15 dự án dừng thi công do khó bố trí lao động ở lại
15 dự án giao thông tại TP HCM với gần 300 nhân sự phải tạm dừng thi công từ hôm qua do không thể sắp xếp lao động ở lại công trường.
Chiều 15/7, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM cho biết, động thái tạm dừng được thực hiện theo yêu cầu của Sở Giao thông Vận tải thành phố về việc các chủ đầu tư, nhà thầu phải đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Đây là những công trình nhỏ, chưa đủ điều kiện bố trí nơi ăn nghỉ, làm việc tại chỗ cho công nhân.
Công nhân thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tháng 2/2021. Ảnh: Gia Minh.
Theo ông Phúc, hiện có 15 dự án giao thông thuộc ban quản lý, với gần 800 kỹ sư, công nhân tiếp tục thi công do bảo đảm quy định phòng dịch khi TP HCM áp dụng Chỉ thị 16. Trong đó, nhiều công trình trọng điểm như hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7); cầu vượt, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức); cải tạo đường Đặng Thúc Vịnh ( huyện Hóc Môn)… Công nhân được bố trí lán trại ở công trường để ăn nghỉ, làm việc, thực hiện 5K.
Trước đó, UBND thành phố yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm ăn nghỉ, sản xuất tại chỗ cho công nhân, hay lao động phải ở tập trung, có xe chở từ nơi ở đến sản xuất, mới được hoạt động. Những đơn vị không đáp ứng phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7. Động thái này được đưa ra sau khi thành phố phát hiện nhiều ca nhiễm là lao động, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp. Trên thực tế, một số nhà máy bị Covid-19 xâm nhập phải phong toả, dừng sản xuất.
TP HCM đang ngày thứ 8 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hiện, thành phố ghi nhận 21.493 ca Covid-19, kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát từ ngày 27/4, cao nhất cả nước.
Bảo hiểm TP HCM giải quyết hồ sơ hỗ trợ lao động trong một ngày
Hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp hưởng trợ cấp gói 26.000 tỷ đồng được thẩm định trong một ngày, thay vì 2 - 5 ngày như hướng dẫn.
Bảo hiểm xã hội TP HCM hôm qua (14/7) ra quyết định rút ngắn thời gian giải quyết xuống một ngày làm việc cho tất cả hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp của người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch.
Cán bộ BHXH TP HCM giải quyết hồ sơ cho người lao động, tháng 4/2021. Ảnh: An Phương
Theo hướng dẫn của Chính phủ, cơ quan BHXH các tỉnh thành thẩm định hồ sơ trong 2 ngày khi xác nhận danh sách lao động hoãn việc, ngừng việc; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động... Thời gian thẩm định tối đa 5 ngày với hồ sơ doanh nghiệp tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cho hay việc điều chỉnh thời hạn giải quyết hồ sơ nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động, chủ doanh nghiệp. Riêng thủ tục giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng, cơ quan này sẽ tự làm rồi gửi thông báo về cho doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính. Quy trình rút gọn để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần.
Đến nay, Bảo hiểm xã hội TP HCM là cơ quan đầu tiên áp dụng quy định một ngày giải quyết hồ sơ, giúp tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. TP HCM cũng là địa phương đầu tiên đang chi trả hỗ trợ cho lao động tự do.
Quy trình nộp hồ sơ thụ hưởng trợ cấp từ gói 26.000 tỷ đồng. Video: Việt Chung
Dự kiến trong hôm nay, TP HCM sẽ hoàn thành chi trả cho gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng một người. Ngành lao động sau đó tập trung vào hỗ trợ các nhóm lao động ngừng việc, hoãn việc, nghỉ việc, hộ kinh doanh... Dự kiến thành phố chi trả cho 80.000 lao động phải dừng việc; 60.000 điểm kinh doanh tại các chợ truyền thống; 9.000 hộ kinh doanh dừng hoạt động; người đang cách ly tập trung và tuyến đầu chống dịch.
Theo Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lê Minh Tấn, lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ cần gửi giấy yêu cầu; lao động hoãn việc, ngừng việc thì doanh nghiệp sẽ tự lập danh sách. Tất cả hồ sơ gửi đến BHXH TP HCM thẩm định trong một ngày.
Với hồ sơ đủ điều kiện, thành phố sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng hoặc gửi về quận huyện trực tiếp chi trả. Tất cả các bước nhằm hạn chế thủ tục lẫn tập trung đông người khi thành phố đang chống dịch.
Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 dưới 30%, DN mới đủ an toàn để sản xuất Các doanh nghiệp không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế. Các khu công nghiệp kích hoạt phòng, chống COVID-19 ở mức độ cao nhất. Ảnh: Đỗ Vi Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi...