15 games đáng chơi tiếp sau khi đã “phá đảo”
Chắc chắn ai cũng đã từng mê mệt với một trong số các tựa game dưới đây.
Bạn vừa kết thúc phần cốt truyện chính một game nào đó. Đây là một game cực hay, và bạn thật sự tiếc nuối khi phải chia tay nó. Bạn sẽ làm gì? Thử thách mình với những mức độ khó hơn của game, hay lao vào phần multiplayer của game để chinh chiến với những đối thủ trên mạng ảo?
Tất nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Đối với nhiều game, kết thúc lại chính là phần khởi đầu của rất nhiều chuyến phiêu lưu mới khác thú vị không kém gì so với cốt truyện chính. Sau đây là danh sách của một số game như vậy, danh sách những game đáng chơi tiếp sau khi bạn đã hoàn thành mảng chính của game. Danh sách này sẽ không liệt kê những game mà phần single chỉ để dẫn dắt đến multiplayer (như Battlefield 4), hay những game có multi-ending, trừ khi mỗi lần chơi lại game mang đến cho bạn những bất ngờ và khác biệt lớn lao.
GTA V (2013)
Có lẽ nhắc đến đặc điểm này, các game thủ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến siêu phẩm bom tấn của năm nay – GTA V, tựa game mới nhất của series thế giới mở điển hình. Không phải cứ có thế giới mở là được, mà thế giới mở đó phải mang lại những nội dung cuốn hút đủ để bạn tiếp tục “lang thang” hàng trăm giờ trong đó. Và GTA V đã làm rất tốt điều này, thậm chí là theo một kiểu rất có “phong cách”.
Bạn sẽ trở nên rất giàu có sau khi kết thúc cốt truyện chính, và lúc này, bạn mới có thể cảm nhận được hoàn toàn những “nét đẹp” của thành phố Los Santos. Khi còn phải cật lực nai lưng lao động (theo một cách không hợp pháp cho lắm), bạn luôn phải bấm bụng chi tiêu dè xẻn. Đổ tiền vào cờ bạc sẽ dễ dàng khiến bạn phá sản, thậm chí còn không mua nổi đến một chiếc áo giáp bình dân nhất.
Nhưng một khi cốt truyện kết thúc, vấn đề này không còn quan trọng nữa. Bạn có thể lượn lờ ở mọi hộp đêm mình muốn, tự tin đầu tư vào cổ phiếu, và chọn bất cứ thứ vũ khí nào bạn thích trong những cửa hàng vũ khí. Trong quá trình khám phá bản đồ, bạn có thể chết liên tục mà không lo sự hao hụt tài khoản ngần hàng. Nói chung, bạn trở thành một gã tay chơi tỉ phú đích thực trong thế giới GTA, và cảm giác này thật sự rất “đã”.
Lego Lord of the Rings (2012)
Hay nói một cách chính xác hơn là mọi game LEGO, nhưng điển hình là LoTR, hoàn thành trilogy này chỉ giúp bạn unlock tiềm năng đích thực của thế giới Middle Earth. Càng mở khóa thêm nhiều nhân vật, item mới, bạn càng có cơ hội trải nghiệm thêm nhiều thứ hay ho mới. Sau khi đã lang thang ở Middle Earth đã đời, bạn có thể chơi lại cốt truyện chính với những nhân vật khác nhau, tiếp tục khám phá trò chơi theo nhiều khía cạnh khác.
Thậm chí, ở một vài game LEGO đặc biệt, bạn còn có thể tạo nên những nghịch lí rất buồn cười, như trong game Harry Potter năm học từ 1-4, bạn có thể gặp tên boss Quirrel khi chơi với nhân vật Voldemort, đồng nghĩa với việc bạn đang đọ sức với chính mình.
Dark Savior (1996/1997)
Video đang HOT
Bạn còn nhớ game Landstalker trên Mega Drive không? Đây là một trong những game RPG isometric (giả 3D) đầu tiên, và Dark Savior, về mặt nào đó có thể coi là bản tiếp nối của nó. Dark Savior có thể coi là một cột mốc khá quan trọng trong lịch sử làng game, khi trở thành một trong những game hiếm hoi bảo đảm có cốt truyện rẽ
nhánh hoàn toàn vào thời đó. Điều này cũng có nghĩa, lần phá đảo đầu tiên của bạn sẽ chỉ cho bạn thấy khoảng 30% tất cả những gì mà game có thể mang lại.
Mỗi khi bắt đầu game mới, bạn sẽ tỉnh dậy trên giường của mình trong một chiếc thuyền đang áp tải tù nhân đến một hòn đảo. Nhưng hắn sẽ trốn thoát. À, nhưng chưa chắc. Điều này còn phụ thuộc vào bạn có kịp thời chạy đến cabin của thuyền trưởng được không. Bạn có thể đến sớm, đến muộn hay đến vừa đúng lúc để gặp tên tù này, và mỗi tình huống sẽ phát triển nên những hướng đi khác nhau. Với 5 cốt truyện song song cho bạn khám phá, có thể nói lần phá đảo đầu tiên cũng chỉ là bắt đầu mà thôi.
Pokemon (1996-2013)
Bạn đã đánh bại mọi HLV phòng tập, bắt được vài con pokemon huyền thoại, bước lên lối đi của những nhà vô địch trên Victory Road và nghiền nát bộ Tứ huyền thoại vào tuần tiếp đó. Vậy là coi như xong ư? Sai rồi! Việc hoàn thành nhiệm vụ chính ở Pokemon chỉ có duy nhất một tác dụng: Cho bạn công cụ cần thiết để bắt đầu “thực sự” chơi Pokemon.
Khi bạn đã có đầy đủ huy chương, tất cả Pokemon sẽ vâng lời bạn, thậm chí cả những con nhận được khi trao đổi. Bây giờ thì bạn có thể yên tâm nuôi nấng lũ Pokemon của bạn, nâng điểm EV của chúng và hoàn thiện Pokedex. Thậm chí bạn còn có thể “catch &’em all” theo đúng nghĩa đen. Với những hòn đảo mới cho phép lên level nhanh hơn, vô số những bí mật và có một trong những thể thức đối kháng tốt nhất từng được phát triển, Pokemon thực sự chỉ bắt đầu vào lúc kết thúc. Vậy mà có nhiều người còn nghĩ đây chỉ là một game con nít nói về một con chuột màu vàng ngu ngốc đấy!
Elder Scrolls V: Skyrim (2011)
Đây có thể được coi là một trường hợp ngoại lệ trong danh sách này, bởi vì việc hoàn thành cốt truyện trong Skyrim hầu như không hề giúp bạn có thêm những trải nghiệm mới nào khác trong game (mặc dù bạn cũng cần phải hoàn thành một vài nhiệm vụ chính nhất định để unlock các Dragon Shouts và vào một số khu vực ẩn trên bản đồ), nhưng có thể nói, những gì tinh túy nhất của một game Elder Scrolls – lang thang khắp thế giới, tạo nên câu chuyện riêng của chính bạn gần như không liên quan đến sự phát triển của cốt truyện chính.
Khi đã hoàn thành các nhiệm vụ chính, có thể sẽ vẫn còn rất nhiều vùng đất, hang động bí ẩn mà bạn chưa hề đặt chân đến, và việc khám phá thế giới chính là một trong những vẻ đẹp đích thực của Skyrim. Bạn đã thu thập đủ bộ đồ Daedric chưa? Bạn đã trở thành thành viên cộm cán nhất của hội Companions chưa? Việc này sẽ chiếm mất của bạn khoảng 15 đến 20 giờ làm nhiệm vụ phụ đấy. Chỉ khi đã “giày xéo” qua từng tấc đất trong game, bạn mới có thể được tính là đã phá đảo hoàn toàn Skyrim.
Theo VNE
10 mini game phụ hay ngang ngửa game chính (Phần cuối)
Hãy cùng GameK tiếp tục cuộc hành trình vào góc nhỏ của những tựa game lớn.
Arcomage (Magic VII: For Blood and Honor)
Trong thế giới của Might and Magic VII: For Blood and Honor, những người nông dân và khách lữ hành gặp nhau trong quán rượu và chơi bài Arcomage. Xin đừng hiểu lầm, không phải cứ nhắc đến đánh bài trong game thì 100% là đề cập đến loại bài công - thủ kiểu Magic: The Gathering.
Trong Arcomage, mỗi người chơi có một cái bàn gồm những lá bài, một tòa thành và một bức tường phòng thủ. Mỗi lượt chơi, bạn được cung cấp một lá bài tượng trưng cho một nguồn tài nguyên, có thể dùng để củng cố bức tường phòng thủ, tăng HP cho tòa thành hoặc tấn công tòa thành đối thủ. Đừng nghĩ nó đơn giản, bạn phải suy tính khéo léo, biết lúc nào nên phòng thủ, tấn công để có một thế trận an toàn.
Vào thời điểm ban đầu, Arcomage chỉ là một game phụ nằm trong một tựa RPG chơi đơn, có nghĩa là bạn chỉ có thể chơi nó với AI. Nhưng khi nó được các game thủ ưa thích rộng rãi, 3DO đã quyết định tách ra thành một tựa game riêng biệt, cho phép chơi LAN hoặc thông qua internet. Sự lan truyền của Arcomage không dừng lại ở đó, ngày nay game cũng đã có mặt trên hệ điều hành di động Android.
'Xếp Rương' (Diablo II)
Nói chuyện ngày xưa một chút. Các bạn ở đây có ai từng sở hữu PC thời Windows Me còn nóng hổi, lúc mà World Wide Web còn là một khái niệm xa lạ đối vời phần lớn người sử dụng máy tính. Nếu bạn là một trong số game thủ thời đồ đá được nhắc phía trên, chắc hẳn bạn đã từng lạc vào &'trang trại' của Mephisto, đối đầu với Diablo và cuối cùng là xử Baal trong tựa game RPG hack'n slash của Blizzard, Diablo II. Đó là những điểm nổi bật, nhắc đến Diablo II là phải nhắc đến chúng nhưng hôm nay chúng ta sẽ gạt hết qua một bên, để nói về trò chơi có tên gọi là 'Xếp Rương'.
Vào thời điểm ban đầu thì chắc không ai để ý, nhưng càng dần về sau thì chắc chắn người chơi nào cũng phải cố gắng sắp xếp lại rương đồ của mình để có thể nhặt thêm những món đồ quý rớt trên đường đi. Nghe thì có vẻ khôi hài nhưng thực sự không gian mà Diablo II giao cho người chơi là quá ít vì phải trữ máu, mana, 2 cuốn sách &'bắt buộc phải có' (ai hiểu nào?), ngoài ra còn có charm, rồi làm sao khi nhặt được món đồ hiếm trên đường đây? Vứt ra để sắp xếp, rồi nhặt lại, xong lại vứt ra... cứ thế mà các game thủ Diablo II giỏi luôn trò xếp hình. Về sau, Horadric Cube xuất hiện giống như một phép màu vậy, nó cho chúng ta nhiều không gian hơn để xếp đồ, hay nói cách khác là nâng game 'Xếp Rương' lên một cấp độ mới.
Gummi Ship (Kingdom Hearts II)
Gummi là một trong những tựa shooter hiếm hoi vừa hay, vừa có tính tùy biến cao và nhỏ nhắn, đặt gọn trong Kingdom Hearts II. Thực tế, mục tiêu lớn nhất của chiếc phi thuyền Gummi là đưa nhóm của Sora đến một thế giới mới. Nhưng một khi đã đặt tay vào lái, bạn sẽ thấy nó khá thú vị.
Tuyệt vời nhất là độ tùy biến của chiếc phi thuyền này. Nếu bạn là người thích sáng tạo, bạn nên mở khóa hết tất cả các món đồ liên quan đến Gummi để có thể thỏa chí thiết kế nó lại theo ý mình. Bạn sẽ bất ngờ khi mình có thể tự tay tạo ra từ những phi thuyền không gian quen thuộc đến những thiết kế phá cách, quái dị.
Chao Garden (Sonic Adventure 2)
Trong những năm cuối thập niên 90, trào lưu thú ảo nổi như cồn trong giới học đường. Giờ giải lao, trong lớp học hay ở nhà, đâu đâu cũng thấy các cậu bé, cô bé chơi thú ảo, hào hứng khoe với nhau độ chiến của thú cưng mình. Và trào lưu này cũng đã có mặt trên một số game console thời đó, mặc dù số lượng là khá ít. Một trong số đó là Sonic Adventure (1998), cho phép bạn ấp trứng và nuôi nấng một sinh vật lưỡng loài, vừa là cây cũng vừa là người, có tên là Chao.
Ở phiên bản đầu tiên của Sonic Adventure, không có nhiều điều đáng nói về mini game này nhưng người kế nhiệm của nó thì khác. Trong Sonic Adventure 2, cách nuôi dạy của người chơi có thể ảnh hưởng đến việc Chao sẽ trở nên tốt hay xấu. Nếu bạn dịu dàng, ân cần với cậu bé (hay cô bé nhỉ?) này thì nó sẽ ngoan ngoãn, hiền lành. Ngược lại cũng vậy, bạn muốn Chao là một &'bad ass' chính hiệu thì chỉ cần ba bước đơn giản như sau:
Bước 1: Đập trứng của Chao vào một hòn đá nhọn hết lần này đến lần khác để trứng nở non.
Bước 2: Đánh đập Chao đến khi nó khóc.
Bước 3: Đáp lại tiếng khóc lóc bằng sự lạnh nhạt.
Blitzball (Final Fantasy X)
Nhìn thấy Blitzball xuất hiện trong danh sách này thì sẽ có hai luồng ý kiến trái chiều: một là tung hô kẻ viết bài, hai là chửi hắn. Nhưng trên thực tế, Blitzball vẫn được ưa thích rộng rãi. Về cách thức thì đây đơn giản là chơi bóng bầu dục dưới nước, hai đội cố gắng đá quả bóng vào khung thành của đối thủ.
Sự thật mất lòng là Blitzball khó đến mức có thể dập bạn nát như chuối ngay từ ban đầu, nếu không kiên nhẫn thì việc nản lòng là cực kỳ dễ hiểu với &'mini' game này. Kỹ năng chơi của bạn đóng vai trò quan trọng không kém so với chỉ số của nhân vật. Một khi đã thăm dò đối phương kỹ càng, cày cấp cho nhân vật của mình và thắng một vài trận, bạn sẽ thấy Blitzball dễ dàng hơn... đùa thôi, nó vẫn cực kỳ khó, chẳng qua là bạn ăn may!
Lời kết
Bài viết ngắn ngủi gồm 2 phần đã tổng hợp 10 game mini phụ hay nằm trong những tựa game lớn. Mặc dù không đóng góp nhiều cho cốt truyện nhưng những gì mà nó đem lại cho người chơi không hề ít một chút nào. Hãy đặt bài viết này trong bookmark vì biết đâu, đôi khi những bạn gặp vấn đề trong cuộc sống, những tựa game rối rắm, phức tạp như Assassin's Creed hay Skyrim không thể giúp bạn "giải quyết nỗi buồn" thì sao?
Theo VNE
Need for Speed: Rivals tung gameplay rượt đuổi đầy phấn khích Những pha rượt đuổi gay cấn trong nền đồ họa rất hào nhoáng của Need for Speed: Rivals. Need for Speed: Rivals - sản phẩm đầu tay do studio mới thành lập tại Thụy Điển của EA phát triển vừa tung ra một đoạn gameplay mới, trong đó như thường lệ thể hiện chất lượng đồ họa rất ấn tượng trong phiên bản...