15 người mắc COVID-19 sau khi bay từ điểm nóng ’siêu biến thể’ Omicron về Hà Lan
15 trong số 110 người bay về từ Nam Phi, nơi là điểm nóng biến thể Omicron, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan.
Sân bay quốc tế Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Theo đài RT, vẫn còn thêm 500 người nữa trên hai chuyến bay từ Nam Phi về Amsterdam cần xét nghiệm.
Ngày 26/11, Chính phủ Hà Lan đã cấm nhập cảnh từ Nam Phi và một số quốc gia láng giềng của nước này do lo ngại biến thể Omicron siêu lây nhiễm. Tuy nhiên, trên 600 người trên hai chuyến bay đã trên đường tới Schiphol. Khu vực xét nghiệm đặc biệt đã được thiết lập dành riêng cho nhóm người này.
Tờ NOS của Hà Lan tối 26/11 cho biết trong số 110 hành khách đã được xét nghiệm, có 15 người dương tính.
Video đang HOT
Dựa trên kết quả này, giới chức y tế Hà Lan dự báo tỷ lệ dương tính là 13,6% trên cả hai chuyến bay, nghĩa là có thể có 85 hành khách mắc COVID-19. Tuy nhiên, hiện chưa rõ họ nhiễm biến thể nào.
Hành khách từ hai chuyến bay xuất phát từ Nam Phi có xét nghiệm âm tính sẽ được rời đi, nhưng phải cách ly thêm 5 ngày. Những ai có xét nghiệm dương tính sẽ được đưa tới một khách sạn gần đó để cách ly.
Trước đó, ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố biến thể B.1.1529 là biến thể mới gây quan ngại và gọi nó là Omicron. Omicron có nhiều đột biến ở protein gai, có thể dễ lây lan và vô hiệu hóa vaccine COVID-19. Mặc dù WHO cho rằng các nước vội vàng khi hạn chế nhập cảnh từ Nam Phi, nhưng một loạt nước như Mỹ, Nga, Anh, Hà Lan, Israel… đã nhanh chóng áp dụng biện pháp này với công dân Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe.
Schiphol là sân bay đông đúc thứ ba châu Âu trước đại dịch COVID-19, đón 71,9 triệu lượt hành khách năm 2019.
Nam Phi triệu tập cuộc họp nhằm ứng phó với biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa sẽ triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 vào ngày 28/11 tới sau khi các nhà khoa học phát hiện một siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ekurhuleni, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố ngày 26/11 của Chính phủ Nam Phi nêu rõ các quyết định được Hội đồng trên đưa ra sẽ trở thành căn cứ để chính phủ ban hành đánh giá về tình hình dịch COVID-19, trong đó có việc triển khai các mức độ phong tỏa phù hợp.
Trước đó, ngày 25/11, các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể B.1.1.529 "có số lượng đột biến rất cao". Biến thể này cũng đã được phát hiện ở Botswana và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) trong số những du khách đến từ Nam Phi. Điều mà các nhà khoa học quan ngại là B.1.1.529 có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.
Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, cùng ngày, các quan chức Malaysia cho biết quốc gia Đông Nam Á này sẽ siết chặt quy định với người nhập cảnh từ 7 quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia và Zimbabwe. Theo đó, tất cả các trường hợp không phải là công dân Malaysia và những người không thuộc diện cư trú tại nước này có lịch trình đi lại tới 7 quốc gia này trong thời gian gần đây đều không được phép nhập cảnh. Các công dân Malaysia và người nước ngoài thuộc diện cư trú ở Malaysia vẫn sẽ được phép nhập cảnh, song phải tuân thủ quy định cách ly. Ngoài ra, Malaysia cũng cấm công dân nước này tới 7 quốc gia châu Phi nói trên.
Dự kiến các quyết định trên sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tuần này.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết nước này cũng đã quyết định ngừng tất cả các chuyến bay khởi hành từ miền Nam châu Phi đến Pháp trong vòng 48 giờ. Bộ trưởng Véran nhấn mạnh hiện chưa có trường hợp nào tại châu Âu được chẩn đoán nhiễm biến thể B.1.1.529. Ông cũng cho biết thêm rằng tất cả những người từng đến khu vực này đều sẽ được xét nghiệm sàng lọc và giám sát chặt chẽ.
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết sẽ cùng các nhà lãnh đạo khác của Liên minh châu Âu tiến hành các cuộc thảo luận trong những giờ sắp tới để bàn về việc ứng phó với biến thể mới này.
* Tại Croatia, Bộ trưởng Nội vụ Davor Bozinovic cho biết nước này sẽ siết chặt các quy định đi lại từ một số quốc gia để đề phòng lây lan biến thể B.1.1.529. Danh sách hạn chế gồm có Nam Phi, Africa, Botswana, Eswatini, Lesotho, Zimbabwe, Namibia và Hong Kong (Trung Quốc). Các quy định hạn chế sẽ chính thức được đưa ra sau ngày 26/11.
Hàng loạt động thái của các quốc gia nói trên được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia tại như Đức, Anh, CH Séc, Israel, Singapore... cũng đã cấm hầu hết các hoạt động đi lại từ châu Phi do lo ngại nguy cơ lây nhiễm của siêu biến thể B.1.1.529.
WHO bày tỏ quan ngại về siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 26/11, Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, ông David Nabarro cho rằng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở Nam Phi là đáng quan ngại. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn, Đặc phái viên...