15 dấu hiệu nhận biết mối quan hệ đổ vỡ
Khi nửa kia thường xuyên nói về người cũ và sống lại những ngày “vinh quang” đó thì bạn cũng nên tỉnh táo.
Khi bạn cảm thấy bất an về mối quan hệ tình cảm của mình nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác thì lúc nào bạn cũng nghi ngờ về mối quan hệ của hai người. Vậy nên, bạn cần bình tĩnh, suy xét để nhận biết được các dấu hiệu cho mối quan hệ đang trên bờ vực đổ vỡ.
Những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu bạn
Đó là cách tự nhiên và lành mạnh để đánh giá mối quan hệ ở những bước quan trọng. Bạn không thể bỏ qua được những lo ngại dai dẳng và những câu hỏi như đang cố gắng nói với bạn điều gì đó.
Bạn đánh mất tình yêu mà bạn cảm thấy quá nhanh
Nếu bạn không thấy được sự đam mê và hưng phấn trong lúc hẹn hò, chắc chắn tình yêu đó có dấu hiệu tan vỡ.
Người thân và bạn bè báo động
Nếu bạn thân hoặc người nhà báo động cho bạn về mối quan hệ của bạn thì đó là cách khôn ngoan để cho bạn nhận ra đấy có phải là mối quan hệ đó nghiêm túc hay không.
Ngờ vực lẫn nhau
Niềm tin là chất keo gắn kết các cặp đôi với nhau. Nếu bạn có lý do chính đáng để nghi ngờ độ tin cậy của một nửa của mình thì chắc chắn những rắc rối của bạn đang đến gần.
Bạn luôn tự hỏi về cảm xúc của đối phương
Nếu trong một buổi hẹn hò, một nửa của bạn có những biểu hiện hoang tưởng, quá phòng thủ, dễ dàng tức giận hoặc bất cứ điều gì khác làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn, tốt nhất bạn nên tránh xa.
Bạn đã nhận ra hai người không có điểm chung
Đôi khi cả hai đơn giản có những mục tiêu và những tham vọng mà không thể bổ sung cho nhau.
Khác nhau về quan điểm sống
Nếu các bạn có quan điểm khác nhau đáng kể về các vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị, nuôi dạy con cái, bảo vệ môi trường và sử dụng tài chính, tốt nhất bạn nên đi tìm một nửa khác để có niềm tin gắn kết chặt chẽ hơn với chính bạn.
Video đang HOT
Nếu đối phương của bạn luôn trễ giờ hẹn, chải chuốt quá lâu hoặc có những thói quen không thể bỏ được sẽ dễ dàng gây nên sự đổ vỡ. (Ảnh minh họa)
Đối tác của bạn đang giữ mối quan hệ quá chặt chẽ với người cũ
Hãy lưu ý nếu nửa kia thường xuyên nói về người yêu cũ của mình, sống lại những ngày vinh quang của những thành tựu trong quá khứ…
Mối quan hệ xã giao căng thẳng
Nếu bạn hoặc nửa kia luôn đấu tranh để có được những mối quan hệ thân thiết bên ngoài thì chắc chắn, mối quan hệ của hai bạn đang bị ảnh hưởng.
Bạn không thể giải quyết xung đột
Trong một mối quan hệ vững chắc, cả hai người đều phải học cách quản lý xung đột của mình một cách hiệu quả để giữ được sự hài hòa trong mọi thời điểm. Các mối quan hệ dễ bị đổ vỡ khi xung đột không được giải quyết.
Sở thích của bạn không được đối phương quan tâm
Nếu bạn có năm hay sáu sở thích riêng, đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để tìm một ai đấy chia sẻ chỉ một vài sở thích trong số ấy thôi cũng được. Cùng chung sở thích sẽ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên vững chãi hơn.
Bạn không được là chính mình
Không có mối quan hệ nào đạt tới sự hoàn hảo trừ khi mỗi người được sống là chính mình. Bạn sẽ cảm thấy rất ngột ngạt và nghẹt thở nếu bạn không được sống đúng với con người thật của mình.
Lối sống
Đó có thể không có vấn đề gì hoặc sẽ là một vấn đề vô cùng lớn chẳng hạn như: sự đúng giờ, chải chuốt, thói quen cá nhân…. Nếu đối phương của bạn luôn trễ giờ hẹn, chải chuốt quá lâu hoặc có những thói quen không thể bỏ được sẽ dễ dàng gây nên sự đổ vỡ.
Không được ủng hộ 100%
Nếu bạn nhận thấy rằng, nửa kia ít quan tâm đến những hoài bão của bạn và chỉ quan tâm tới cái tôi của mình, có lẽ trong tâm trí bạn đã cảm nhận nửa kia là một con người ích kỷ hơn là vị tha.
Bạn nhận thấy đôi mắt lơ đễnh
Đôi mắt là cách tự nhiên nhất để biết rằng, đối phương có đang ngưỡng mộ hay bị bạn thu hút? Nhưng nếu bạn thấy đối phương thường liếc những cô gái/chàng trai khác, có thể bạn ngay lập tức bị hụt hẫng trong mối quan hệ của mình.
Bạn thường gặp phải những lý do nào? Và đâu là vấn đề lớn nhất cho sự đổ vỡ trong mối quan hệ tình cảm của bạn?
Theo 24h
Yêu lại sau sự đổ vỡ
Việc đã từng trải qua một nỗi đau trong tình yêu và gia đình khiến bạn khó khăn hơn để yêu lại. Nhưng đừng vì những lo sợ mà bỏ qua hạnh phúc mới chờ mình.
Khi bạn đã từng bị tổn thương trong một mối quan hệ, bạn bước vào một mối quan hệ mới bao giờ cũng thận trọng hơn. Nhưng sự thận trọng cũng có thể là con dao hai lưỡi. Thật may mắn nếu bạn lựa chọn được một con đường đúng đắn, nó có thể giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai. Nhưng sẽ thật tồi tệ khi sự thận trọng quá mức trở thành rào cản khiến bạn không thể tạo cho mình một mối quan hệ mới. Dưới đây là một số cách giúp bạn sẵn sàng cho việc yêu thêm lần nữa.
1. Giải quyết dứt điểm quá khứ
Bạn cần phân tích để hiểu được nguyên nhân tại sao bạn lại thất bại trong cuộc hôn nhân trước.
2. Nhận ra bạn có thể có một sự lựa chọn mới
Những điều tồi tệ đã xảy ra và nó trở thành cái đã qua. Bạn không phải là nạn nhân gắn liền mãi với nó. Bạn hoàn toàn có thể tiến lên và tìm kiếm những cơ hội mới cho mình.
Sự thất bại trong cuộc hôn nhân trước luôn khiến phụ nữ bị tổn thương (Ảnh minh họa)
3. Tìm hiểu thế nào là an toàn và không an toàn cho một mối quan hệ
Sự tìm hiểu đó giúp bạn biết cách làm sao để có được một mối quan hệ vững chắc. Mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dại. Bạn có thể nhận ra dấu hiệu sớm cảnh báo rằng người đó có thực sự yêu bạn hay không, hay người đó thiếu sự chung thủy. Bạn có thể xây dựng một giới hạn nhất định và thích hợp để đối phó với những người như vậy đến với bạn.
4. Nhận thức rõ ràng những mong đợi của bạn
Bạn muốn những điều gì cho chính bản thân mình, bạn muốn phát triển mối quan hệ như thế nào? Đó là những điều sẽ khiến bạn chủ động hơn trong mối quan hệ mới. Khi bạn biết giá trị của bạn là gì và rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm thì nó sẽ đảm bảo cho mối quan hệ được vững chắc hơn. Sau đó, những điều quan trọng bạn hãy chú tâm để đạt được.
5. Nhận ra còn có rất nhiều người tuyệt vời ở khắp mọi nơi
Hãy nghĩ rằng bạn đã kết thúc với một kẻ dại khờ đẳng cấp thế giới và những người thực sự tuyệt vời đang chờ đón bạn ở phía trước.
6. Bạn cần tìm hiểu mình nên tới đâu để thưởng thức những điều mà bạn muốn làm
Nếu bạn thích khiêu vũ, hãy tham gia một lớp học nhảy. Còn nếu bạn thích đi dạo lang thang, hãy tham gia một câu lạc bộ dành cho những người yêu thích những con đường, cảnh quan. Biết đâu bạn có thể tìm thấy người mới cho mình ở đó.
7. Tạm thời dừng hoạt động tình dục lại
Hãy cho mình thời gian để hiểu chính xác một người nào đó trước khi tiến tới quan hệ thân mật về thể xác với họ. Nhà xã hội học Tiến sĩ Edward Lauman nghiên cứu tìm ra rằng, 85% các cặp vợ chồng biết nhau ít nhất 30 ngày trước khi họ quan hệ tình dục và 45% chờ đợi tới một năm.
Sự hòa hợp với gia đình bạn chứng tỏ anh ấy có thể phù hợp với bạn (Ảnh minh họa)
8. Kiểm tra xem họ có phù hợp với mình không
Hãy xem anh ấy có hòa hợp với những điều xung quanh bạn như gia đình và bạn bè của bạn hay không? Khi ở bên anh ấy bạn có thực sự thoải mái hay không. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn và anh ấy có thực sự dành cho nhau.
9. Chú ý đến hành vi tổng thể của họ
Người này có phải là một người dễ tính và phóng khoáng không, có thường xuyên nóng nảy, bực bội vô cớ không...?Những điều dù rất nhỏ đó sẽ nói lên bản chất con người anh ấy.
10. Hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim của bạn
Sau khi bạn đã có những cân nhắc và tìm hiểu về mọi thứ của anh ấy, hãy lắng nghe và tôn trọng trực giác của chính mình.
Theo VNE