15 sáng kiến công nghệ cải thiện chất lượng cuộc sống
Thời hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều tiện ích giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Những phát minh công nghệ đột phá sau đây chắc chắc khiến bạn phải trầm trồ.
1. Buồng gửi thú cưng với đầy đủ tiện nghi, giúp chủ nhân thoải mái trong khi mua sắm.
2. Dụng cụ làm sạch chổi thông minh.
3. Cổng USB với thiết kế tiện dụng, không còn nỗi lo cắm nhầm.
4. Đèn LED mô phỏng ánh sáng TV để chống trộm vào ban đêm.
5. Bàn phím thay đổi thứ tự số ngẫu nhiên để tránh bị ăn cắp mật khẩu từ chuyển động tay.
Video đang HOT
6. Máy kiểm tra nồng độ cồn miễn phí ở bãi đậu xe để tài xế có thể tự kiểm tra trước khi tham gia giao thông.
7. Bộ tản nhiệt này có thể tận dụng làm nóng thức ăn.
8. Đồng hồ điện tử với thiết kế 3 mặt giúp bạn thoải mái xem giờ ở mọi góc độ.
9. Cầu thang có thể phát sáng vào ban đêm.
10. Với thiết kế này, chiếc tủ lạnh trở nên tiện dụng hơn rất nhiều.
11. Lò nướng bánh mì với tính năng “thêm một chút”, giúp bạn căn thời gian dễ dàng hơn.
12. Mặt nạ ngủ với thông điệp “đánh thức” và “không làm phiền”, giúp tiếp viên hàng không dễ dàng nhận diện để phục vụ.
13. Đèn LED màu hiển thị trạng thái tại nhà vệ sinh công cộng.
14. Hộp khóa ván trượt thông minh.
15. Vào mùa hè, chiếc mũ gắn quạt này được coi là “vị cứu tinh” của nhiều người.
Trung Quốc không đạt mục tiêu 'Made in China 2025' về mạch tích hợp
Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc sẽ chỉ đạt một phần ba mục tiêu tự túc sản xuất chất bán dẫn được đưa ra trong sáng kiến gây tranh cãi 'Made in China 2025'.
Ảnh chụp màn hình Nikkei
Trong một báo cáo mới, công ty nghiên cứu thị trường IC Insights của Mỹ cho biết nhu cầu về các mạch tích hợp (IC) ở Trung Quốc hiện tăng rất nhanh, nhưng hoạt động sản xuất chip ở nước này vẫn đang vật lộn, loay hoay để theo kịp nhu cầu. Trung Quốc đặt ra mục tiêu đạt tới 70% khả năng tự sản xuất chất bán dẫn vào năm 2025, nhưng với năng suất hiện tại, khả năng có được chỉ là một phần ba con số đó.
Kế hoạch 'Made in China 2025' được công bố vào năm 2015 đã phản ánh tham vọng đạt được sự tự lực của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng, bao gồm chất bán dẫn, IC và đi-ốt phát quang (LED). Tuy nhiên, sáng kiến này đã trở thành mục tiêu thu hút nhiều sự chỉ trích trong mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump coi đó như mối đe dọa đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới và như một ví dụ cho hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Song, những động thái mà Washington đưa ra gần đây nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ đã thúc đẩy mong muốn cấp bách của Bắc Kinh trong việc phát triển nhanh khả năng tự sản xuất chất bán dẫn. Nhưng theo đánh giá của IC Insights, sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng sản xuất chip chưa phát triển và tình trạng khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế thiết bị sản xuất chip của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc không thể tự túc về IC trong khoảng từ 5 đến 10 năm tới.
IC Insights lưu ý rằng, khả năng sản xuất IC ở Trung Quốc, bao gồm cả sản lượng của các công ty trong nước và nước ngoài, chỉ chiếm 15,7% thị trường chip giá trị 125 tỉ USD của nước này vào năm 2019, tăng nhẹ so với mức 15,4% được báo cáo năm 2014. Và cho dù đạt tới 20,7% theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Mỹ, thì con số đó vẫn cách rất xa so với mục tiêu tự túc 70%.
Con đường phía trước dường như sẽ gập ghềnh hơn nếu các công ty nước ngoài có hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm Intel, SK Hynix và TSMC, không được tính vào. Riêng trong năm ngoái, các công ty có trụ sở tại Trung Quốc chỉ chiếm 6,1% tổng thị trường IC của nước này, bao gồm cả hàng nhập khẩu. Tháng trước, công ty chip GlobalFoundries của Mỹ xác nhận đã ngừng hoạt động tại nhà máy chip ở Thành Đô, một sự thất bại đáng kể vì đó là một trong những dự án bán dẫn đầu tư nước ngoài lớn của Trung Quốc.
Nhu cầu ngày càng tăng về IC đã trở thành thách thức lớn của Trung Quốc trước mục tiêu tự túc. Căn cứ theo ước tính từ IC Insights, thị trường IC của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 208 tỉ USD vào năm 2024, nhưng giá trị sản xuất, tính luôn cả sản lượng của các công ty trong và ngoài nước, sẽ chỉ đạt khoảng 43 tỉ USD.
Sáng kiến giúp bạn có thể thoải mái đi biển trong mùa dịch COVID-19 Một nhà thiết kế người Ý giới thiệu ý tưởng giúp người đi biển thoải mái tận hưởng kì nghỉ trong khi đảm bảo an toàn trong mùa dịch. Mùa hè đã đến và hầu hết chúng ta đều muốn ra biển, song với tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, đi du lịch biển không phải một ý tưởng quá hay ở...