15 kẻ dùng ‘bom xăng’ tấn công CSCĐ
Các đối tượng đã dùng đá, ná cao su, bịch ni lông bên trong có chứa xăng ném, bắn vào lực lượng giải tỏa làm 2 cán bộ Phòng cảnh sát cơ động Trần Văn Luân và anh Hà Tiến Hào bị thương ở đầu, tay với tỷ lệ thương tật lần lượt là 37% và 27%.
Ngày 31/5/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Đak Nông đã tuyên phạt sơ thẩm 15 bị cáo gồm Nguyễn Văn Tây 4 năm 3 tháng tù về 2 tội “Chống người thi hành công vụ và tội Cố ý làm hư hỏng tài sản” Lộ Văn Phải, Nguyễn Văn Đức, Phạm Tấn Hiếu, Nguyễn Quốc Thắng, Lê Hữu Phước lãnh 3 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”
Nguyễn Mạnh Phi, Nguyễn Văn Lực, Bùi Xuân Lanh, Nguyễn Trường Giang, Lê Văn Tuấn, Trương Đình Phú và Phan Bé Em lãnh 2 năm 6 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” Trần Ngọc Đại và Phạm Văn Miến lãnh 2 năm 6 tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Ngoài ra, HĐXX buộc các bị cáo phải bồi thường thương tật cho 2 chiến sỹ CSCĐ bị thương với tổng số tiền 18.900.000 đồng và bồi thường thiệt hại tài sản bị hư hỏng là 71.700.000 đồng.
Video đang HOT
Các bị cáo tại tòa
Theo cáo trạng, ngày 22/4/2011, khi đoàn giải toả đất rừng bị lấn chiếm trái phép tại tiểu khu 1525 thuộc xã Đak Ngo (huyện Tuy Đức) thì các đối tượng trên đã cùng rất nhiều người hô hào, chửi bới, kích động gần 200 người dân tấn công, chống đối lại lực lượng đang làm nhiệm vụ.
Không dừng lại ở đó, các đối tượng trên còn dùng đá, ná cao su, bịch ni lông bên trong có chứa xăng ném, bắn vào lực lượng giải tỏa, làm bị thương hai cảnh sát cơ động.
Sau khi tấn công đoàn công tác, nhóm Nguyễn Văn Tây, Trần Ngọc Đại, Phan Văn Miến dùng đá, búa đập phá 6 xe múc, 1 xe máy ủi, 1 xe cứu thương của bệnh viện đa khoa huyện Tuy Đức, thiệt hại 107.000.000 đồng.
Theo VTC
Vụ nữ sinh bị khởi tố vì phòng vệ chính đáng: Bị hại thành... bị cáo
Không có quyết định cưỡng chế, nhưng UBND thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức lực lượng liên ngành tiến hành "cưỡng chế" trái luật, hủy hoại tài sản công dân.
Hành động tự vệ chính đáng của công dân đã bị hình sự hóa thành hành vi "Cố ý làm hư hỏng tài sản" và bị tòa sơ thẩm tuyên 6 tháng cải tạo không giam giữ khiến dư luận bức xúc.
Bị hại thành... bị cáo
Chuyên mục Qua đường dây nóng đã có loạt bài về vụ việc này, trong đó đưa ra những chứng cứ, cũng như dẫn lời nhân chứng khẳng định UBND thị trấn Hợp Hòa đã "cưỡng chế" trái pháp luật thửa ruộng nhà bà Lê Thị Ngà (trú ở thị trấn Hợp Hòa) vào sáng 25-7-2011.
Cái lý phía chính quyền địa phương tiến hành "cưỡng chế", đổ bê tông lên một phần thửa ruộng nhà bà Ngà là diện tích thửa ruộng trên thực tế nhiều hơn diện tích quản lý trên giấy tờ, nên phần thừa đương nhiên phải... cắt đi. "Từ ngày được giao ruộng, cắm mốc thế nào thì tôi cấy cày thế ấy. Tôi là nông dân ít học, nhưng tôi biết diện tích trong mốc giới được giao thì tôi có quyền sử dụng hợp pháp, còn con số chênh lệnh là do lỗi của chính quyền địa phương, sao đổ lỗi cho tôi", bà Ngà bức xúc.
Luật sư Lê Văn Khương (Cty Luật Pháp Việt) phân tích: bà Ngà có đủ cơ sở pháp lý khẳng định quyền sử dụng hợp pháp với thửa ruộng đã được cắm mốc giới từ hồi được giao. Kể cả phần diện tích thừa, nếu nằm trong những cọc mốc, thì khi thu hồi vẫn được bồi thường theo quy định của pháp luật. "Nếu chứng minh được cá nhân, tổ chức nào đổ đất, bê tông lên phần diện tích thừa này thì bà Ngà vẫn có quyền tố cáo cá nhân, tổ chức đó về hành vi "Cố ý làm hư hỏng tài sản" được quy định tại Điều 143 BLHS.
Hiện trường thực tế hiện nay cũng thể hiện rõ: Một phần thửa ruộng nhà bà Ngà đã bị san lấp, đổ bê tông, bị biến dạng so với thực tế sử dụng từ hồi được giao ruộng. Những hộ dân có ruộng giáp ruộng bà Ngà cũng khẳng định điều này. Đáng lẽ bà Ngà mới là người bị thiệt hại, có quyền đi tố cáo, thì chính con gái bà, vì đập kính máy xúc, ngăn cản việc đổ đất, lại bị CA huyện Tam Dương khởi tố bị can về hành vi "Cố ý làm hư hỏng tài sản".
Một phần thửa ruộng nhà bà Ngà đã bị đổ bê tông
"Em vẫn tin vào công lý"Ngày 29-2, TAND huyện Tam Dương đã bất ngờ hoãn phiên tòa khi PV báo chí xuất hiện. Ngày 23-3, tòa sơ thẩm do thẩm phán Trần Tiến Dũng làm chủ tọa tiến hành xét xử với lực lượng CA, trang bị máy quay "soi" nhất cử nhất động của các nhà báo. Phiên tòa công khai, PV cũng đã đăng ký dự tòa, nhưng thẩm phán, thư ký và lực lượng CA đã ngăn cản PV tác nghiệp theo Luật báo chí.
Tại tòa, dù bị cáo Kiều Thị Nga, SN 1990 - một nữ sinh nghèo vượt khó, được hàng xóm, thầy cô đánh giá là hiền lành, ngoan ngoãn, lại bị thẩm phán Trần Tiến Dũng và vị đại diện VKSND huyện vô cớ lăng mạ là "ăn chơi, đua đòi" và yêu cầu bị cáo Nga từ bỏ lối sống thiếu lành mạnh này (?!). Ngồi trong phòng xử, một giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội và nhiều sinh viên là bạn bè của bị cáo Nga lắc đầu ngao ngán. Thẩm phán Trần Tiến Dũng đã khéo "trói" để bà Ngà thừa nhận một văn bản mà trong đó bà Ngà khai máy xúc không đổ đất vào ruộng nhà bà. Người phụ nữ ít học, quanh năm chỉ cặm cụi với đồng ruộng nói: "Anh CA bảo ký vào một tờ giấy rồi về, tôi có được đọc đâu".
Vị thẩm phán cũng khéo hướng bị cáo khai rằng "máy xúc nằm ngoài ruộng bà Ngà" để chứng minh rằng không có chuyện đổ đất, và việc bị cáo Nga đập cửa kính máy xúc là phạm luật. Nhưng vị thẩm phán quên cái máy xúc còn có cái cần dài, dù thân ở ngoài ruộng, thì cần cẩu vẫn có thể đổ đất vào phía trong. Và thực tế, nhìn bằng mắt thường ở hiện trường bây giờ cũng đủ khẳng định: Đất đã được đổ, bê tông đã làm trên thửa ruộng bà Ngà.
Theo dự kiến, ngày 24-5, TAND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Báo PL&XH sẽ thông tin về diễn biến phiên tòa tới bạn đọc.
Theo PLXH
Bắt nguyên giám đốc ngân hàng chi nhánh Hồng Hà- Agribank Quyết định khởi tố, tạm giam ông Đỗ Đức Hưng, nguyên giám đốc ngân hàng chi nhánh Hồng Hà- Agribank được CQĐT Bộ Công an thực thi hôm 18- 5. Ông Hưng, 56 tuổi, bị khởi tố về hành vi "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Hai cán bộ thuộc cấp của ông Hưng cũng bị khởi tố về tội danh...