chính quyền địa phương và ngành đường sắt cũng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để giải quyết, phân luồng, đảm bảo giao thông.a
Hiện, nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Quang Đạt
Theo baogiaothong
Cao tốc 34.500 tỷ đồng làm xong đã hỏng: Chuyện lão nông "vào hang bắt cọp" LTS: Những ngày qua, dư luận cả nước hết sức quan tâm tới dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư lên tới 34.500 tỷ, dù mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều hư hỏng. Lật lại hồ sơ, ngay từ năm 2016, báo NTNN đã lên tiếng về những dấu hiệu khuất tất...