15 hộ dân phường Thanh Xuân Nam bị cắt nước: Nạn nhân hay thủ phạm?
Dù những ngày vừa qua cái nóng của Hà Nội đã lên tới hơn 40 độ C, nhưng 15 hộ dân của tổ 20-21 phường Thanh Xuân Nam vẫn phải sống trong cảnh không có nước sinh hoạt. Đây là hậu quả của sự “trừng phạt” từ đơn vị cung cấp nước là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco) sau khi phát hiện cả 15 hộ này đều sử dụng đồng hồ nước bị chỉnh sửa.
Chúng tôi là bị hại
Đã gần 2 tháng người dân tổ 20-21 phường Thanh Xuân Nam không có nước dùng
Bà Ngô Thị Ánh Tuyết – tổ trưởng tổ dân phố 21 khẳng định như vậy khi trả lời phóng viên ANTĐ về việc 15 hộ dân bị Viwaco “cúp” nước trong thời gian gần 2 tháng. Câu chuyện bắt đầu từ giữa tháng 3-2012, khi phía Viwaco tiến hành kiểm tra và phát hiện đồng hồ đo nước của số hộ dân trên đã bị “can thiệp” dẫn đến những sai số. Tất cả các hộ đều cho biết: “Việc lắp đặt hay chỉnh sửa đồng hồ là do chính nhân viên của Viwaco”.
Trước đây, tổ dân phố 20-21 phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân vốn chưa hề biết đến khái niệm nước sạch. Để có nguồn nước sinh hoạt, bà con thường sử dụng giếng khoan hoặc đi bơm nhờ từ các hộ ngoài mặt đường Nguyễn Trãi. Cho đến năm 2010, khi nghe tin Viwaco tiến hành lắp đặt đường ống nước sạch sinh hoạt cho người dân thì tất cả đều hết sức vui mừng. Câu chuyện sẽ chẳng dẫn đến hậu quả như ngày nay nếu như trong quá trình tiến hành lắp đặt cho người dân, một số cán bộ thi công của Viwaco không có một số gợi ý về tiền bồi dưỡng.
Video đang HOT
Bà Tuyết cho biết: “Lúc đó, anh Thành – một cán bộ phụ trách lắp đặt của Viwaco nói với chúng tôi: Nếu các bác bồi dưỡng cho anh em một chút, chúng cháu sẽ thi công cẩn thận và giúp các bác lắp loại đồng hồ… “tiết kiệm nước”. Thấy họ thi công vất vả, lại nhiệt tình nên hầu như bà con chúng tôi ai cũng đồng ý. Vậy là nhà cho 200 nghìn đồng, nhà cho 500 nghìn đồng, thậm chí có nhà khá giả còn cho tới 700 nghìn đồng, ai cũng vui vẻ đóng góp và bồi dưỡng cho công nhân của Viwaco. Ai dè, sau này Viwaco kiểm tra, họ phát hiện đồng hồ đã bị chỉnh sửa rồi đổ tiệt cho chúng tôi”.
Bà Chu Thị Cúc, trú tại tổ dân phố 20 cho biết: Sau khi phát hiện 15 đồng hồ bị chỉnh sửa, phía Viwaco lập tức cắt nước sinh hoạt và tháo đồng hồ mang về công ty kiểm tra. Tiếp theo đó, Viwaco yêu cầu phải “ truy thu” của các hộ dân 45 triệu đồng tiền nước đã thất thoát trong vòng 18 tháng, kể từ ngày lắp đặt. Với cách tính trên, mỗi hộ dân trung bình phải đóng 3 triệu đồng. Chúng tôi hiểu việc truy thu là đúng bởi rõ ràng là đồng hồ đã sai. Vì thế 15 hộ dân sẵn sàng nộp tiền, nhưng với cách tính như Viwaco thì không thể chấp nhận được. Cũng theo bà Cúc thì sau nhiều lần tranh cãi, phía Viwaco đã hạ xuống mức giá 33 triệu đồng rồi 22 triệu đồng và cuối cùng là 8,3 triệu đồng. Tuy nhiên, với mức giá này 15 hộ dân vẫn cho là quá cao và không đồng ý.
Không nộp thì còn cắt?
Chiếc cánh quạt của đồng hồ đã bị cắt cụt
Ông Cao Hải Tháp, Phó Tổng giám đốc Viwaco cáo buộc: “Sự thật là các hộ dân đã thuê đối tượng xấu can thiệp và làm sai lệch đồng hồ. Cụ thể là tháo kẹp chì niêm phong và cắt ngắn cánh quạt đo lưu lượng nước của đồng hồ. Vì thế, khi dòng nước chảy qua, chỉ số của đồng hồ gần như không hoạt động hoặc chỉ nhảy số rất ít. Đặt giả thuyết, nếu có người của Viwaco gạ gẫm như người dân phản ánh thì đáng ra họ nên báo cáo lại với chúng tôi để xử lý. Đằng này họ lại thỏa hiệp đề nghị đó. Như thế là đồng lõa”.
Một bằng chứng mà ông Tháp đưa ra là tại toàn bộ biên bản nghiệm thu sau lắp đặt đều có chữ ký xác nhận của người dân. Theo ông Tháp, điều đó có nghĩa là khi bàn giao, người dân đã thừa nhận là đồng hồ hoạt động đúng và kẹp chì niêm phong vẫn đảm bảo. Vậy mà sau này khi chúng tôi kiểm tra thì tất cả không còn nguyên vẹn nữa. Như vậy chứng tỏ việc can thiệp vào đồng hồ chỉ tiến hành sau khi bàn giao và lúc đó trách nhiệm thuộc về người sử dụng.
Trước câu hỏi, tại sao việc gian dối này kéo dài hơn 1 năm mà giờ đây công ty mới phát hiện được? Ông Tháp cho biết: “Đây là cách ăn cắp rất tinh vi và bây giờ Viwaco mới thấy lần đầu. Sở dĩ chúng tôi phát hiện ra là nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở hóa đơn tiền nước hàng tháng. Có những hộ đông người nhưng sử dụng rất ít, cá biệt còn có hộ mang bán hoặc cho dùng nhờ thoải mái mà không hề e ngại bị tăng tiền trên hóa đơn”.
Về mức giá mà Viwaco đưa ra để truy thu theo ông Tháp là đã có sự tính toán rất kỹ: “Với mức truy thu ban đầu là 45 triệu đồng, công ty cũng nhận thấy chưa hợp lý nên đã điều chỉnh lại. Đây là tiền Nhà nước, chúng tôi có nhiệm vụ phải thu chứ không phải thu về túi cá nhân. Các đồng hồ có sai số khác nhau nhưng theo quy chuẩn, đã sai lệch trên 5% nghĩa là đồng hồ đó hỏng. Khi đồng hồ hỏng thì sai số trên cũng chỉ là tương đối, đó là lý do công ty đã đưa ra mức truy thu chung”.
Trước mắt, khi chưa có kết luận, chưa truy thu đuợc tiền thất thoát, Viwaco tiếp tục cắt nước sinh hoạt của 15 hộ dân. Nếu người dân tiếp tục khiếu kiện, công ty sẽ mời công an vào cuộc điều tra. Như vậy cơn “khát” của 15 hộ dân tổ 20-21 sẽ còn tiếp tục kéo dài và chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Theo ANTD
Gia Lai thiếu nước trầm trọng
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, hiện hàng ngàn hộ dân ở tỉnh này đang thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Ông K'pa Thuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, cho hay đa số người dân sống ven sông Ba vốn sống nhờ vào nguồn nước dòng sông này. Tuy nhiên, hầu hết nước từ thượng nguồn sông Ba đều bị thủy điện An Khê - Ka Nak tích lại rồi đổ ra sông Kôn (Bình Định) nên sông Ba trở nên khô cạn. Do đó, tình trạng thiếu nước sinh hoạt càng bức bách hơn.
Ông Đinh Khoeng (ngụ làng Dơng, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) mệt mỏi nói: "Năm nay, mới vào mùa nắng mà cả làng đã thiếu nước. Mỗi ngày gia đình tôi phải thay phiên hai lần đi ngược lên sông Ba cách nhà 5-6 km lấy nước về uống, nấu ăn". Hầu hết mọi người đều đi bộ lấy nước do không có tiền đổ xăng xe máy. Bà Đinh Thị Liel (ngụ làng Dơng) than: "Sông Ba nhiều đoạn đã khô cạn, mình phải đi bộ thật xa để tìm nước, mất cả buổi mới mang về nhà được vài can nước".
Người dân xã Kông Yang, huyện Kông Chro (Gia Lai) chắt mót từng giọt nước ở những vũng đất thấp đem về sử dụng. Ảnh: TẤN LỘC
Việc thiếu nước còn khiến tình hình sản xuất trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Hàng ngàn hecta cây trồng, nhiều nhất là cà phê, hồ tiêu đang đối mặt với nguy cơ khô cháy do không có nước tưới. Ông Huỳnh Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Nam Yang, cho biết: "Nguồn nước tưới ngày càng khan hiếm, nguy cơ khô hạn rất cao. Nhiều gia đình đã khoan giếng nhưng không có nước, mua máy bơm thì chi phí tăng cao. Hiện có hơn 100 ha hồ tiêu ở Nam Yang đang bị thiếu nước tưới nghiêm trọng".
Liên đoàn Quy hoạch-Điều tra tài nguyên nước miền Trung cho hay nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng, chất lượng. Nguyên nhân chính là do phá rừng, khoan giếng tưới nước cho cây công nghiệp quá mức. Do vậy nếu không có mưa, tình hình khô hạn tại khu vực này sẽ còn kéo dài.
Theo PLTP
Xe container chở thép lật trước cây xăng Khoảng 5h30 sáng 12-4, trên đoạn Quốc lộ 1A, thuộc tổ dân phố 2, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức xảy ra vụ xe container chở thép lật nhào trước một cửa hàng xăng dầu. Hiện trường xe lật trước cửa hàng xăngXe đầu kéo container biển kiểm soát 92C-01639 do tài xế tên Tuấn điều khiển cùng nhiều người trên cabin...