15 loại cây cảnh mang ý nghĩa rước tài lộc, phú quý vào nhà
Thị trường hoa cây cảnh Tết 2021 đã rất nhộn nhịp, 15 loại hoa cây cảnh dưới đây không những đẹp rực rỡ mà còn mang ý nghĩa phong thủy rước tài lộc, phú quý vào nhà dịp năm mới.
Hoa đào
Hoa đào được coi là tinh hoa của ngũ hành, là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, nhân duyên, lễ cưới.
Theo phong thủy, hoa đào có thể trị bách quỷ. Chính vì vậy, trong năm mới ở các gia đình người Việt ở miền Bắc thường có bày cây đào hoặc cành hoa đào với mong muốn cầu xin may mắn, thuận lợi cả năm.
Hoa đào báo Tết
Cây quất
Cây quất tượng trưng cho sự may mắn, bình an, sức khỏe, trường thọ, niềm vui, hút tài lộc. Chính vì vậy, trong dịp Tết, cây quất được trưng bày ở khắp mọi nơi.
Cây quất mang nhiều ý nghĩa ngày Tết.
Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển. Theo quan niệm của người xưa, hoa mai nở vào ngày Tết sẽ đem lại may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, tấn lộc tấn tài.
Mai vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Cây sung là biểu tượng cho sự sung mãn, tròn đầy nên cây sung rất được người Việt ưa chuộng trồng làm cảnh.
Cây sung còn được xếp đứng đầu trong bộ tam đa, là biểu tượng của phúc (cây sung) cùng với lộc (cây lộc vừng), thọ (vạn tuế).
Quả sung cũng được nhiều người lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả cúng tổ tiên ngày Tết.
Cây sung đứng đầu “tam đa”.
Thủy tiên là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ, giàu sang phú quý, tài lộc sung túc.
Theo phong thủy, hoa thủy tiên có tác dụng trừ tà, mang lại cát tường, tăng thêm tài khí cho gia chủ.
Hiếm có loài cây cảnh nào “chơi” được cả hoa, lá, rễ như thủy tiên.
Hoa lan
Hoa lan bao gồm rất nhiều dòng địa lan và phong lan, đây là loài hoa tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng, quý phái.
Video đang HOT
Trong phong thủy, hoa lan mang lại nhiều may mắn, vượng khí cho gia chủ. Chính vì vậy, với vẻ đẹp sang trọng, màu sắc rực rỡ, loài hoa này thường được bày ở trong phòng khách mỗi dịp Tết đến xuân về.
Hoa lan hồ điệp
Hoa hải đường
Từ lâu hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân.
Trong phong thủy, loài hoa này mang lại phú quý, làm ăn tấn tới, may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, hoa hải đường còn tượng trưng có tình cảm anh em hòa hợp, cuộc sống vui vậy và tình bạn thân thiết.
Hoa hải đường
Hoa hồng
Những chậu hồng xinh đẹp ngày Tết đã vượt ra khỏi ý nghĩa cơ bản của loài hoa này là tình yêu. Hoa hồng đủ sắc đủ hương luôn là lựa chọn số 1 của các gia đình vào dịpTết.
Những bông hồng rực rỡ luôn có sức hút riêng.
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền với màu sắc rực rỡ mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Nó mang đến cho chúng ta sự tươi sáng, vui vẻ và hạnh phúc.
Ngoài ra, tên gọi của loài hoa này đã đủ gợi lên ước muốn giàu sang phú quý rồi.
Hoa đồng tiền
Hoa lay ơn
Hoa lay ơn có ý nghĩa giúp vượng tài cho gia chủ. Theo phong thủy, loài hoa này còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm xấu, mang đến may mắn.
Hoa lay ơn rực rỡ
Hoa cát tường
Cát tường là loài hoa rất được yêu thích vì tên của nó có nghĩa là “may mắn”.
Không những vậy loài hoa này mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào và quý phái, thường được trưng bày ngoài phòng khách dịp Tết.
Hoa cát tường
Hoa cúc
Không phải tự nhiên mà hoa cúc nằm trong tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai”, tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào.
Theo phong thủy, hoa cúc còn mang lại may mắn, cuộc sống bình yên cho gia chủ. Do vậy hầu hết các gia đình người Việt vào ngày Tết đều có một chậu hoa cúc nhỏ đặt trước nhà hoặc bình hoa cúc trên bàn thờ tổ tiên.
Những chậu cúc luôn đắt hàng dịp Tết.
Cây phát tài, phát lộc
Đây là loài cây mang lại may mắn, tài lộc sung túc cho cả gia đình.
Theo phong thủy, số lượng cây phát tài, phát lộc được trồng trong một chậu sẽ có ý nghĩa khác nhau:
2 cây: Tình duyên và hôn nhân
3 cây: Mang đến 3 loại may mắn: hạnh phúc, trường thọ, sự giàu có
5 cây: Sức khỏe
8 cây: Thịnh vượng, phát tài
9 cây: May mắn
Cây trạng nguyên
Với màu sắc đỏ thắm, cây trạng nguyên vừa mang lại hạnh phúc, may mắn vừa mang lại thành công cho các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, cây trạng nguyên còn là biểu tượng cho sự thành đạt, đỗ đạt trong con đường học hành nên những gia đình có con cháu sắp bước vào những cuộc thi cử quan trọng đều chọn cây hoa trạng nguyện với hy vọng con cháu học giỏi, đỗ đạt cao.
Hoa trạng nguyên với màu đỏ rực.
Tầm xuân
Cây tầm xuân còn có tên gọi khác là ngân liễu (không phải loại cây tầm xuân cùng giống hoa hồng). Hoa của nó bung ra như những sợi tơ mềm.
Những cành tầm xuân được ưa chuộng dịp Tết.
Những nhánh tầm xuân khẳng khiu nhưng lại thu hút người nhìn bởi sắc màu tươi trẻ cùng sức sống lâu bền.
Tầm xuân có ý nghĩa biểu thị cho sự may mắn, thịnh vượng, niềm tin và nghị lực mạnh mẽ.
Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông
Mai vàng là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để chơi Tết. Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để cây vẫn ra hoa đẹp mà rất lâu tàn là điều không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây.
Đặc điểm của những cây Mai vàng ngày Tết
Hiện nay, những cây Mai vàng dùng để trồng và chơi trong ngày Tết chủ yếu được phân thành 3 dạng chính: Cây Mai trồng ở chậu đặt trong nhà, cây Mai trồng ở chậu đặt ngoài sân và cây Mai trồng trực tiếp trên các hố đất. Mỗi loại Mai sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhằm giúp cây có thể nở hoa đúng dịp Tết và lâu tàn.
Hình ảnh cây Mai vàng đón Tết
Thông thường, hầu hết những cây Mai vàng sẽ bị phun thuốc nhằm kích thích ra hoa. Điều này khiến cho cây không được phát triển một cách tự nhiên mà bị ép để phát triển, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Do đó mà cách chăm sóc Mai sau Tết hoặc trước Tết đóng vai trò rất quan trọng nhằm giữ cho cây vẫn có hoa nở lâu tàn ngay cả khi bị phun thuốc kích thích.
Cách chăm sóc Mai sau Tết đúng cách
1. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng trong chậu
Với những cây Mai vàng sau khi đã được chưng Tết, để có thể chăm sóc chúng đúng cách thì bạn cần phải xử lý kỹ càng theo từng bước như sau:
- Phơi nắng: Hãy mang chậu Mai đang đặt ở trong nhà ra ngoài trời để tắm nắng. Tiến hành phơi nắng trong điều kiện khí hậu mát mẻ và cường độ ánh sáng không quá mạnh từ 3-5 ngày. Điều này giúp cây có thể phục hồi khả năng quang hợp và ra hoa tiếp. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm.
- Cắt tỉa: Tiến hành cắt bỏ những nụ hoa đã tàn hoặc những nụ chưa nở để tránh quá trình tạo thành quả trên cây Mai. Đồng thời bạn hãy tỉa bớt những cành lá vươn quá dài hoặc bị khô héo để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cây không bị thất thoát.
Chăm sóc cẩn thận cho cây Mai vàng đúng cách
- Tạo hình bộ rễ: Với cây Mai trồng trong chậu, hãy dùng kéo cắt tỉa phần rễ để tạo thành một bầu đất gọn gàng, tránh để rễ mọc quá dài đâm xuyên qua bầu đất và tạo điều kiện cho việc thay sang chậu mới được dễ dàng hơn.
- Thay chậu: Sau quá trình trồng và chăm sóc cây Mai trước và sau Tết, bạn cũng nên tính đến việc thay đổi chậu mới cho cây. Chậu mới tốt nhất nên lớn hơn chậu cũ để đảm bảo cây có thể phát triển lớn hơn mà không bị ảnh hưởng.
- Bón phân: Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
2. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng ngoài vườn
Với những cây Mai vàng được trồng trong những hố đất được đặt ngoài vườn thì cách chăm sóc Mai sau Tết sẽ khác biệt một chút.
- Cắt tỉa: Sau khi hết Tết khoảng 1-2 tuần, bạn hãy tiến hành cắt tỉa bớt cành lá dựa theo hình dạng hiện tại của cây. Thông thường người ta hay cắt đi khoảng phần cành thừa và cắt sao cho các cành trên có độ dài ngắn hơn các cành dưới để giúp cây trông gọn gàng và đẹp hơn.
- Bón phân kích rễ: Hãy bón phân Ure cho gốc cây theo tỷ lệ 1 thìa phân: 10 lít nước để tưới đều xung quanh khu vực gốc cây. Điều này giúp cây hồi phục và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian chưng Tết và bị kích thích nở hoa.
- Phun thuốc kích thích chồi lá: Sau khi bón phân cho cây, nếu bạn thấy cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục thì nên sử dụng thêm thuốc để kích thích chồi lá mọc trở lại. Sử dụng liều lượng tuân theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì.
Công đoạn vệ sinh cho các cây Mai
- Vệ sinh cho cây: Sau quá trình chăm sóc Mai sau Tết, công đoạn vệ sinh cho cây sẽ được thực hiện sau cùng. Hãy sử dụng vòi nước áp lực lớn để thổi sạch nấm mộc hoặc rêu đang bám trên thân hoặc gốc cây. Hãy dùng nilon bọc lại phần gốc để tránh rửa trôi đi mất lượng phân bón mới bón kích rễ cho cây.
- Thay đất cho cây: Sau một vài năm trồng cây Mai ở ngoài sân vườn, lượng dinh dưỡng trong đất chắc chắn sẽ bị hao hụt dần dần dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất mà cây Mai cần. Khi này bạn cần thay đất hữu cơ mới nhằm bổ sung Kali và đạm để giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
Một số lưu ý khi chăm sóc Mai sau Tết
- Khi cây Mai mới được thay đất mới, bất kể ở trong chậu hay được trồng ngoài vườn thì bạn không nên bón phân ngay lập tức cho cây. Hãy để cho cây làm quen với môi trường đất mới vài tuần để tránh phá hỏng bộ rễ của cây.
- Vào mùa mưa, chỉ nên bón lót hoặc phun phân bón pha loãng với nước lên trên mặt lá của cây Mai để tránh làm chết cây và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.
- Khi thay đất mới cho cây Mai, để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển tiếp theo của cây, bạn hãy trộn đất cùng với một ít phân hữu cơ và cát trước khi cho cây vào trong hố đất để trồng. Đó là những cách chăm sóc Mai sau Tết đúng nhất mà bạn nên quan tâm và thực hiện.
Ngắm cây cảnh "huynh đệ đồng khoa" kỳ dị đặt trong nhà Cây sanh cổ "huynh đệ đồng khoa" có tuổi đời gần 30 năm, dáng thế kì lạ được định giá bằng cả gia tài khiến giới chơi cây "sửng sốt". Cây sanh cảnh được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc đáo trong những loại cây cảnh. Trong thực tế thị trường cây cảnh tại Việt Nam thời gian qua đã cho...