15 sự thật ít người biết đến về Jeff Bezos và những ngày đầu của Amazon
Bezos được biết đến với những phản ứng bùng nổ hoặc mỉa mai với nhân viên nếu ông không hài lòng với những gì họ báo cáo.
Người ta nói rằng ông đã thuê một huấn luyện viên về lĩnh vực lãnh đạo để cố gắng thay đổi cách đánh giá khắc nghiệt của mình.
Hóa ra ‘ Amazon’ không phải là tên ban đầu của công ty thương mại điện tử khổng lồ này.
Khi Amazon ra mắt vào năm 1995 như một trang web chỉ bán sách, người sáng lập Jeff Bezos đã có tầm nhìn cho sự phát triển bùng nổ và tham vọng thống trị lĩnh vực thương mại điện tử của công ty.
Ông biết ngay từ đầu rằng mình muốn Amazon là “một cửa hàng bán mọi thứ”.
Và quá trình phát triển thời kỳ đầu của gã khổng lồ công nghệ này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị.
“Amazon” không phải là tên gốc của công ty.
Jeff Bezos ban đầu muốn đặt cho công ty cái tên nghe có vẻ kỳ diệu: “ Cadabra”.
Luật sư đầu tiên của Amazon, Todd Tarbert, đã thuyết phục ông rằng cái tên nghe có vẻ quá giống với “Cadaver” (Xác ), đặc biệt là qua điện thoại. Bezos cũng thích cái tên “Relentless” Không ngừng nghỉ. Đó là lý do nếu bạn truy cập trang Relentless.com ngày nay, nó sẽ điều hướng đến Amazon. Bởi ông đã mua lại cả tên miền nay.
Cuối cùng, Jeff Bezos đã chọn “Amazon” vì ông thích việc công ty sẽ được đặt tên theo con sông lớn nhất thế giới. Đó cũng là lý giải cho logo ban đầu của công ty – một dòng sông.
Trong những ngày đầu tại Amazon, một tiếng chuông sẽ vang lên trong văn phòng mỗi khi ai đó mua hàng.
Khi đó, mọi người sẽ tập trung xung quanh để xem họ có biết khách hàng này là ai không.
Nhưng chỉ mất vài tuần trước khi tiếng chuông reo bị tắt đi, vì nó đã hoạt động quá thường xuyên. Trong tháng đầu tiên ra mắt, Amazon đã bán sách cho mọi người ở tất cả 50 tiểu bang tại Mỹ và ở 45 quốc gia khác nhau.
Một cuốn sách mơ hồ về địa y đã cứu Amazon khỏi phá sản.
Địa y ở bang Connecticut của Mỹ.
Các nhà phân phối sách khi đó yêu cầu các nhà bán lẻ phải đặt hàng 10 cuốn sách cùng một lúc và Amazon chưa cần nhiều hàng tồn kho tới mức đó (hoặc chưa có nhiều tiền như vậy).
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng: Mặc dù các nhà phân phối yêu cầu Amazon đặt hàng 10 cuốn sách, nhưng công ty không cần phải nhận nhiều sách như vậy. Bằng cách chỉ cần đặt mua một cuốn sách họ cần và 9 bản của một cuốn sách về địa y – thứ luôn luôn hết hàng.
Trong những ngày đầu, Bezos đã tổ chức các cuộc họp tại Barnes & Noble – một chuỗi hiệu sách nổi tiếng.
Trong những ngày đầu của Amazon, các máy chủ mà công ty sử dụng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Nó nhiều đến mức vợ chồng Bezos không thể dùng máy sấy tóc hoặc máy hút bụi trong nhà mà không làm thổi bay cầu chì.
Jeff Bezos dự kiến nhân viên sẽ làm việc ít nhất 60 giờ một tuần. Ý tưởng về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã không tồn tại.
Một nhân viên tại Amazon hồi đầu đã làm việc không mệt mỏi trong hơn 8 tháng – đạp xe đi làm vào sáng sớm và về lúc đêm rất muộn – đến nỗi anh ta hoàn toàn quên đi chiếc xe hơi màu xanh mà mình đậu gần căn hộ.
Anh chàng này thậm chí không bao giờ có thời gian để đọc thư và lần cuối cùng khi làm vậy, anh đã tìm thấy một số vé phạt đậu xe, một thông báo rằng chiếc xe đã được kéo đi, một vài cảnh báo từ công ty câu xe và một tin nhắn cuối cùng nói rằng chiếc xe đó đã được bán tại một cuộc đấu giá.
Mùa Giáng sinh căng thẳng đầu tiên của Amazon đến vào năm 1998.
Một kho hàng của Amazon
Khi đó công ty rơi vào tình trạng thiếu nhân công vô cùng trầm trọng. Các nhân viên phải liên tục thay ca nhau làm việc để đáp ứng các đơn đặt hàng. Họ sẽ đưa bạn bè và gia đình đi chơi sau đó ngủ luôn trong xe hơi trước khi đi làm vào ngày hôm sau.
Sau mùa Giáng sinh đó, Amazon tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ thiếu lao động để đáp ứng nhu cầu cho các kỳ nghỉ một lần nữa. Đó là lý do tại sao Amazon thuê rất nhiều nhân viên thời vụ ngày nay.
Khi eBay ra mắt, Amazon đã cố gắng xây dựng trang web đấu giá của riêng mình để cạnh tranh.
Video đang HOT
Một bộ xương gấu trong văn phòng Amazon.
Ý tưởng thất bại, nhưng Bezos vẫn yêu thích nó.
Ông đã mua một bộ xương trị giá 40.000 USD của một con gấu thời kỳ băng hà và trưng bày nó trong sảnh của trụ sở công ty. Bên cạnh đó là một tấm biển có dòng chữ: “Xin đừng cho gấu ăn.”
Bộ xương này vẫn ở đó ngày hôm nay.
Bezos thích mọi thứ hoạt động phải cực kỳ nhanh, nguyên nhân thường tạo ra sự hỗn loạn, đặc biệt là trong các trung tâm phân phối của Amazon.
Amazon phải chịu những ảnh hưởng của vấn đề này vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000. Các cơ sở gần như ngừng hoạt động trong nhiều giờ vì sự cố hệ thống, hàng đống sản phẩm sẽ bị công nhân bỏ qua và không có sự chuẩn bị nào cho các loại sản phẩm mới.
Khi danh mục nhà bếp được giới thiệu, những con dao không có bao bì bảo vệ thậm chí sẽ rơi xuống các băng tải. Điều đó cực kỳ nguy hiểm.
Đầu năm 2002, Bezos đã giới thiệu khái niệm “nhóm 2 bánh pizza” cho Amazon.
Cụ thể, nhân viên sẽ được tổ chức thành các nhóm dưới 10 người – con số hoàn hảo để được thỏa mãn bởi 2 chiếc pizza cho bữa tối – và dự kiến sẽ hoạt động tự chủ. Các đội phải đặt ra các mục tiêu nghiêm ngặt, với các phương trình để đo lường thành công của họ. Amazon gọi tập hợp các chỉ số đo lường này là hàm sức khỏe – Fitness Function – và theo dõi những mục tiêu đó là cách Bezos quản lý các đội của mình.
“Giao tiếp là một dấu hiệu của rối loạn chức năng“, Bezos nói. “Điều đó có nghĩa là mọi người không làm việc cùng nhau một cách gần gũi, hiệu quả. Chúng ta nên cố gắng tìm ra cách để các đội giao tiếp với nhau ít hơn, chứ không phải nhiều hơn.”
Nhiều nhân viên ghét “nhóm 2 bánh pizza” và đặc biệt là sự căng thẳng của các “Fitness Function”.
Khách hàng không hài lòng có thể gửi email trực tiếp cho Jeff Bezos và ông sẽ chuyển tiếp tin nhắn đến đúng người, với một tín hiệu bổ sung đáng sợ: “?”
Khi nhân viên của Amazon nhận được e-mail mang theo ‘dấu hỏi’ của Bezos, họ phản ứng như thể đã phát hiện ra một quả bom nổ chậm. Họ thường có vài giờ để giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà CEO đã gắn cờ và chuẩn bị một lời giải thích kỹ lưỡng về cách nó xảy ra, một câu trả lời sẽ được xem xét bởi một loạt các nhà quản lý trước khi câu trả lời được trình bày cho chính Bezos. Sự leo thang như vậy là cách Bezos đảm bảo rằng giọng nói của khách hàng liên tục được lắng nghe trong công ty.
Trước khi Google có “Street View”, Amazon đã có “Block View”.
Năm 2004, Amazon đã ra mắt một công cụ tìm kiếm: A9.com.
Nhóm A9 đã bắt đầu một dự án có tên Block View, một trang vàng trực quan, sẽ ghép các bức ảnh ở các cửa hàng và nhà hàng ở cấp đường phố với danh sách của họ trong kết quả tìm kiếm của A9. Với ngân sách dưới 100.000 USD, Amazon đã gửi các nhiếp ảnh gia đến 20 thành phố lớn, nơi họ tự thuê phương tiện để bắt đầu chụp ảnh các nhà hàng.
Cuối cùng Amazon đã bỏ Block View vào năm 2006. Mãi một năm sau đó, Google mới bắt đầu phát triển dự án Street View.
Các nhân viên của Amazon được khuyến khích sử dụng “tiếng hét” như một cách giảm căng thăng khi làm việc
Amazon thuê nhân viên thời vụ, nhưng mùa lễ hộ vẫn cực kỳ căng thẳng cho các đội hậu cần.
Đầu những năm 2000, Jeff Wilke, giám đốc điều hành của Amazon, tuyên bố cho phép bất kỳ người nào hoặc nhóm nào đang hoàn thành mục tiêu quan trọng nhắm mắt lại, ngả người ra và hét vào điện thoại với anh ta bằng mọi mức âm lượng. Wilke nói rằng một số tiếng hét gần như đã thổi bay loa điện thoại của mình.
Các trung tâm của Amazon đã có vấn đề với điều kiện làm việc ngay từ đầu, và nhiều công nhân không hài lòng đã tìm mọi cách để nổi loạn.
Một lần, một nhân viên đang chuẩn bị bỏ việc đã nhảy lên băng chuyền và cưỡi nó vui vẻ đi qua toàn bộ trung tâm.
Tuy nhiên, một trong những câu chuyện “hoang dã” nhất là năm 2006, liên quan đến một nhân viên tạm thời tại một trung tâm ở Kansas:
“Anh ấy sẽ xuất hiện khi bắt đầu ca làm việc và rời đi vào cuối ca, nhưng anh ấy không bao giờ xuất hiện bất kỳ khung giờ nào ở giữa. Phải mất ít nhất một tuần để mọi người phát hiện những gì đang diễn ra. Hóa ra anh ấy đã tự làm một cái hầm trú ẩn cho riêng mình ở nơi không ai để ý tới. Anh chàng này sử dụng các sản phẩm của Amazon để làm một chiếc giường, xé những bức tranh từ sách của Amazon để dán lên tường và đánh cắp thức ăn để ăn nhẹ. Nhân viên này đã bị sa thải ngay sau đó.”
“Fiona” là tên mã ban đầu cho dòng máy Kindle của Amazon.
Kindle có tên ban đầu từ một cuốn sách tên là “Thời đại kim cương” của Neal Stephenson.
Đó là một cuốn tiểu thuyết trong tương lai về một kỹ sư đánh cắp một cuốn sách giáo khoa có khả năng tương tác hiếm hoi để tặng cho cô con gái luôn khao khát tri thức của mình, Fiona. Nhóm làm việc trên các nguyên mẫu Kindle đã nghĩ rằng cuốn sách giáo khoa hư cấu đó là khuôn mẫu cho thiết bị mà họ đang làm việc.
Cuối cùng, nhóm đã cầu xin Bezos giữ tên Fiona, nhưng ông đã quyết định nghe theo một đề nghị khác – Kindle – cái tên gợi lên ý tưởng bắt đầu một đám cháy.
Jeff Bezos là một ông chủ khó tính. Có tin đồn, ông đã thuê một huấn luyện viên chỉ để giảm bớt điều này.
Bezos được biết đến với những phản ứng bùng nổ hoặc mỉa mai với nhân viên nếu ông không hài lòng với những gì họ báo cáo. Người ta nói rằng ông đã thuê một huấn luyện viên về lĩnh vực lãnh đạo để cố gắng thay đổi cách đánh giá khắc nghiệt của mình.
Ví dụ về phản ứng của Bezos là trong một cuộc gặp gỡ, ông đã khiển trách Diane Lye và các đồng nghiệp của cô ấy bằng cách nói với họ rằng họ thật ngu ngốc và nên ‘quay lại sau một tuần khi bạn biết mình đang làm gì’.
Nhưng chỉ sau khi đi được vài bước, ông bỗng dừng lại như thể có điều gì đó bất ngờ xảy ra, rồi xoay người và nói thêm: “Nhưng, mọi người làm việc rất tốt.”
Theo tổ quốc
Jeff Bezos kẻ thiên tài lập dị đứng sau đế chế công nghệ Amazon
Đứng sau sự thành công vượt bậc của gã khổng lồ Amazon chính là một "gã khổng lồ" khác mang tên Jeff Bezos. Cuộc sống cá nhân, con đường sự nghiệp và hơn hết chính là khối tài sản kếch xù của ông luôn nhận được một sự quan tâm nhất định
Chúng ta đang vừa bước qua một thập kỷ với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ. Chính vì vậy, sẽ chẳng có gì bất ngờ khi trong danh sách 10 người kiếm tiền nhiều nhất thập kỷ qua (từ năm 2010 đến năm 2020) do tạp chí Forbes thống kê có đến 7 "đại gia công nghệ" quen thuộc.
Và vị trí đầu bảng vẫn gọi tên Jeff Bezos - ông trùm cuối cùng của làng công nghệ cũng như ngành thương mại điện tử trên thế giới. Là một trong những nhân vật công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất, liệu đằng sau bộ óc thiên tài ấy là gì và phía trong túi tiền tỷ đô ấy ra sao? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
Một CEO và một Amazon... lập dị
Người ta thường hay gọi thiên tài là những kẻ lập dị. Và đối với Jeff Bezos vừa là một tỷ phú, vừa là một thiên tài thế nên mức độ 'lập dị" của ông cũng sẽ rất khác.
Jeff Bezos đã có một tuổi thơ không mấy trọn vẹn khi cha ông bỏ đi từ lúc ông mới 17 tháng tuổi, còn mẹ ông khi ấy chỉ có 16 tuổi. Thế nhưng trong một cuộc sống rất đỗi bình thường ấy, Jeff đã sớm bộc lộ tư duy thông minh "khác người". Từ bé, ông đã tự tay tháo rời chiếc nôi của mình bằng tuốc nơ vít với lý do muốn ngủ trên giường người lớn
Ông đã khá suôn sẻ trong những bước lập nghiệp đầu tiên. Jeff vẫn nghĩ bản thân sẽ trở thành nhà vật lý học lý thuyết như ước mơ hồi bé cho đến khi ra trường, ông lại làm việc trong lĩnh vực tài chính ở New York và dễ dàng vươn lên vị trí Phó Chủ tịch của quỹ phòng hộ D.E. Shaw chỉ sau 4 năm.
Thế nhưng khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thời điểm ấy, ông lại quyết định từ bỏ và thực thi hóa mô hình ấp ủ lâu của mình mà sau này chính là Amazon vĩ đại. Quyết định khi ấy của ông đã bị nhiều người hoài nghi và cho rằng rất "lập dị và điên rồ". Và sự ra đời của Amazon chính là kết quả cho sự lập dị của một thiên tài, nó đã thay đổi không chỉ cuộc đời của chính Jeff Bezos mà còn cả ngành thương mại điện tử tiềm năng trên thế giới.
Sự lập dị ấy vẫn theo Jeff Bezos từ khi sáng lập cho đến cả cách vận hành một đế chế khổng lồ Amazon. Được mệnh danh là "ông chủ khó tính", Jeff Bezos đòi hỏi ở bản thân cũng như các nhân viên của mình rất nhiều kỹ năng và tố chất nhất định.
Từng có thời gian vị CEO này muốn nhân viên làm việc ít nhất 60 giờ/tuần và trong suy nghĩ của ông chưa từng có khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Chính vì được dẫn dắt bởi vị CEO lập dị này mà ở môi trường ở Amazon đã xuất hiện rất nhiều quy định "kỳ quặc" như hạn chế nhân viên sử dụng power point và khuyến khích sử dụng giấy bút để tăng khả năng tư duy phản biện.
Hay là chính sách "Tặng ngay 100 triệu nếu nhân viên đó nghỉ việc" nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên công ty hơn.
Môi trường làm việc ở Amazon thực sự rất cạnh tranh và khắc nghiệt nhưng có lẽ vì vậy Amazon mới xứng đáng là một trong những công ty lớn và hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay.
"Sáng tạo nên nằm trong DNA của công ty", đó chính là quan niệm của Jeff Bazon và Amazon được tạo nên cũng bởi chính nền tảng xương sống đó. Từ một nhà bán sách trực tuyến năm 1994 đến một đế chế bán "mọi thứ bạn cần" và giờ đây là lấn sân qua tất cả các thị trường và lĩnh vực công nghệ, tất cả đều được tạo dựng từ những nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của Jeff Bezos.
"Tương lai của loài người không nằm trên hành tinh này"
Câu nói chính là suy nghĩ từ lúc còn bé của Bezos, khi ông luôn trao đổi với với cô giáo về "tương lai sinh sống ngoài trái đất" của loài người. Có thể nói công nghệ chính là sở trường còn vũ trụ không gian chính là đam mê của Bezos.
Vì vậy khi Amazon đã có một vị thế nhất định, ông đã quyết định đầu tư thành lập công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Đây cũng chính là công ty thương mại đầu tiên thành công trong việc phóng tên lửa tái sử dụng.
Sự ra đời của Blue Origin chính là minh chứng cho lời khuyên đúng đắn của Jeff Bezos rằng hãy làm thật tốt việc bản thân giỏi rồi hẵng theo đuổi điều mình muốn.
"Tôi không nghĩ là mình sẽ hối tiếc về việc thử và thất bại. Tôi chỉ tin rằng tôi sẽ bị ám ảnh mãi nếu không thử gì cả."
Đó chính là lời giải thích của ông hoàng Dotcom khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới lạ như vậy. Ông còn tham vọng trong tương lai, Blue Origin sẽ hỗ trợ các chuyến bay vũ trụ với quy mô lớn hơn và tiến hành "xâm chiếm" hệ mặt trời. Đối với Bezos, đây là "công việc quan trọng nhất mà ông đang làm".
Tiền chính là loại quyền lực mạnh nhất
Nhắc đến Jeff Bezos, điều đầu tiên làm người ta nhớ đến không phải tài năng lập dị hay cuộc sống đời tư phức tạp mà chính là khối tài sản khổng lồ hay chính xác hơn là cái vị trí "người giàu nhất hành tinh" của "ông trùm công nghệ" này.
Khi Amazon bắt đầu tăng trưởng mạnh và trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, Jeff Bezos chính thức vượt mặt ông chủ Microsoft Bill Gates trở thành tỷ phú giàu có nhất vào tháng 10/2017. Với tài sản thống kê lên đến 116.7 tỷ USD đã giúp ông kiên định ở vị trí người giàu nhất hành tinh hiện tại.
116.7 tỷ đô là một con số khổng lồ nhưng để hình dung rõ hơn về tổng tài sản của Jeff Bezos ta có thể sử dụng vài phép so sánh như sau:
Mỗi phút, Jeff Bezos kiếm được gần 150,000 USD, cao hơn gấp 3 lần thu nhập trung bình hàng năm của người lao động Mỹ.
Tài sản của ông chủ Amazon bằng khoảng 23% tổng số tài sản từ 100 trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Tỷ phú Bezos giàu đến nỗi việc ông chi 1.1 triệu USD cũng chỉ như một người Mỹ trung bình tiêu 1 USD.
Khối tài sản của Bezos bằng với GDP của đất nước Slovakia. Tổng GDP của 3 nước Iceland, Afghanistan và Costa Rica là gần 105 tỷ USD. Con số này vẫn thấp hơn tài sản của ông chủ Amazon.
Chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng chính trị và kinh tế vẫn luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, là một tỷ phú giàu bậc nhất thế giới như Jeff Bezos sẽ có một "sự quan tâm" nhất định đối với các chính trị gia. Luôn được kỳ vọng sẽ tham gia vào các buổi "back tie" liên quan đến chính trị nhưng tỷ phú công nghệ Jeff Bezos dường như không quá hứng thú với những quy luật ngầm này.
Sức ảnh hưởng của Jeff được phủ rộng khắp nước Mỹ và cả thế giới. Margaret O'Mara - giáo sư lịch sử tại Đại học Washington từng nhận định về vị tỷ phú này như sau: "Ông ấy được cảm ơn tại Quả Cầu Vàng và là đối tượng mà tổng thống Mỹ nhắm đến trong các tweet. Đó là sự nổi tiếng trong văn hóa đại chúng mà thậm chí cả Steve Jobs cũng không có được".
Đừng dạy tỷ phú cách họ tiêu tiền
Có thể nói khi sự bành trướng của Amazon quá lớn dẫn đến sự tác động lớn đến nền kinh tế, chính vì vậy khối tài sản khổng lồ của Jeff và của cả Amazon đã bị săm soi, chịu nhiều sức ép.
Ông đã từng bị chỉ trích vì số lượng tiền dành để làm từ thiện quá ít so với nguồn tiền chảy vào túi ông. Thế nhưng trong năm 2018 Jeff đã dành trọn vẹn 2 tỷ USD để làm từ thiện, và số tiền đó còn nhiều hơn tổng từ thiện mà Bill Gates và Mark Zuckerberg gộp lại.
Sau khi David Callahan - nhà sáng lập một website về từ thiện đã "bóng gió" về ông rằng: "Với khối tài sản lớn như vậy, thứ duy nhất bạn có thể thực sự làm là cho đi - trừ khi bạn muốn chính phủ sẽ lấy đi một nửa số đó thông qua việc thu thuế".
Có lẽ vì thế mà nhà tỷ phú này đã có những suy nghĩ đúng đắn về việc "cho đi" này bằng việc sáng lập quỹ từ thiện The Bezos Family Foundation với đối tượng chủ yếu là ủng hộ giáo dục trẻ em, ngoài ra còn tài trợ quà cho Đại học Princeton và Trung tâm nghiên cứu ung thư Hutchinson Fred.
Vậy nếu không làm từ thiện nhiều như các vị tỷ phú khác, số tài sản khổng lồ của Jeff đã được sử dụng như thế nào?
Một trong những giao dịch đáng chú ý của Bezos là việc ông mua lại tờ The Washington Post với giá 250 triệu USD vào năm 2013. Từ sau khi được Bezos mua lại, tờ báo này đã mở rộng các dịch vụ kỹ thuật số, giúp lượng độc giả tăng lên đáng kể.
Ông sáng lập Bezos Expeditions - công ty đầu tư mạo hiểm và đã đầu tư vào một số công ty start-up, bao gồm công ty công nghệ sinh học về thử nghiệm máu Grail, trang web phát triển phần mềm Stack Overflow và tờ Business Insider.
Bezos là còn là nhà bất động sản lớn nhất nước Mỹ khi ông sở hữu tổng cộng 5 ngôi nhà rải rác khắp các Bang. Trong đó bao gồm 2 ngôi nhà rộng 5,3 mẫu Anh ở Medina, Washington (khá gần trụ sở Seattle của Amazon), 1 biệt thự theo phong cách Tây Ban Nha ở Beverly Hills, California; 1 căn nhà tại Washington, DC và 1 trang trại ở Van Horn, Texas dùng để sử dụng cho công ty thám hiểm không gian Blue Origin của ông.
Cuối cùng chính là Blue Origin - công ty thám hiểm và cũng chính là tham vọng lớn nhất của ông đã được đề cập ở trên
Và đó chỉ là những khoản đầu tư công khai và nổi bật của vị tỷ phú này. Với một cái đầu "thiên tài" đầy "lập dị" đừng mong là ông sẽ dừng lại mặc dù Jeff vẫn đang ở đỉnh cao nhất của hành tinh.
Ở cái tuổi 56 này, đáng lẽ ông nên an nhàn hưởng thụ trong khối tài sản kếch xù của mình nhưng ông vẫn chọn cống hiến và sáng tạo với rất những tham vọng và những dự án ấp ủ hứa hẹn trong tương lai.
Theo cellphones
CEO Amazon, Jeff Bezos dùng smartphone gì mà lại bị hack lộ nhiều thông tin nhạy cảm? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ. Trong một tuyên bố chưa từng có tiền lệ, Các chuyên gia của Liên hợp quốc đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra ngay lập tức về sự tham gia có thể có liên quan của Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman trong vụ xâm nhập (hack) chiếc smartphone của...