15 năm sóng thần Aceh – Nỗi đau và sự hồi sinh
Đã 15 năm qua đi, nỗi đau vẫn còn đó, nhưng tỉnh Aceh đã hồi sinh kỳ diệu và Indonesia đã có thêm nhiều bài học về việc phòng chống và xử lí thiên tai.
Trận sóng thần năm 2004 ở tỉnh Aceh của Indonesia đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người ở châu Á. Đây được coi là thảm hoạ sóng thần chết chóc nhất trong lịch sử nước này. Đã 15 năm qua đi, nỗi đau thì vẫn còn đó nhưng tỉnh Aceh đã hồi sinh kỳ diệu và Indonesia đã có thêm nhiều bài học về việc phòng chống và xử lí thiên tai.
Nhà thờ duy nhất còn lại sau trận sóng thần trở thành biểu tượng của thành phố Serambi Makkah.
Ngày 26/12/2004, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra dưới độ sâu 25km phía Tây bờ biển Aceh. Trận động đất kéo dài từ 8-10 phút, trở thành trận động đất dài nhất trong lịch sử Indonesia. Khoảng 30 phút sau một cơn sóng thần lớn nhấn chìm thành phố Serambi Makkah của tỉnh Aceh.
Cơn sóng thần cao 30m tốc độ đạt 100 mét mỗi giây, tương đương 360 Km/giờ. Trận sóng thần này không chỉ tấn công toàn bộ bờ biển phía Tây Aceh, Bắc Sumatera của Indonesia, mà còn tấn công bãi biển Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Somalia, Bangladesh, Maldives và Quần đảo Cocos. Hơn 230.000 người ở 14 quốc gia thiệt mạng, riêng tại tỉnh Aceh của Indonesia có 170.000 người chết. Tại Thái Lan, hơn 5.000 người thiệt mạng trong thảm hoạ này.
Ông Sunawardi, giám đốc điều hành Cơ quan quản lý thiên tai tỉnh Aceh cho biết, vào thời điểm đó, rất nhiều nạn nhân đã ngay lập tức được chôn vào các ngôi mộ tập thể và không bao giờ được mở ra nữa để tránh bệnh tật lây lan. Nhiều gia đình đã chấp nhận quyết định này vì nó phù hợp với luật Hồi giáo bắt buộc chôn cất thi thể sớm nhất có thể.
Đơn vị nhận dạng nạn nhân thảm họa (DVI) bao gồm cảnh sát và các chuyên gia pháp y từ 30 quốc gia phải mất hơn 2 năm mới có thể xác định được danh tính của khoảng hơn 3.600 thi thể. Đây là một trong những dự án nhận dạng nạn nhân thảm họa lớn nhất và thành công nhất.
Bảo tàng “Sóng thần” thu hút khách du lịch tại Aceh. Nguồn: Tribunnews
Theo số liệu của Cơ quan Xây dựng và Tái thiết Aceh (BRR), có khoảng 120 ngàn ngôi nhà, hàng ngàn km đường, nhiều cây cầu và các công trình ở Aceh bị phá huỷ hoàn toàn, 600 ngàn người bị mất nhà chỉ trong vài tích tắc. “Chứng tích duy nhất” còn lại sau thảm hoạ là nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman, công trình kiến trúc còn lại duy nhất trên nền đất bị san phẳng không còn dấu tích của sự sống. Điều đáng nói là khi thảm hoạ xảy ra, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần ở khu vực Ấn Độ Dương không hoạt động và cũng không có cơ quan quản lý thảm hoạ khu vực nào đưa ra lời cảnh báo cho người dân.
Đã 15 năm trôi qua, nhiều nạn nhân của thảm hoạ Aceh đến nay vẫn chưa xác định được danh tính. Nỗi đau vẫn hiện diện trong mỗi người dân Aceh.
Sự hồi sinh của Aceh
Nỗi đau thì vẫn còn đó, nhưng tỉnh Aceh thì đã hồi sinh. Aceh giờ đây là một tỉnh phát triển và cảnh giác hơn với sóng thần. Những người còn sống xót, trong đó có cả những đứa trẻ phải sống trong vòng tay tổ quốc thay vì vòng bố mẹ đã bắt đầu một cuộc sống mới.
Video đang HOT
Ngay sau thảm hoạ, chính quyền Indonesia và cộng đồng quốc tế đã lập kêu gọi gây quỹ cứu trợ Aceh. 7 triệu USD từ quỹ này đã giúp tỉnh Aceh dần phục hồi sau sự tàn phá của trận động đất và sóng thần. Quỹ Aceh được duy trì cho tới ngày nay để cứu trợ nạn nhân các vùng thảm hoạ khác.
Tên những nạn nhân vụ sóng thần được khắc trên tường bảo tàng. Nguồn: Liputan 6
Một bảo tàng “Sóng thần” rộng 2.500 mét vuông được xây dựng để lưu giữ những hình ảnh đau thương trong thảm hoạ, những mảnh vỡ của các công trình còn xót lại và khắc tên tất cả các nạn nhân lên bức tường lớn của bảo tàng.
Hàng năm, tỉnh Aceh đều tổ chức buổi cầu nguyện chung và tới viếng các mộ tập thể để tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa chết chóc lịch sử này.
Đến Aceh ngày nay, chúng ta khó lòng nhận ra đây là nơi bị thiên tai tàn phá 15 năm trước. Thậm chí thành phố Serambi Makkah trước kia bị tàn phá, nay đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman công trình duy nhất còn tồn tại trong thảm hoạ trở thành biểu tượng của thành phố này. Cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Năm 2016, sân bay quốc tế Bandar Aceh còn nhận giải thưởng sân bay Halal tốt nhất cho khách du lịch và thành phố Aceh nhận giải thưởng Điểm đến văn hoá Halal tốt nhất thế giới.
Một gia đình cầu nguyện bên mộ tập thể. Nguồn: tribunnews
Bãi biển Ulee Lheue là bãi biển bị tàn phá nặng nề nhất trong trận sóng thần 2004. Ngày nay đã trở thành điểm đến yêu thích của các du khách với các dịch vụ vui chơi giải trí và sân goft. Nơi đây còn nổi tiếng trong cộng đồng lướt sóng quốc tế.
Ngày nay, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần đã được lắp dọc các bờ biển Aceh. Chuông báo động được đặt tại 6 tiểu khu và có thể vang xa 7.000km. Ngày 26/12 hàng năm, tỉnh này thực hiện nghi lễ gióng chuông cảnh báo sóng thần để tưởng niệm ngày xảy ra thảm hoạ và kiểm tra các hệ thống báo động toàn tỉnh
Thảm hoạ sóng thần Aceh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và trở thành bước ngoặt trong nhận thức của Indonesia, quốc gia vạn đảo trong việc đối phó và giảm nhẹ thiên tai./.
Hương Trà/VOV-Jakarta
Theo vov.vn
Nguy cơ Tết không thịt lợn ở nhiều nơi trên thế giới
Dịch tả lợn châu Phi chẳng khác nào cơn gió độc quét sạch 1/4 đàn lợn thế giới, tàn phá các trang trại lợn, đồng thời đánh vào bữa cơm, túi tiền của người dân trên toàn cầu.
Trung Quốc là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng Bắc Kinh cho tới nay vẫn chưa thể giải quyết được cuộc khủng hoảng dịch tả lợn.
Nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh không thành của Bắc Kinh sẽ gây khó khăn không chỉ đối với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nền nông nghiệp toàn cầu trong nhiều năm tới.
Để ngăn chặn virus tả lợn, giới chức các nước thuyết phục người dân giết lợn nhiễm bệnh và tiêu hủy chúng đúng cách. Ở Trung Quốc, vấn đề này hết sức khó khăn.
Khi dịch tả lợn bắt đầu hoành hành 16 tháng trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc yêu cầu chính quyền địa phương thuyết phục người dân hủy bỏ tất cả đàn lợn dù chỉ 1 con trong số đó bị nhiễm bệnh và bồi thường với mức 115 USD/con cỡ lớn. Mức trần này sau đó tăng lên 170 USD.
Khủng hoảng thịt lợn vẫn chưa buông tha Trung Quốc. (Ảnh: NYT)
Tuy nhiên, để có được khoản bồi thường này, nông dân sẽ phải qua rất nhiều cá khâu kiểm duyệt nhiêu khê.
Khi lũ lợn của mình đột ngột chết 3 tháng trước, Peng Weita nhanh chóng giết thêm 40 con khác để tránh chúng bị lây bệnh. Anh chôn chúng nhưng không báo lại cho chính quyền địa phương vì những thủ tục kê khai rườm rà.
Việc Peng không báo cáo khiến các quan chức địa phương không thể chắc chắn rằng anh đã làm theo tất cả các bước cần thiết để ngăn chặn sự lây lan hay chưa. Peng thừa nhận đã chôn lũ lợn ở vị trí tương đối gần trang trại nhưng từ chối nói thêm về việc xử lý.
Từ trường hợp của Peng, dịch tả lợn châu Phi phản ánh hạn chế của việc chính quyền Trung Quốc nắm quyền giải quyết mọi vấn đề từ lớn tới nhỏ. Nó cũng cho thấy đất nước tỷ dân gặp khó khăn như thế nào khi phải tự nuôi sống mình.
Các thống kê chính thức cho thấy cho tới nay mới chỉ có 1,2 triệu con lợn, ít hơn 0,3% đàn gia súc của Trung Quốc bị loại bỏ. Không rõ phần còn lại đã biến đi đâu nhưng nhiều chuyên gia thực phẩm lo ngại nhiều người có thể đã đánh cắp chúng và "hô biến" lợn chết bệnh thành thức ăn.
Thống kê khiến người dân lo ngại này buộc giới chức Trung Quốc phải trấn an. Vào tháng 4, tháng 7, tháng 10, các quan chức cho biết họ đã kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng thực tế lại không được khả quan như vậy.
Dịch tả lợn đang lan nhanh ra khỏi Trung Quốc, ảnh hưởng tới đàn lợn của 9 quốc gia châu Á khác. Trước khi tới Trung Quốc, dịch bệnh này cũng hoành hành ở một số trang trại ở Nga và một vài nơi khác ở Đông Âu.
Tại Trung Quốc, cuộc khủng hoảng lợn kéo giá thực phẩm nói chung của Trung Quốc trong tháng qua tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018 sau 7 năm gần như không biến động. Việc Trung Quốc đẩy mạnh mua lợn cũng đẩy giá lợn hơi ở Mỹ, châu Âu và toàn cầu lên cao, kéo theo chi phí cho tất cả mọi thứ từ xúc xích Đức tới thịt viên Việt Nam leo thang theo.
Giá thịt bò và thịt cừu tăng mạnh khi các gia đình trên thế giới tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Mức giá thịt nói chung trên thị trường hàng hóa quốc tế năm qua tăng gần 20%. Brazil đang tăng cường sản xuất thịt bò và thịt gà để áp ứng nhu cầu thịt trên toàn cầu. Trong nỗ lực này, họ đốt rừng Amazon để khai hoang đất nông nghiệp.
Boubaker Ben Belhassen, giám đốc phụ trách thương mại và thị trường tại Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Rome, nhận định dịch tả lợn của Trung Quốc sẽ tác động sâu rộng trên toàn cầu.
Một trang trại lợn ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: NYT)
"Chúng tôi khó mà tin được là sẽ có đủ thịt lợn để bù đắp sự thiếu hụt của Trung Quốc", ông này cho hay.
Nhiều cảnh báo được phát đi về một cái Tết thiếu thịt lợn trầm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt với châu Á, khi món thịt lợn được sử dụng nhiều trong các bữa ăn.
Trung Quốc từng sở hữu đàn lợn lên tới 440 triệu con, gần một nửa đàn lợn thế giới, nhưng dịch tả lợn châu Phi khiến con số này giảm xuống hơn một nửa.
Theo NYT, vấn đề này trở nên cấp bách tới mức Bắc Kinh phải chấp nhận thỏa thuận thương mại một phần với Mỹ, một phần để họ tiếp tục nhập khẩu thực phẩm từ Mỹ. Giá thịt lợn tăng cao tới độ một công ty chăn nuôi ở Quảng Tây in các biểu ngữ màu đỏ với thông điệp "nuôi 10 con lợn đủ tiền để mua một chiếc BMW vào năm tới" như một cách để khuyến khích người dân nuôi thêm lợn.
Những người có lợn giờ là những người được hưởng lợi nhiều nhất. Chen Zhixiang là một trong số ít chủ đàn lợn ở Wulongqiao, ngôi làng yên tĩnh ở Hồ Nam không bị mất con lợn nào.
Khi Chen lái xe tới một ngôi làng ở Hồ Nam, đám đông xúm quanh chiếc xe của ông, chăm chăm nhìn lũ lợn mà anh mang tới.
"Họ cứ như đang nhìn thấy gấu trúc vậy", ông này chia sẻ.
Song Hy
Theo vtc.vn
Quốc đảo Dominica: Đứng dậy từ đống đổ nát 90% công trình xây dựng đảo quốc Dominica bị phá hủy chỉ sau một đêm bởi cơn bão Maria . Từ đống đổ nát, đất nước này đã hồi phục và đang theo đuổi một mục tiêu đầy tham vọng: Trở thành quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu đầu tiên trên thế giới. Hồi sinh mạnh mẽ, Dominica trở thành...