15 năm sau “nhúng chàm”, cựu thần đồng Văn Quyến bày tỏ nỗi niềm
Thấm thoát đã 15 năm trôi qua kể từ sau vụ bán độ tại SEA Games 23 (năm 2005), cựu thần đồng một thời của bóng đá Việt Nam – Phạm Văn Quyến giờ say mê, vùi mình vào công tác huấn luyện ở tuyến trẻ SLNA.
Gõ hai chữ Văn Quyến trên Google sẽ cho ra hàng chục triệu kết quả. Sau phần giới thiệu về tiểu sử của cựu tiền đạo xứ Nghệ, xuất hiện đến thông tin khiến sự nghiệp của anh tan vỡ – Vụ bán độ ở SEA Games 23, cách đây đúng 15 năm. Ở những thông tin tìm kiếm sau đó, một hình tượng đa sắc màu về Văn Quyến xuất hiện.
Văn Quyến thời đỉnh cao gần như không thể kèm.
Thiên tài Văn Quyến
Cho đến giờ, nhiều người vẫn coi Phạm Văn Quyến là người duy nhất của bóng đá Việt Nam xứng đáng với biệt danh: Thần đồng hay Cậu bé vàng.
Mới 16 tuổi, Văn Quyến đã làm “chấn động” châu Á khi thi đấu chói sáng đưa U16 Việt Nam vào bán kết giải U16 châu lục (hạng Tư) diễn năm 2000. Anh cũng được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu này.
Năm 2003 khi 19 tuổi, Văn Quyến đã trở thành thần tượng lớn của người hâm mộ Việt Nam. Anh tung hoành ở giải VĐQG (giờ là V.League), từng 3 tháng liên tiếp ẵm giải Cầu thủ hay nhất. Quyến ghi bàn thắng để đời vào lưới Hàn Quốc giúp U23 Việt Nam chiến thắng ở vòng loại Asian Cup 2004.
Tại SEA Games 22 trên sân nhà, U23 Việt Nam chơi thứ bóng đá rực lửa với nguồn cảm hứng Văn Quyến. Những bàn thắng làm nức lòng người hâm mộ, đặc biệt trước Thái Lan nhưng đáng tiếc U23 Việt Nam không thể giành HCV.
“Không cao to nhưng Văn Quyến được trời ban cho đôi chân cực ngoan, cái hông cực dẻo và một lối chơi bóng rất khác lạ. Từ “Thiên tài” là chính xác để mô tả về anh. Không cần phải tập nhiều, Văn Quyến vẫn có thể điều khiển quả bóng theo ý muốn của mình”, cựu tiền vệ Lê Công Vinh viết trong tự truyện Phút 89.
Có lẽ những lời khen dành cho Văn Quyến về trình độ chơi bóng của anh là bằng thừa. Ngay cả sau ra tù, Quyến dù nặng nề, chậm hơn nhưng thi thoảng vẫn có những khoảnh khắc thiên tài trong màu áo SLNA và Vissai Ninh Bình.
Từ “Cậu bé vàng” thành “Cậu bé hư”
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu của nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20, những thiên tài phải… có tật (dị tật). Tức là họ thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh ấy tác động khiến họ có những khả năng phi thường.
Văn Quyến (giữa) bị tù tội sau khi tham gia bán độ ở SEA Games 23 cùng 6 đồng đội khác.
Đó là khía cạnh mang tính khoa học và hiểu theo đúng nghĩa đen. Với Văn Quyến, một thiên tài nhưng cũng thật có quá nhiều tật (tật xấu). Sự nổi tiếng, thành công quá sớm đã khiến “Cậu bé vàng” không kiểm soát nổi những thứ bên ngoài sân cỏ.
Qua lời kể của Công Vinh, Văn Quyến là một tay chơi khét tiếng: “Ngày lên đội 1 SLNA, tôi làm gì có điện thoại di động nhưng anh Quyến đã “hai tay hai súng”, hai chiếc điện thoại Nokia sành điệu.
Quyến lúc đó có rất nhiều tiền, đi đến đâu cũng có các bóng hồng theo sát. Anh Quyến và Huy Hoàng đi Sài Gòn như đi chợ vì ở đó có nhiều chỗ chơi hơn Nghệ An.
Anh Quyến uống rượu thì vô địch thiên hạ, có tiếng ở Nghệ An. Trình độ uống rượu chắc ngang ngửa với trình độ bóng đá. Anh Quyến hút thuốc cũng không phải ít, kể cả khi lên đội tuyển. Và đặc biệt, anh Quyến thay người yêu như thay áo”.
Nhưng những thú ăn chơi không “giết chết” sự nghiệp của Quyến mà phút bồng bột ở SEA Games 23 năm 2005 mới cuốn phăng tất cả. Quyến tham gia dàn xếp tỷ số cùng một số đồng đội khác như Quốc Vượng, Quốc Anh… và anh bị phạt 2 năm tù treo, cấm đá bóng 4 năm (sau được giảm xuống 2 năm).
Nhắc lại câu chuyện ấy với phóng viên Dân Việt, cựu HLV Nguyễn Thành Vinh vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Văn Quyến ngày sau có nói với tôi rất đơn giản thế này. Cậu ấy nghĩ ăn ít bàn giữ sức chuẩn bị cho chung kết. Đội vừa thắng mà vừa có tiền chứ không nghĩ đến chuyện cá độ.
Có lẽ Quyến không hề nghĩ kịch bản thắng ghi bàn ít lại nằm trong đường dây cá độ. Cậu ấy cứ đinh ninh trong đầu bán độ là phải thua”.
Khi Văn Quyến “nép mình” trước truyền thông
Phóng viên Dân Việt đã cố gắng liên lạc với Phạm Văn Quyến để lắng nghe tâm tư sau 15 năm “kỳ án Bacolod” và công việc làm trợ lý HLV tuyến trẻ của anh bây giờ, thế nhưng cựu thần đồng bóng đá Việt Nam chỉ nói: “Thông cảm cho Quyến. Quyến không muốn xuất hiện trước truyền thông lúc này. Từ lâu, tôi đã không trả lời báo chí”.
Văn Quyến hạnh phúc bên gia đình nhỏ. Ảnh FBNV.
Qua trò chuyện với một người anh thân thiết của Văn Quyến và cũng đang làm báo chí truyền thông (xin giấu tên), chúng tôi được biết: “Văn Quyến bây giờ muốn một cuộc sống bình lặng bên gia đình nhỏ thân yêu và tập trung toàn bộ sức lực cho công tác huấn luyện ở tuyến trẻ của SLNA. Văn Quyến sẽ mở lòng trở lại với truyền thông nhưng giờ chưa phải lúc”.
Trong 6 năm qua, Quyến “nép mình” trước truyền thông. Anh chủ yếu ở Nghệ An để chăm sóc vợ và 2 cô công chúa nhỏ, làm đúng bổn phận của người chồng người cha.
Ở tuổi 36, Văn Quyến đang bước đầu thu lượm thành công ở công tác huấn luyện, điển hình là chức vô địch U15 Quốc gia cùng SLNA. Và bây giờ, “Cậu bé vàng” đang lên làm trợ lý ở đội U17 SLNA với ước mơ gặt hái thêm thành quả.
HLV Văn Quyến đang hái quả ngọt bước đầu sự nghiệp huấn luyện.
Trên trang facebook cá nhân của Văn Quyến, mọi thứ chỉ xoay quanh: Gia đình và công tác đạo tạo huấn luyện ở tuyến trẻ SLNA.
Ảnh đại diện trên facebook của Quyến chính là vợ và 2 cô công chúa nhỏ. Đó là thứ tài sản duy nhất mà Quyến không cho phép mình được đánh mất. Bởi anh đã đánh mất quá nhiều thứ, cách đây 15 năm trước.
Văn Quyến đang nỗ lực gây dựng lại hình ảnh, cũng từ bóng đá nhưng theo cách của sự trưởng thành.
Báo quốc tế thán phục trận đấu 3 vạn fan khi V-League trở lại tưng bừng
Reuters - hãng thông tấn danh tiếng bày tỏ cảm xúc phấn khích xen lẫn kinh ngạc khi những trận đấu của bóng đá Việt Nam diễn ra với không khí cuồng nhiệt, sôi động.
Cuối tuần qua, V-League đã trở lại với các trận đấu thuộc vòng 3 và giúp người hâm mộ Việt Nam tiếp tục sống trong không khí sôi động của "ngày hội" bóng đá. Dải đất hình chữ S đã khiến truyền thông quốc tế sửng sốt từ cách đây 3 tuần, thời điểm cúp Quốc gia trở thành giải đấu đầu tiên trên thế giới cho phép khán giả vào sân.
Hãng thông tấn danh tiếng Reuters sửng sốt khi V-League trở lại, trong đó trận Nam Định - Viettel thu hút gần 30.000 fan tới sân
Chứng kiến các sân vận động đầy ắp khán giả ở Việt Nam, hãng thông tấn nổi tiếng Reuters không giấu được sự ngạc nhiên. Trong bài viết "Covid-19 được kiểm soát, V-League trở lại với đám đông người hâm mộ", những hình ảnh về trận Nam Định - Viettel diễn ra trên "chảo lửa" Thiên Trường (ngày 5/6, Viettel thắng 2-1) được Reuters lựa chọn để đại diện cho bầu không khí bóng đá của Việt Nam thời điểm hiện tại. Đáng chú ý, phóng viên Reuters cũng có mặt ở sân Thiên Trường để ghi hình, đưa tin về trận đấu.
"Hàng ngàn người hâm mộ đã đổ về các sân vận động Việt Nam. Nhờ thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, bóng đá đỉnh cao của quốc gia này trở lại mà không cần các biện pháp giãn cách xã hội hay hạn chế tụ tập đông người.
Các trận đấu thuộc V-League đã tạm hoãn tư tháng 3. Tuy nhiên hiện Việt Nam không ghi trường hợp tử vong nào, bên cạnh 328 trường hợp dương tính với Covid-19 và mong chờ mọi thứ trở lại bình thường. Sân vận động ở Nam Định (Thiên Trường), nơi chứng kiến đội chủ nhà thất bại 1-2 trước Viettel đã đón lượng khán giả gần lấp đầy 30.000 ghế ngồi. Đây cũng là 1 trong 3 trận đấu mở màn vòng 3 V-League", trích đoạn bài viết trên Reuters.
Sự khác biệt giữa V-League và các giải đấu hàng đầu châu Âu hiện tại cũng được Reuters nhấn mạnh: "La Liga, Ngoại hạng Anh chỉ trở lại vào giữa tháng 6, còn các trận đấu thuộc Bundesliga diễn ra dưới bầu không khí ảm đạm vì những khán đài trống cùng những màn ăn mừng bàn thắng trong im lặng".
Bên cạnh đó, hãng thông tấn này còn trích dẫn phát ngôn của trung vệ Quế Ngọc Hải về không khí bóng đá sôi động, cuồng nhiệt tại Việt Nam: "Trả lời Reuters, Quế Ngọc Hải - đội trưởng đội tuyển Việt Nam cảm thấy vô cùng hưng phấn khi được thi đấu trên sân vận động đông khán giả. Quế Ngọc Hải không dám so sánh V-League với các giải VĐQG khác, nhưng việc giải đấu trở lại cho thấy người Việt Nam đã đối phó với Covid-19 tốt thế nào".
Bài viết của Reuters về V-League cũng được tại một số trang báo quốc tế khác như Channel News Asia hay Daily Mail (Anh) trích đăng. Thậm chí, Daily Mail còn bày tỏ sự phấn khích khi chứng kiến người hâm mộ Việt Nam tận hưởng bóng đá mà không còn phải bận tâm tới quy định giãn cách xã hội:
"Không còn giãn cách xã hội! Người hâm mộ đổ dồn về các SVĐ sau khi bóng đá trở lại với Việt Nam, một sân trong số đó có sức chứa tới 30.000 người".
Bài viết của Reuters về V-League được nhiều trang báo quốc tế khác như Daily Mail trích đăng
Hình ảnh khán đài đầy ắp khán giả của "chảo lửa" Thiên Trường cũng xuất hiện trên Channel News Asia
Sự thật vụ nhà vô địch AFF Cup "quỳ lạy xin rời ĐT Việt Nam" Tiền vệ Lê Tấn Tài đã chia sẻ những câu chuyện về quá khứ khi anh còn là một cầu thủ trẻ được triệu tập lên ĐT Việt Nam. Năm nay 36 tuổi, Lê Tấn Tài vẫn miệt mài chơi bóng. Thậm chí anh đang là trụ cột của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (HLHT) ở V.League. Thể lực bền bỉ chính là vốn...