15 di sản nổi tiếng thế giới có nguy cơ biến mất
15 di sản nổi tiếng thế giới có nguy cơ biến mất
Rặng san hô Great Barrier Reef ở Australia là rặng san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm, 900 hòn đảo và các loài sinh vật biển đa dạng. Theo các nhà khoa học, nơi này có thể biến mất trong năm 2050 do biến đổi khí hậu.
Là một trong 7 kỳ quan thế giới nhưng một phần ba của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc đã biến mất. Mưa gió xói mòn, vấn nạn ăn trộm gạch và thiếu sự bảo vệ khiến gần 2.000km tường thành biến mất hoàn toàn.
Đại cung điện hoàng gia Caserta, Ý là cung điện lớn nhất thế giới và là kiệt tác tuyệt vời nhất của kiến trúc Baroque. Cung điện này được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1997, hiện phần mái cung điện đang hư hại nghiêm trọng.
Quần thể di tích Mtskheta, Georgia bao gồm quần thể 3 nhà thờ Trung cổ và các bức bích họa tuyệt đẹp trên vách đá cũng đang lâm nguy. Công trình này xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ.
Thành phố cổ Petra màu hồng tuyệt đẹp ở Jordan với ngôi đền khổng lồ Al-Khazneh đồ sộ, hàng trăm ngôi mộ cổ được trạm khắc tinh xảo trên vách đá đang bị xói mòn bởi thời tiết, gió mưa và du khách chạm tay vào quá nhiều.
Video đang HOT
Pháo đài Vauban, Brianon, Pháp xây dựng vào thế kỷ 17 và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Pháo đài này cần được bảo tồn tốt để tránh các hư hại bởi thời tiết.
Hang động Altamira, Tây Ban Nha với những bức họa độc đáo trên đá có tuổi thọ 20.000 năm bị tổn hại vì khí CO2 trong hơi thở của du khách. Vì thế, hang động này bị đóng cửa vào năm 2002 và hiện nay chỉ mở cửa một phần, mỗi tuần chỉ 5 du khách được chọn ngẫu nhiên vào thăm quan.
Phố Little Green, London, Anh nổi tiếng với kiến trúc Georgia có nguy cơ bị phá hủy bởi các nhà phát triển muốn xây dựng trên khu đất phía sau và các xe tải sẽ làm hư hỏng những con đường lát đá độc đáo của khu phố này.
Thành phố cổ Abu Mena, Ai Cập từng là thành phố Thiên chúa giáo thiêng liêng nổi tiếng nhất thế giới được xây dựng từ thế kỷ thứ 3. Sự phát triển nông nghiệp ở các vùng sa mạc lân cận khiến mực nước ngầm tăng lên, ảnh hưởng đến nền tảng đất sét của công trình này.
Vườn quốc gia Everglades tuyệt đẹp ở Florida, Mỹ bị hủy hoại lớn trong cơn bão năm 1992 và nay là sự phát triển nông nghiệp và đô thị. Vì thế, chất lượng nước, môi trường sống ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến sự suy giảm các loài sinh vật.
Di tích khảo cổ Chan Chan, Peru đẹp như trang vẽ đang dần biến mất vì sự xói mòn của mưa gió, thời tiết.
Nhà thờ Nativity ở Bethlehem, Palestine là nơi sinh của Chúa Giêsu cũng trong sách các di sản nổi tiếng thế giới đang bị đe dọa. Nhà thờ bị nước rò rỉ, mái nhà thờ chính đang xuống cấp do không được bảo trì và sửa chữa.
Từ năm 2013, đảo Rennell tại quần đảo Soloman là đảo san hô lớn nhất trên thế giới được UNESCO xếp vào danh sách các di sản thế giới bị đe dọa vì tình trạng khai thác gỗ liên tục.
Thành cổ Bam, Iran có kiến trúc và vật liệu xây dựng độc đáo từ gạch, đất sét trộn rơm cùng những thứ tận dụng từ cây cọ, chà là. Tuy nhiên, trận động đất năm 2013 đã phá hủy di sản nổi tiếng thế giới này và thành Bam vĩnh viễn không thể khôi phục vẻ đẹp ban đầu.
Nghĩa trang Cementerio General, Santiago, Chile có diện tích 210 mẫu và là nơi yên nghỉ của những nhân vật nổi tiếng của Chile. Những kim tự tháp, biệt thự thu nhỏ và tượng điêu khắc tuyệt đẹp bị hư hỏng do trận động đất năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được tu sửa.
Theo 24h
Những địa danh nổi tiếng thế giới đang chết dần
30% Vạn Lý Trường Thành đã bị hủy hoại, rặng san hô Great Barrier Reef ở Australia có nguy cơ biến mất năm 2050, CNN cho biết.
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc): Với độ dài hàng nghìn km, bức tường thành được xây dựng để chống lại kẻ thù giờ đây đã bị phá hoại phần nhiều với các hình graffiti loang lổ. Theo Thời báo Bắc Kinh, 30% tường thành đã biến mất do sự xói mòn tự nhiên và sự phá hoại của con người.
Rặng san hô Great Barrier Reef (Australia): Rặng san hô lớn nhất thế giới này là ngôi nhà của rất nhiều các loài sinh vật biển. Các nhà khoa học cho rằng nơi này sẽ biến mất năm 2050 do biến đổi khí hậu. Đây vừa là thảm họa môi trường, vừa là tin buồn cho ngành công nghiệp du lịch tỷ đô mà rặng san hô mang lại cho nền kinh tế địa phương.
Đền Angkor Wat (Campuchia): Số lượng khách du lịch đến đền Angkor Wat ngày một nhiều, với mức tăng hằng năm lên tới 20%. Ngành du lịch Campuchia cho biết, hơn 2 triệu du khách đến Angkor Wat vào năm 2013. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến việc duy trì và gìn giữ quần thể di tích vàng son một thời.
Nhà nguyện Sistine: Bích họa bậc thầy của Michelangelo trên trần nhà nguyện ở Vatican phải mất 4 năm mới hoàn thành, nhưng nhiều du khách đến đây vẫn dùng đèn flash khi chụp ảnh bất chấp luật cấm. Khí thải carbon dioxit từ khách du lịch cũng ảnh hưởng đến tác phẩm nghệ thuật này. Năm ngoái, một hệ thống sưởi ấm và làm mát được áp dụng để làm giảm thiểu ảnh hưởng của du lịch đến nhà thờ. Các bộ cảm biến và camera xung quanh cách bức tường được dùng để theo dõi số lượng người trong nhà thờ nhằm điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm cho phù hợp.
Hang Altamira: Du khách từ nhiều năm nay vẫn ùn ùn kéo về hang Altamira ở bờ biển phía bắc Tây Ban Nha để chiêm ngưỡng những bức họa trong hang. Chính điều này làm tổn hại tới những họa phẩm Palaeolithic có tuổi thọ hơn 20.000 năm. Chính quyền Tây Ban Nha quyết định đóng cửa di tích này năm 2002. Năm ngoái, hang được mở một phần, mỗi tuần chỉ 5 du khách được chọn ngẫu nhiên vào thăm quan hang và phải mặc trang phục có chất liệu đặc biệt để không làm hỏng tranh.
Maasai Mara: Các khu bảo tồn động vật hoang dã luôn là điểm hút khách du lịch mỗi năm và là một trong những nguồn thu chính của Kenya. Du lịch đã làm ảnh hưởng không ít tới đời sống hoang dã và môi trường ở đây.
Lăng mộ Tutankhamun: Vào tháng 4/2014, ngôi mộ Pharaoh ở Ai Cập đã buộc phải đóng cửa sau khi khu vực này bị nhiễm ẩm do hơi thở của du khách từ nhiều thập kỷ. Một bản sao được mở gần đó để thỏa mãn du khách, do hãng Factum Arte của Tây Ban Nha thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng cổ vật Ai Cập tối cao. Nhóm đã sử dụng máy quét laser và máy in độ phân giải cao để tái hiện chính xác kết cấu và màu sắc của bức tranh tường mô tả về thế giới bên kia.
Đền Taj Mahal (Ấn Độ): Lăng mộ người vợ yêu của hoàng đế Shah Jahan từng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu từ thế kỷ 17. Ngôi đền đón 4 triệu du khách mỗi năm, làm ảnh hưởng tới quần thể kiến trúc. Các chuyên gia cho rằng, mực nước sông Yamura gần đó bị giảm đi cũng làm ảnh hưởng tới nền móng của khu đền.
Theo Zing
Thế giới cổ tích làm từ thực phẩm Chỉ bằng những loại rau củ và thực phẩm đơn giản, nhiếp ảnh gia Carl Warner đã tạo ra những công trình kiến trúc sống động và tinh xảo. Đoàn tàu bằng chocolate. Ngôi làng thanh bình được tạo nên từ những ổ bánh mỳ. Khu rừng hoang sơ từ súp lơ và củ cải. Thành phố nhộn nhịp bên sông được tạo...