15 quốc gia sẽ giàu nhất thế giới vào năm 2050
Phần lớn các nước được dự đoán sẽ giàu nhất thế giới vào năm 2050 đều có động lực lớn nhất đến từ cơ cấu dân số trẻ, với lực lượng lao động đồi dào.
Quốc gia giàu nhất thế giới vào năm 2050 được dự đoán là Trung Quốc. Ảnh minh họa – thành phố Thượng Hải.
Dự đoán tương lai là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là khi dự đoán về sự giàu có của các quốc gia.
Bất kỳ một dự đoán nào về trật tự thế giới mới trong những thập kỷ tiếp theo đều phải dựa trên những phân tích phức tạp về những nhân tố quan trọng của nền kinh tế quan trọng cũng như cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến chất lượng của hệ thống giáo dục, mức độ dân chủ, mức sống và sự chặt chẽ của hệ thống luật pháp. Điều này cho phép các nhà phân tích dự đoán GDP và thu nhập bình quân đầu người một cách rõ ràng hơn của một số quốc gia đến năm 2050.
Ngân hàng HSBC mới đây đã đưa ra một số dự đoán khoa học về các nước sẽ giàu nhất vào năm 2050, dựa trên số liệu thống kê nghiên cứu nền kinh tế của 100 quốc gia.
Điều bất ngờ nhất trong nghiên cứu của HSBC, là Philippines được dự đoán sẽ sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và có thể trở thành trở nên giàu có hơn 27 quốc gia khác trong vài thập kỷ tới, cụ thể quốc gia này nhảy từ vị trí 43 lên vị trí giàu thứ 16 của thế giới. Trong khi đó, Thụy Điển, lại rớt từ top 20 xuống vị trí thứ 38.
Phần lớn các nước được dự đoán sẽ giàu nhất thế giới đều có động lực lớn nhất đến từ cơ cấu dân số trẻ, với lực lượng lao động đồi dào. Trong khi các nước bị tụt hạng nhiều nhất hầu hết là các nước phát triển nhưng đều có dân số già khiến nguồn cung lực lượng lao động trong tương lai thiếu hụt.
Dưới đây là 15 quốc gia được dự đoán sẽ giàu nhất thế giới vào năm 2050:
15. Nga: 1,87 nghìn tỷ USD
Mặc dù dự báo của HSBC cho rằng dân số lao động của Nga sẽ giảm tới 31% trong những thập kỷ tới nhưng nền kinh tế của Nga vẫn được dự đoán sẽ vượt qua Úc và Argentina vào năm 2050, nhảy 2 bậc để gia nhập top 15.
Thách thức lớn nhất hiện mà Nga phải đối mặt chính là các lệnh trừng phạt kinh tế, tiếp đến là sự sụt giảm của giá dầu khiến đồng ruble lao dốc mạnh. Đồng thời khiến lạm phát tăng vọt (lên 9,1% tháng 11/2014 – mức tăng lớn nhất kể từ năm 2011).
14. Tây Ban Nha: 1,95 nghìn tỷ USD
Vấn đề lớn nhất với kinh tế Tây Ban Nha gần đây chủ yếu liên quan đến hệ quả bong bóng bất động sản trong những năm 2004-2008 khiến giá nhà đất tăng tới 44%. Khi bong bóng này vỡ, 1/3 thị trường bất động sản Tây Ban Nha đã bị tê liệt hoàn toàn.
Thêm vào đó, việc tỉ lệ lao động giảm tới 11% đã khiến HSBC dự đoán vị trí của Tây Ban Nha tụt 2 bậc trong danh sách các quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2050.
13. Hàn Quốc: 2,06 nghìn tỷ USD
Tương tự như Tây Ban Nha, Hàn Quốc cũng rớt 2 bậc trong danh sách nước giàu nhất thế giới do bị Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico vượt mặt. Trong khoảng 20 năm qua, tỉ lệ sinh của Hàn Quốc đã giảm đáng kể dẫn đến lực lượng lao động bị thu hẹp lại.
Đất nước này tự hào là một trong những con rồng châu Á với câu chuyện phát triển kinh tế thành công bậc nhất thế giới trong khoảng 4 thập kỷ đổ lại đây. Kết quả Hàn Quốc đã bứt phá hơn 12 bậc trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới từ năm 1970, để lọt vào top 15 hiện nay.
Chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua các tập đoàn kinh tế gia đình lớn được gọi là chaebol. Các tập đoàn này chi phối phần lớn nền kinh tế của đất nước và có nhiệm vụ mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia.
12. Thổ Nhĩ Kỳ: 2,15 nghìn tỷ USD
Thổ Nhĩ Kỳ là mọt trong những quốc gia có bước nhảy vọt lớn nhất trong danh sách này, tăng 6 bậc để lọt top 15, vượt qua Hà Lan, Nga, Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Argentina.
Động lực chính của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đến từ dân số đang tăng trưởng. Điều này cho phép đất nước nằm trên cả hai châu lục Á-Âu tận dụng thế mạnh để thúc đẩy kinh tế tiến về phía trước.
Trong khoảng 10 năm qua, thu nhập bình quân của người Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp ba, thậm chí ngay cả trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Video đang HOT
11. Italy: 2,19 nghìn tỷ USD
Là một nước Eurozone, Italy gần như cũng gặp phải những vấn đề tương tự các nước khác trong khu vực, nhất là vấn đề suy giảm lực lượng lao động. Dự báo tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của đât nước nằm trên lục địa già này sẽ giảm tới 23% trong những thập kỷ tới.
Vấn đề trên cộng với một số vấn đề khác trong cấu trúc hạ tầng nền kinh tế khiến dự báo vị thế của Italy bị đánh rớt từ vị trí thứ 7 xuống thứ 11 vào năm 2050.
Kể từ khi tham gia Liên minh châu Âu, nền kinh tế của Italy chỉ tăng trưởng 4% trong suốt 16 năm. Đây là tốc độ tăng trưởng tương tự như Hy Lạp đã trải qua, mặc dù nền tài chính của Italy mạnh hơn rất nhiều.
Dự báo năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP của Italy chỉ đạt 0,6%, xếp sau Cộng hòa Síp về tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong khu vực EU.
10. Canada: 2,29 nghỉn tỷ USD
Canada là quốc gia duy nhất trong danh sách này dự kiến sẽ trụ vững ở vị trí thứ 10 cho đến năm 2050. Mặc dù không có nhiều đổi mới nhưng dự kiến sẽ thu nhập bình quân đầu người của người Canada sẽ tăng 3 bậc, từ vị trí 15 lên 12 trong năm 2050.
Nền kinh tế Canada đã vượt qua cơn bão khủng hoảng kinh tế nhờ một hệ thống ngân hàng vững mạnh luôn được xếp hạng trong số những ngân hàng ổn định nhất thế giới.
Tuy nhiên, Canada gần đây cũng đã chịu không ít ảnh hưởng của việc giá dầu giảm khiến đồng đôla Canada giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ.
9. Pháp: 2,75 nghìn tỷ USD
Việc phải chịu chung những gắnh nặng với hầu hết các nước trong khu vực EU, khiến vị trí của Pháp rơi từ hạng 6 xuống hạng 9 thế giới vào năm 2050, nhường cho Brazil, Ấn Độ và Mexico leo lên thế chỗ.
Dự báo GDP của Pháp sẽ tụt hậu trong vài thập kỷ tới. Trong khi, vài năm gần đây, khó khăn của nền kinh tế Pháp đã bộc lộ ngay ở con số tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 0,3% mỗi năm kể từ năm 2008, khá thấp so với nền kinh tế Anh (dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2015).
8. Mexico: 2,81 nghìn tỷ USD
Hiện nay, nước giàu thứ 13 thế giới Mexico đã sẵn sàng để thực hiện một bước nhảy vọt lớn lên vị trí giàu thứ 8 thế giới vào năm 2050, vượt mặt Pháp, Canada, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Italy.
Trớ trêu thay, mặc dù tổng GDP nhay vọt nhưng thu nhập bình quân đầu người của người Mexico lại được dự đoán sẽ giảm năm điểm, từ vị trí 42 thế giới xuống vị trí 47.
Tổng thống Nieto đã tạo ra những thay đổi chính sách có tính chất bước ngoặt chỉ sau 20 tháng lên cầm quyền. Những thay đổi trong giáo dục, năng lượng, viễn thông, lao động, cạnh tranh và các lĩnh vực tài chính được dự báo sẽ cải thiện sự thịnh vượng và năng suất lao động của Mexico trong tương lai gần.
7. Brazil: 2,96 nghìn tỷ USD
Từ một đất nước có tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt quá 500% trong những năm 1986- 1994, Brazil đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
Sự thịnh vượng của đất nước Nam Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai gần, thậm chí vượt qua Pháp và Italy để trở thành quốc gia giàu nhất thứ 7 thế giới. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của người Brazil lại tiến triển theo chiều hướng ngược lại, giảm liền 9 bậc, từ vị trí 52 xuống vị trí 61 thế giới.
Bên cạnh việc kiểm soát tốc độ tăng dân số, Brazil đang phải đối mặt với nỗ lực cải thiện giáo dục và làm giảm tỉ lệ tội phạm để duy trì thịnh vượng của quốc gia.
6. Anh: 3,58 nghìn tỷ USD
Năm 2015, nền kinh tế Anh dự kiến sẽ thu hẹp dần khoảng cách với nền kinh tế lớn nhất châu Âu – Đức. Hiện nay, tổng GDP của Đức đang hơn Anh khoảng 346 tỷ USD, trong khi đến năm 2050, con số này sẽ rút ngắn xuống khoảng 138 tỷ USD.
Cả Đức và Anh sẽ đều rớt một bậc trong bảng xếp hạng để nhường chỗ cho sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế Ấn Độ.
Anh từng là công xưởng của thế giới và là quê hương của cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 19, đặt nền móng cho sự phát triển của công nghiệp toàn cầu trong thế kỷ 20. Hiện nay, nhiều công ty của Mỹ và Nhật Bản đều lựa chọn nước Anh như là điểm đến tốt nhất để đặt trụ sở chính ở châu Âu.
5. Đức: 3,71 nghìn tỷ USD
Đức được dự báo là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu vào năm 2050, và vẫn là một trong 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mặc dù bị Ấn Độ vượt mặt và rớt một bậc trong danh sách nhưng dự đoán thu nhập bình quân đầu người của Đức sẽ tăng tới 8 bậc từ vị trí 18 lên vị trí 10 thế giới vào năm 2050. Điều này có thể do dân số của Đức được sự báo sẽ giảm tới 11 triệu người từ năm 2010-2050.
Đức cũng là nước có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động giảm mạnh nhất trong khu vực EU, giảm 29%. Dù vậy, nhờ hạ tầng kinh tế vững chắc vị thế của nền kinh tế Đức vẫn ổn định.
4. Nhật Bản: 6,43 nghìn tỷ USD
Với tỉ lệ người già ngày càng tăng, Nhật Bản đang là nước phải chật vật nhất trong việc tìm cách khắc phục các vấn đề nhân khẩu học tồi tệ nhất trong số tất cả những nước giàu nhất. Dự báo tỉ lệ suy giảm dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản lên tới 37%.
Không chỉ là nước có nhiều dân số già, Nhật Bản cũng có tỉ lệ sinh thấp nhất trong các nước giàu nhất, với trung bình 1,3 trẻ/người, tương tự như Đức. Kết quả là dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 25 triệu người.
Tuy nhiên, với chế độ phúc lợi cho người già vào hàng tốt nhất thế giới, Nhật Bản vẫn là nước giàu thứ 4 thế giới.
3. Ấn Độ: 8,17 nghìn tỷ USD
Ấn Độ là một ví dụ rõ ràng nhất về sự tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên động lực từ dân số. Tính đến năm 2050, dự kiến Ấn Độ là nước giàu thứ 3 thế giới và đông dân nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đầu tiên có dân số 1,5 tỷ người.
Bằng cách sao chép các chính sách kinh tế đối ngoại và tận dụng công nghệ hiện đại, Ấn Độ dự kiến sẽ là một trong những động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của đất nước Nam Á được dự đoán trung bình khoảng từ 5% trở lên.
2. Mỹ: 22,27 nghìn tỷ USD
Dù sở hữu các chỉ số cơ sở hạ tầng kinh tế rất mạnh như nền dân chủ, pháp luật chặt chẽ và cơ cấu dân số ổn định với tỉ lệ sinh đạt mức trung bình nhưng nền kinh tế số 1 thế giới được dự đoán sẽ bị rớt xuống vị trí thứ 2 vài thập kỷ tới.
Thu nhập bình quân đầu của người Mỹ dự kiến cũng sẽ tăng trưởng chậm chạp trong những năm tới, tương tự như Luxembourg và Na Uy.
1. Trung Quốc: 25,33 tỷ USD
Nhờ việc gộp cả kinh tế Hồng Kông và Macao vào hệ thống kinh tế vào năm 2049, Trung Quốc được sự đoán sẽ là quốc gia giàu nhất thế giới vào năm 2050.
Việc gộp cả hai vùng lãnh thổ có kinh tế phát triển bậc nhất thế giới vào nền kinh tế đại lục sẽ giúp Trung Quốc có đủ tiềm lực đứng vị trí đầu bảng.
Tốc độ tăng dân số của Trung Quốc đang chậm lại bởi các chính sách một con. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của đất nước này giảm vào năm 2050.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn là nước có dân số đông thứ 2 thế giới vào năm 2050, và người dân nước này sẽ được hưởng lợi từ sự việc đẩy mạnh hiện đại hóa hoàn toàn nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc sẽ bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia tiên tiến nhất nhờ sự tăng trưởng bùng nổ như trong những thập kỷ gần đây.
Theo NTD/Bizlive
Nhân vật huyền thoại của châu Á trong hai thế kỷ
...Trong hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu kể lại việc Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng VN Võ Văn Kiệt đề nghị gặp ông - khi ấy còn là Thủ tướng Singapore, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào tháng 2/1990...
Sự kiện Thủ tướng đầu tiên của Singapore độc lập Lý Quang Diệu qua đời rạng sáng nay 23/3 khiến người dân đảo quốc Sư tử và những người mến mộ ông hết sức đau buồn. Chúng ta cùng nhìn lại đánh giá của một số chính khách và chuyên gia thế giới về ông lúc sinh thời, trong cuốn sách "Lý Quang Diệu, bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới" của G.Allison, R.D.Blackwill, A.Wyne.
Sự ngưỡng mộ của các nhà lãnh đạo
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng ông Lý Quang Diệu là "bậc trưởng bối mà chúng tôi kính trọng".Ông Tập ngưỡng mộ vị Thủ tướng đầu tiên của Singapore vì vẫn làm việc không mệt mỏi để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ Obama đánh giá ông Lý Quang Diệu "là một trong những nhân vật huyền thoại của châu Á trong các thế kỷ 20, 21. Ông là người giúp khởi động phép màu kinh tế châu Á." Trong khi đó, một người tiền nhiệm của Obama trong Đảng Dân chủ, Tổng thống Bill Clinton nhận định: "Cuộc đời phục vụ nhân dân của Lý Quang Diệu thật vĩ đại và có một không hai. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên di sản xuất chúng của Ngài Lý Quang Diệu."
Trong lời bình cuốn "Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore", cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher chia sẻ rằng việc đọc và phân tích mọi phát biểu của Lý Quang Diệu như một thói quen của bà khi còn tại vị. Vị Thủ tướng xuất sắc của Anh quốc đánh giá ông Lý có cách thức thâm nhập vào lĩnh vực tuyên truyền và diễn đạt các vấn đề của thời đại chúng ta một cách đặc biệt sáng sủa cũng như có cách giải quyết chúng. "Ông ấy chưa bao giờ sai lầm", bà đầm thép khẳng định.
Tư duy chiến lược
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry A. Kissinger nhận định Lý Quang Diệu là một người có tầm nhìn xa và óc phán đoán khó ai bì kịp. Singapore là quốc gia bé nhất Đông Nam Á nhưng ông Lý hướng đến một nhà nước không chỉ tồn tại được mà còn phải có ưu thế nhờ sự vượt trội. Ông đã truyền cảm hứng cho cộng đồng dân cư đa ngôn ngữ của mình trở thành một trung tâm tri thức và kỷ thuật của châu Á - Thái Bình Dương. Một quốc gia bé nhỏ về diện tích, một thành phố quy mô trung bình đã trở thành một chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy mối quan hệ đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Kissinger, Lý Quang Diệu có thể nói rõ cho chúng ta về bản chất của thế giới mà chúng ta đang đối diện, đặc biệt là những hiểu biết sâu sắc về tư duy khu vực của ông. Một cựu Ngoại trưởng khác của Mỹ, Madeleine Albright nhận định "ông ấy có nhìn nhận chiến lược và hiện đại nhất trong số bất kỳ ai tôi từng gặp giữ mộ thời gian dài".
Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac đánh giá: "Lý Quang Diệu đã tập hợp quanh mình những bộ óc xuất chúng nhất, biến cải những chuẩn mực đòi hỏi nhiều cố gắng nhất thành một hệ thống chính phủ"
Thủ tướng Đức giai đoạn 1974-1982 Helmut Schmidt rất ấn tượng với tầm nhìn thẳng thắn và trí tuệ tuyệt vời của Lý Quang Diệu: "Những thành tựu trong đời ông với tư cách một nhà lãnh đạo chính trị và một chính khách thật vĩ đại". Theo Schumidt, bước tiến kinh tế và xã hội của Singapore hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ khả năng của ông Lý trong việc thiết lập một khuôn khổ chính trị phù hợp cho một nước Singapore đa dạng và đạo đức.
Nhà kinh tế lớn
Đối với các lãnh đạo tập đoàn và thiết chế kinh tế toàn cầu, Lý Quang Diệu với sự hỗ trợ của những nhân tài xung quanh, không chỉ là một lãnh đạo chính trị mà còn là một kiến trúc sư xuất sắc về kinh tế.
Chủ tịch Tập đoàn News Corporation Rupert Murdoch đánh giá Lý Quang Diệu có công đầu trong việc biến cải một thuộc địa nghèo nàn, tồi tàn, bị bao vây bởi các thế lực thù địch... thành một đô thị hiện đại, giàu có và rực rỡ. Giới trẻ châu Á hiện đại nên học tập về ông.
Chủ tịch Cisco Systems John Chambers cho rằng ông Lý là một người hiểu rõ internet và và giáo dục có sức mạnh to lớn. Ông đã sử dụng sức mạnh của internet để định vị cho sự tồn tại và thành công của Singapore trong một nền kinh tế internet và tiên phong trong nền kinh tế tri thức.
Là cựu học viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Chủ tịch IBM Sam Palmisano vô cùng ngưỡng mộ Thủ tướng sáng lập Singapore hiện đại, ông đã dạy cho những học trò như Sam Palmisano nhiều điều về châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều kiến thức uyên bác khác.
Chủ tịch Exxon Mobil Rex Tillerson cho biết đúng như lời Abraham Lincoln từng nói: "Thiên tài xuất chúng coi thường mọi chông gai", Lý Quang Diệu là một người có tầm nhìn mạnh bạo cho quốc gia mình. Ông không dẫn dắt họ đi vào con đường chông gai bằng tư tưởng bảo hộ hẹp hòi mà hướng tới những đại lộ thênh thang của quá trình hội nhập toàn cầu và cạnh tranh kinh tế.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới giai đoạn 1995 - 2005 James Wolfenshon và là Cố vấn của Lý Quang Diệu chia sẻ đó là một công việc khó khăn. Bởi mỗi khi ông định nói gì với ông Lý thì đều bị ngăn lại và được nghe ông Lý nói những điều mà chính James Wolfenshon định nói trước đó. "Xin cảm ơn những gì Ngài đã dạy cho tôi. Tôi cố gắng cho ngài lời khuyên. Nhưng trên thực tế, chính Ngài lại dạy cho tôi", Wolfenshon nói với Lý Quang Diệu.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ Joseph Nye mong muốn "nếu phần còn lại của thế giới có thể làm được những gì Singapore đã làm thì thế giới sẽ là một nơi tốt đẹp và thịnh vượng hơn... Ông ấy không bao giờ ngừng suy nghĩ, không bao giờ ngừng nhìn về phía trước, với tầm nhìn rộng hơn".
Biên tập viên cao cấp Tạp chí Time Farred Zakaria nhìn nhận Lý Quang Diệu đã có những chính sách kinh tế khôn ngoan và cả một chính sách đối ngoại sắc sảo để biến một "rẻo đất nhỏ bé" ở Đông Nam Á trở thành môt trong những trung tâm của kinh tế thế giới từ chỗ không có tài nguyên, sác tộc đa dạng.
Cố vấn của mọi quốc gia
"Cha đẻ của Singapore hiện đại" có tầm hiểu biết sâu sắc về thế giới và luôn được "săn lùng" như một chuyên gia, "nhà hiền triết". Từ Richard Nixon và Henry Kissinger, khi lên kế hoạch "mở cửa với Trung Quốc năm 1971-1972 đến các đời ông chủ Nhà Trắng đến tận hôm nay, kể cả đương kiêm Tổng thống Barack Obama luôn dừng chân ở Singapore hoặc đón vị Thủ tướng kiệt xuất đến Phòng Bầu Dục để chào và tham vấn Lý Quang Diệu.
Khi Đặng Tiểu Bình vạch ra đường lối cải cách, hướng đến kinh tế thị trường cho đến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, đều xem Lý Quang Diệu là nhà cố vấn có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ bên ngoài Trung Quốc.
Israel, quốc gia luôn phải chú ý tới những xu hướng ở bên ngoài biên giới của mình để đảm bảo sự tồn tại, cũng như tìm thấy ở Lý Quang Diệu cả một nguồn viễn kiến và cảm hứng.
Từ Nursultan Nazabayev của Kazakshstan, khi trở thành người đứng đầu một đất nước mới độc lập chưa từng tồn tại, dến Seikh Khalifa bin Zayed của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đến Paul Kagame của Rwanda, và nhiều nhà lãnh đạo khác khi gặp thách thức lớn cũng tìm thấy ở Lý Quang Diệu sự hợp tác chiến lược giúp họ tìm cách vượt qua những thách thức quốc tế đó.
Trong hồi ký của mình, Lý Quang Diệu kể lại việc Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đề nghị gặp ông Lý, khi ấy còn là Thủ tướng Singapore, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, vào tháng 2/1990. "Ông ấy muốn hai bên gác sang bỏ những khác biệt trong quá khứ và hợp tác", ông Lý viết. Nhưng mãi đến tháng 11.1991, khi ông Võ Văn Kiệt trong tư cách Thủ tướng đến thăm Singapore, mối giao hảo mới có dấu hiệu ấm lên. "Mặc dù khi đó tôi không còn là thủ tướng, nhưng chúng tôi đã gặp nhau tại buổi quốc yến do người kế nhiệm tôi là Goh Chok Tong chủ trì. Khi bữa tiệc vừa bắt đầu, ông Kiệt đứng lên và đi lại chỗ tôi và hỏi tôi liệu tôi có thể giúp Việt Nam không. Tôi hỏi, bằng cách nào? Bằng cách trở thành cố vấn kinh tế của họ. Tôi lặng người đi", ông Lý viết. Và thế là ông Lý đến Việt Nam, lần đầu tiên vào tháng 4/1992 và rất nhiều lần tiếp theo cho đến năm 2009 đã đưa ra những sáng kiến quan trọng cho quan hệ tốt đẹp mà hai nước đang có hiện nay.
Theo Nguyên Bảo (tổng hợp)
Thế giới và Việt Nam
Tổng thống Nga kêu gọi thành lập liên minh tiền tệ chung Ngày 20/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Kazhastan Nursultal Nazarbaev đã có cuộc gặp tại thủ đô Astana của Kazhastan. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN Tại cuộc gặp, Tổng thống nước chủ nhà Kazhastan tuyên bố 2015 là năm thử thách lớn đối với Liên minh Kinh tế Á - Âu bởi cuộc...