15 nguyên tắc sử dụng mỹ phẩm để vừa đẹp vừa an toàn
Khi sử dụng mỹ phẩm đúng cách thì hiệu quả làm đẹp mới thực sự có ích đối với bạn và làn da.
Mỹ phẩm với đa dạng chủng loại dùng để trang điểm mỗi ngày hoặc giúp dưỡng da … , dù cho đó là loại mỹ phẩm nào, bạn cũng cần biết cách sử dụng.
Bởi chỉ có sử dụng đúng cách thì hiệu quả làm đẹp mới thực sự có ích đối với bạn và làn da của mình. Để làm được điều đó, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Lưu ý với mỹ phẩm trang điểm
1. Luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm và sử dụng mỹ phẩm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
2. Không bao giờ thêm chất lỏng vào mỹ phẩm trừ khi có hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Đóng thật chặt nắp lọ để hạn chế vi trùng, chất bẩn và hơi ẩm trong không khí xâm nhập, làm mỹ phẩm biến chất.
4. Để mỹ phẩm xa nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao. Hai tác nhân này có thể làm các chất bảo quản (có tác dụng kháng khuẩn) trong mỹ phẩm bị biến chất. Bạn cũng không nên để mỹ phẩm trong xe hơi nóng bức suốt tháng này qua tháng khác.
5. Đề phòng dị ứng. Gần 25% số người sử dụng mỹ phẩm từng gặp phải dị ứng với son môi, phấn, chì kẻ mắt… Những người đeo kính áp tròng và người có làn da nhạy cảm là hai đối tượng dễ bị dị ứng nhất.
Triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt, rộp mí mắt ngứa và đỏ mắt. Ngừng sử dụng ngay lập tức khi phát hiện một trong các triệu chứng trên.
Không nên trộn lẫn quá nhiều loại mỹ phầm cùng lúc.
Video đang HOT
6. Không dùng chung mỹ phẩm và dụng cụ make-up (chổi trang điểm, bọt biển…) kể cả với người thân. Trên da mỗi người có những loại vi khuẩn khác nhau, nếu dùng chung mỹ phẩm, bạn có thể bị nhiễm khuẩn qua chính mỹ phẩm đó.
Nếu bạn có thói quen làm ẩm cọ hoặc bàn chải trang điểm bằng nước bọt, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn càng cao hơn. Rửa sạch tay trước khi trang điểm là điều nên làm.
7. Cẩn thận với mỹ phẩm dùng thử ở cửa hàng. Nên dùng một miếng bọt biển mới khi thử sản phẩm và yêu cầu người bán làm sạch lọ mỹ phẩm bằng cồn trước khi thử mỹ phẩm lên da bạn.
8. Không dùng mỹ phẩm khi đang bị đau mắt hoặc nhiễm trùng. Bạn cũng không nên tiếp tục dùng cây chì kẻ mắt hay hộp kem mắt cũ để tránh nhiễm trùng trở lại. Nguy cơ viêm màng kết vì dùng mỹ phẩm và các dụng cụ trang điểm mắt nhiễm vi khuẩn là rất cao.
9. Không xịt nước hoa khi gần nhiệt độ cao hoặc khi đang hút thuốc vì nó có thể bắt lửa.
10. Không trang điểm khi đang ngồi trên xe hơi, xe buýt, tàu hỏa hay máy bay. Những va chạm khi gặp phải ổ gà, khi phanh gấp… có thể khiến cây chì kẻ mắt, cọ chuốt mi hay bất cứ dụng cứ dụng cụ make-up nào đâm vào mắt và làm xước nhãn cầu.
11. Không đi ngủ cùng với khuôn mặt make-up. Chỉ một mẩu nhỏ mascara lọt vào mắt khi bạn ngủ, bạn cũng có thể sẽ thức dậy với đôi mắt đỏ ngầu, ngứa hoặc trầy xước vì nhiễm trùng. Tẩy trang trước khi đi ngủ còn giúp bạn hạn chế bị mụn do mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông.
12. Vứt bỏ những hộp mỹ phẩm cũ, bị đổi màu hoặc có mùi lạ ngay cả khi chưa quá hạn sử dụng ghi trên nắp hộp. Bạn nên thay mới mỹ phẩm sau mỗi 6 tháng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Mỹ phẩm giống như thực phẩm, hạn sử dụng trước và sau khi mở nắp của nó khác nhau hoàn toàn.
Lưu ý với mỹ phẩm chứa AHA
AHA (alpha hydroxy acids) còn được gọi là axit hoa quả có tác dụng chống lão hóa, giảm nếp nhăn và làm mềm da. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra dị ứng ở một vài người.
13. Luôn bảo vệ làn da của bạn trước khi đi ra ngoài vào ban ngày với kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15, đừng quên khẩu trang, áo chống nắng và mũ rộng vành.
14. Hãy lưu ý thành phần AHA và các loại axit hóa chất khác trong sản phẩm. Nên chọn loại có hàm lượng AHA ít hơn hoặc bằng 10%, độ pH lớn hơn hoặc bằng 3,5.
15. Thử phản ứng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng với những vùng da rộng hơn để kiểm tra độ nhạy cảm của da đối với các sản phẩm chứa AHA. Ngừng sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường (VD: da đau nhức, tấy đỏ hay chảy máu).
Theo Alobacsi
9 lý do khiến da bị khô và bong tróc
Thời tiết lạnh, hanh khô cũng tác động nhiều đến làn da của bạn. Thế nên, để giảm thiểu tình trạng da khô, bong tróc, bạn nên xem thử các lý do sau đây và loại trừ.
1. Bạn dùng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: nếu thời tiết ẩm mà làn da bị khô, hãy nghĩ tới những thứ bạn đang dùng.
2. Bạn dùng xà phòng: hầu hết các loại xà phòng đều có kiềm trong tự nhiên và có xu hướng làm khô da.
Việc rửa mặt đều khiến da bị khô, trừ da dầu. Sữa rửa mặt tốt phải là loại không làm da có cảm giác căng hay khô sau khi rửa mặt 5 - 10 phút.
3. Bạn dùng toner và chất làm se: chúng chắc chắn làm khô da, kể cả loại không cồn.
4. Bạn dùng kem dưỡng ẩm có retinoid hay AHA.
5. Bạn mắc chứng viêm da hay eczema.
6. Bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và sự ô nhiễm.
7. Bạn mắc chứng dị ứng với ánh nắng mặt trời khi thấy vùng da tiếp xúc ánh nắng bị khô.
8. Bạn có vấn đề bên trong cơ thể như thiếu hụt dưỡng chất (đặc biệt là các vitamin nhóm B hay protein), bệnh liên quan đến tuyến giáp, tiểu đường...
9. Bạn đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp, cholesterone hay mụn trứng cá.
Khi phải đối phó với tình trạng khô da, bạn nên nhớ 3 nguyên tắc sau:
1. Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, ưu tiên các sản phẩm có tác dụng cân bằng độ pH của da.
2. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 trên vùng da mặt, cổ, cánh tay và những vùng da không được che chắn, kể cả khi bạn làm việc hay hoạt động trong nhà.
3. Dùng dưỡng ẩm dịu nhẹ không có nhiều thành phần phụ, đặc biệt là chất tạo mùi.
Lưu ý: Nếu bạn đã thực hiện đúng các bước trên trong vòng 2 - 3 tuần mà làn da không có dấu hiệu cải thiện, hãy tìm đến chuyên gia da liễu để có hướng điều trị tích cực hơn.
Theo Alobacsi
Lưu ý thành phần axít trong mỹ phẩm BHA có thể hòa tan trong dầu nên hoạt động tốt hơn trên làn da dầu. Nhờ khả năng xâm nhập sâu vào bên trong. BHA có tác dụng loại bỏ và cải thiện tình trạng da sần sùi, mụn bọc, làm mờ vết thâm. BHA trong các sản phẩm chăm sóc da thường có tỷ lệ 1 - 2% với độ pH...