15 lời khuyên dành cho người chuẩn bị xuống tiền mua xe
Nếu bạn có kế hoạch mua một chiếc ôtô tại trong thời gian tới, hãy điểm qua 15 lời khuyên của những chuyên gia từ Chevrolet trước khi vội vàng xuống tiền nhé!.
256.000 xe là lượng ô tô mới dự tính được tiêu thụ tại Việt Nam chỉ trong năm nay, tăng đáng kể so với năm vừa rồi, đưa tỉ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam là khoảng 20 xe/1.000 người.
Nếu bỏ qua yếu tố hạ tầng, có vẻ như đây là một tín hiệu tốt khi thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng, và những mẫu SUV như Chevrolet Trailblazer hay bán tải như Colorado ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Trước khi xuống tiền đưa một chiếc xe về nhà, câu hỏi đặt ra là khi nào. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời điểm vàng để mua xe giá tốt là vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc tại các kỳ triển lãm ô tô, chẳng hạn như Triển lãm Ô tô Việt nam 2018 sắp diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) tới đây.
Trước khi quyết định mua xe, dưới đây là 15 lời khuyên để lái thử:
- Chọn loại xe phù hợp với bạn: Loại xe nào phù hợp với phong cách sống của bạn? Một chiếc xe thể thao liệu có phù hợp với giao thông ùn tắc? Một chiếc xe cỡ nhỏ liệu có đủ an toàn? Liệu bạn có cần đến công năng của một chiếc bán tải không? Hay gia đình bạn sẽ thích một chiếc SUV hơn? Và cuối cùng, bạn có thể chi tối đa bao nhiêu?
- Tìm hiểu thông tin trên mạng (thật nhiều): Tìm hiểu các mẫu xe và tính năng mà bạn thấy thú vị nhất, kiểm tra thông số xe trên trang web của thương hiệu và đọc những đánh giá mới nhất trên các trang web của người tiêu dùng và báo online. Hiểu biết càng nhiều, bạn càng có cảm nhận tốt khi lái thử và quyết định mua xe.
- Lên một danh sách những thứ cần kiểm tra: Khi tìm kiếm thông tin, ghi lại những thứ bạn muốn kiểm tra khi lái thử để giúp bạn so sánh song song giữa mẫu xe này với mẫu xe khác. Danh sách này có thể gồm những đặc điểm về vận hành như: tăng tốc, đánh lái, xử lý và phanh và những hạng mục khác như màu sơn yêu thích, sự thoải mái của ghế ngồi, sự thuận tiện khi lên xuống xe, không gian hành lý, tầm nhìn, công nghệ và tính năng được trang bị trên xe.
- Nói về việc mua xe: Trước khi hoặc trong quá trình tìm hiểu, việc trao đổi với bạn bè và người thân trong gia đình về chiếc xe bạn đang nhắm đến cũng rất quan trọng. Họ có thể quenmột vài người đang lái chính chiếc xe đó và có thể chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm.
- Chiếc xe bạn chọn có thuộc loại hay bị trộm không? Một số mẫu xe phổ biến nhất trên thị trường cũng chính là những chiếc xe dễ bị trộm nhắm đến nhất, đặc biệt là những mẫu xe đời cũ không có hệ thống an ninh quá phức tạp nhưng lại có những phụ tùng được tìm mua nhiều. Kiểm tra với các cơ quan chức năng xem chiếc xe bạn muốn mua có nằm trong danh sách thường bị trộm không.
Video đang HOT
- Đặt lịch hẹn với nhiều đại lý: Lái thử càng nhiều xe một ngày càng tốt vì nó sẽ giúp bạn so sánh tốt hơn và có thêm thông tin để đi đến quyết định mua hàng.
- Đưa vợ hoặc một người bạn theo: Khi bạn đến đại lý xe, mục đích của tư vấn bán hàng là thuyết phục bạn mua xe. Khi đó, người bạn đi cùng có thể giúp bạn tập trung làm theo đúng trình tự đã đặt ra(ví dụ: kiểm tra các điểm trong danh sách, so sánh với các mẫu khác, v..v).
- Đi một vòng quanh xe: Kiểm tra xem thân xe có bị trầy xước hay có dấu vết hỏng hóc nào không kể cả khi đó là xe mới. Xe thường bị hư hại trong quá trình vận chuyển (và lái thử) vì vậy hãy cẩn trọng.
- Sự thoải mái là quan trọng nhất: Bạn có thể lên xuống xe một cách dễ dàng không? Nếu không, xe có trang bị bậc lên xuống không? Ghế ngồi có thoải mái không? Ghế có dễ điều chỉnh không? Bạn có thể điều chỉnh vô lăng không? Thử dùng gương chiếu hậu trong và ngoài xe xem bạn có dễ quan sát được bên ngoài và phía sau xe không? Khi ngồi ghế lái bạn có thể dễ dàng đạp chân ga, chân phanh và những chức năng điều khiển khác không?
- Kiểm tra công nghệ: Bạn có thể dễ dàng kết nối điện thoại với hệ thống thông tin giải trí trên xe không? Bạn có hiểu hết chức năng của các thanh lẫy, nút bấm và các phím trên bảng điều khiển không? Khi lái xe bạn có biết ý nghĩa của các biểu tưởng hiện trên màn hình, đặc biệt là những biểu tượng có đèn báo nhấp nháy không? Những tính năng này có thể là những tính năng an toàn trên xe bạn chưa từng thấy trước đó và một ngày nào đó chúng có thể cứu tính mạng của bạn.
- Hiểu biết về yêu cầu bảo dưỡng: Chiếc xe có sử dụng xăng dầu cao cấp hoặc cần dịch vụ bảo dưỡng đặc biệt nào không? Phụ tùng thay thế có dễ tìm mua không? Có trung tâm dịch vụ chính hãng nào gần nơi bạn sinh sống không?
- Chọn lộ trình lái thử: Nếu bạn thường di chuyển hằng ngày trên đường cao tốc, hãy lái thử trên đường cao tốc. Nếu bạn thường phải đi trên con đường gồ ghề, hãy lái thử trên đường gồ ghề. Nếu bạn thường phải đỗ xe tại một vị trí chật chội, bạn cũng nên cần thử đỗ xe. Đừng chấp nhận theo lộ trình đại lý giới thiệu mà hãy lái thử trên một lộ trình giống với con đường bạn lái xe hằng ngày.
- Lái xe với một bộ óc khắt khe: Chiếc xe xử lý như thế nào trên đường? Cảm giác có đầm chắc và ổn định không? Cảm giác đánh lái như thế nào? Bạn có thể điều hướng xe dễ dàng trong hầm gửi xe không? Khi bạn tăng tốc, độ ồn động cơ có lớn không? Xe có ồn không khi chạy không tải đợi đèn giao thông? Độ ồn trên đường và độ ồn của gió trên đường cao tốc như thế nào? Khoang xe có cách âm tốt không? Khi bạn tăng tốc, ga có nhạy không? Khi tăng hoặc giảm tốc, hộp số có chuyển số mượt mà không? Phanh có nhạy không? Hệ thống treo của xe và ghế ngồi có mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe không?
- Đừng ra quyết định vội vàng: Đừng mua xe cùng ngày bạn lái thử nó. Ý nghĩ sở hữu một chiếc xe mới có thể rất hấp dẫn bạn và bạn có thể bị thôi thúc đưa ra quyết định vội vàng nhưng thường thì tốt hơn hết bạn nên đợi 1 đến 2 ngày trước khi quyết định.
- So sánh về giá: Kể cả khi bạn nghĩ bạn đã quyết định chọn chiếc xe này rồi, hãy thử liên hệ các đại lý xung quanh xem liệu bạn có thể được hưởng giá tốt hơn không.
“Hiện nay, nhiều khách hàng của chúng tôi rất am hiểu về các trang bị trên xe. Họ tìm hiểu rất nhiều thông tin trên mạng. Nhưng việc lái thử chiếc xe trước khi mua vẫn quan trọng bởi việc tìm hiểu thông tin trên mạng dù nhiều cỡ nào cũng không thể thay thế được trải nghiệm trực tiếp.” – ông Trần Đức Vũ, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị, GM Việt Nam cho biết.
“Lái thử xe còn quan trọng hơn khi xem xét ở khía cạnh tuổi thọ trung bình của ô tô trên đường là khoảng 10 năm, và những khách hàng đã từng sở hữu xe có thể không biết đến một số tính năng trên các mẫu xe mới hiện nay.” – ông Vũ chia sẻ thêm.
Theo Thể Thao 247
Kinh nghiệm mua ô tô cũ - Phần 3: Lái thử xe
Kinh nghiệm mua ô tô cũ được tư vấn bởi chuyên gia. Hướng dẫn lái thử, trải nghiệm để lựa chọn được chiếc xe thực sự đáng đồng tiền.
Khi mà chi phí để mua một chiếc xe mới vẫn còn quá đắt đỏ, thì nhiều người đã lựa chọn phương án mua ô tô cũ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ vứt tiền ra cửa sổ, hay thậm chí mua lấy rất nhiều sự bực mình.
Phần 1: Kinh nghiệm mua ô tô cũ - Cách phát hiện xe tai nạn
Phần 2: Kinh nghiệm mua ô tô cũ - Kiểm tra tình trạng động cơ
Sau bước kiểm tra thân vỏ, nội thất và động cơ, thì lái thử xe là một bước rất quan trọng để giúp bạn đánh giá được gần chính xác tình trạng của chiếc xe ôtô cũ. Dưới đây là tổng hợp một số kinh nghiệm khi quyết định lái thử một chiếc xe cũ:
1. Lái thử xe trong những điều kiện khác nhau
- Bạn nên chọn đoạn đường có độ dốc, vòng cua để thử xe để thử tình trạng hoạt động khi miết chân ga, chân thắng và độ ổn định của vô lăng khi đánh lái.
Lái thử xe trong những điều kiện khác nhau
- Tập trung kiểm tra cách xe khởi động, tăng tốc, phanh và vào cua. Đối với xe đã qua sử dụng, âm thanh động cơ, độ rung khi xe chạy, cần được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Vì vậy hãy chọn đoạn đường gập ghềnh, sỏi đá để bạn có được trải nghiệm thực tế nhất.
- Chọn cung đường vắng và cho xe chạy ở những tốc độ khác nhau để kiểm tra tay lái bị rung hay xe bị lắc ở mức tốc độ nào? Lắng nghe xem có bất kỳ tiếng động lạ nào khi xe vận hành hay không?
- Nếu có thể, hãy lái thử xe trong điều kiện thời tiết xấu. Đôi khi, lái xe trong điều kiện trời mưa, đường ngập nước cũng giúp bạn phát hiện ra nhiều điều từ các hệ thống như kính chắn gió, gạt mưa hay khả năng vận hành của xe trên những cung đường trơn trượt.
2. Cần kiểm tra những hệ thống nào khi lái thử xe?
- Trước khi lái thử bạn nên làm quen xe, kiểm tra hệ thống điều chỉnh ghế lái, hướng vô-lăng, khả năng hoạt động của hệ thống kính chiếu hậu...để đảm bảo chiếc xe vẫn hoạt động tốt.
Lái thử xe để đánh giá tình trạng của chiếc xe
- Đối với xe số tự động, người lái nên miết chân ga cho xe vận hành ở nhiều dải tốc độ khác nhau để cảm nhận xe tăng tốc êm ái hay thường bị giật cục.
- Với xe số sàn, bên nên chuyển số ở nhiều tốc độ, để phát hiện có tiếng động lạ, chân ga có bắt đều với ly hợp hay không?
- Đối với động cơ, khi khởi động bạn nên miết chân ga ở các mức độ cầm chừng, ga trung bình và ga cao để xem động cơ có bị rung giật, có tiếng kêu lại hay không?
- Đối với hệ thống phanh/thắng, bạn để ý xem khi đạp phanh có tiếng kêu phát ra hay không, xe có bị lệch lái khi phanh; xe không rung lắc.
Chúc các bạn sẽ tìm mua được một chiếc xe ưng ý!
Đừng quên theo dõi trang thường xuyên để cập nhật những tin tức hay về xe và những kinh nghiệm hữu ích.
Theo Thể Thao 247
Những điều bạn không nên nói với đại lý xe hơi khi mua xe Nếu muốn thương vụ mua bán xe diễn ra thuận lợi thì những lưu ý không nên làm dưới đây có thể giúp ích cho bạn khi đàm phán với các đại lý hay nhân viên bán hàng. "Tôi không biết nhiều về ô tô" Khi bạn nói với nhân viên bán hàng hay đại lý rằng bạn không biết nhiều về xe...