15 dấu hiện nhận biết mối quan hệ đổ vỡ
Khi nửa kia thường xuyên nói về người cũ và sống lại những ngày “vinh quang” đó thì bạn cũng nên tỉnh táo.
Nếu bạn và nửa kia luôn đấu tranh để có mối giao tiếp bên ngoài thân thiết chắc chắn mối quan hệ của bạn đang bị ảnh hưởng (Ảnh minh họa)
Khi bạn cảm thấy bất an về mối quan hệ tình cảm của mình nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác. Vậy điều đầu tiên, bạn cần bình tĩnh, suy xét để nhận biết được các dấu hiệu cho mối quan hệ đang trên bờ vực đổ vỡ.
Những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu của bạn
Đó là cách tự nhiên và lành mạnh để đánh giá mối quan hệ ở những bước quan trọng. Bạn không thể bỏ qua được những lo ngại dai dẳng và những câu hỏi như đang cố gắng nói với bạn điều gì đó.
Bạn đánh mất tình yêu mà bạn cảm thấy quá nhanh.
Nếu bạn không thấy được sự đam mê và hưng phấn trong lúc hẹn hò, chắc chắn tình yêu đó có dấu hiệu tan vỡ.
Người thân và bạn bè báo động
Video đang HOT
Nếu bạn thân hoặc người nhà báo động cho bạn về mối quan hệ của bạn thì đó là cách khôn ngoan để cho bạn nhận ra đó có phải là mối quan hệ đó nghiêm túc hay không.
Ngờ vực lẫn nhau
Niềm tin là chất keo gắn kết các cặp đôi với nhau. Nếu bạn có lý do chính đáng để nghi ngờ độ tin cậy của một nửa của mình thì chắc chắn những rắc rối của bạn đang đến gần.
Bạn luôn tự hỏi về cảm xúc của đối phương
Nếu trong một buổi hẹn hò, một nửa của bạn có những biểu hiện hoang tưởng, quá phòng thủ, dễ dàng tức giận hoặc bất cứ điều gì khác làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn, tốt nhất bạn nên tránh xa.
Bạn đã nhận ra hai người không có điểm chung
Đôi khi cả hai đơn giản có những mục tiêu và những tham vọng mà không thể bổ sung cho nhau.
Khác nhau về quan điểm sống
Nếu bạn có quan điểm khác nhau đáng kể về các vấn đề xã hội, tôn giáo, chính trị, nuôi dạy con cái, bảo vệ môi trường và sử dụng tài chính, tốt nhất bạn nên đi tìm một nửa kia để có niềm tin gắn kết chặt chẽ hơn với chính bạn.
Đối tác của bạn đang giữ mối quan hệ quá chặt chẽ với người cũ
Hãy lưu ý nếu nửa kia thường xuyên nói về người yêu cũ của mình, sống lại những ngày vinh quang của những thành tựu trong quá khứ…
Mối quan hệ xã giao của bạn bị căng thẳng
Nếu bạn và nửa kia luôn đấu tranh để có mối giao tiếp bên ngoài thân thiết chắc chắn mối quan hệ của bạn đang bị ảnh hưởng.
Bạn không thể giải quyết xung đột
Trong một mối quan hệ vững chắc, cả hai người đều phải học cách quản lý xung đột của mình một cách hiệu quả để giữ được sự hài hòa trong mọi thời điểm. Các mối quan hệ dễ bị đổ vỡ khi xung đột không được giải quyết.
Sở thích của bạn không được đối phương quan tâm
Nếu bạn có năm hay sáu sở thích riêng, đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để tìm một ai đó chia sẻ chỉ một vài sở thích trong số đó thôi cũng được. Cùng chung sở thích sẽ làm cho mối quan hệ của bạn trở nên vững chãi hơn.
Bạn không được là chính mình
Không có mối quan hệ nào đạt tới sự hoàn hảo trừ khi mỗi người được sống là chính mình. Bạn sẽ cảm thấy rất ngột ngạt và nghẹt thở nếu bạn không được sống đúng với con người thật của mình.
Lối sống
Đó có thể không có vấn đề gì hoặc sẽ là một vấn đề vô cùng lớn chẳng hạn như: sự đúng giờ, chải chuốt, thói quen cá nhân…. Nếu đối phương của bạn luôn trễ giờ hẹn, chải chuốt quá lâu hoặc có những thói quen không thể bỏ được sẽ dễ dàng gây nên sự đổ vỡ.
Không được ủng hộ 100%
Nếu bạn nhận thấy rằng, nửa kia ít quan tâm đến những hoài bão của bạn và chỉ quan tâm tới cái tôi của mình, có lẽ trong tâm trí bạn đã hiện diện lên nửa kia là một con người ích kỷ hơn là sự vị tha của bạn.
Bạn nhận thấy đôi mắt lơ đễnh
Đôi mắt là cách tự nhiên nhất để biết rằng, đối phương có đang ngưỡng mộ hay bị bạn thu hút? Nhưng nếu bạn thấy đối phương thường liếc những cô gái/chàng trai khác, có thể bạn ngay lập tức bị hụt hẫng trong mối quan hệ của mình.
Bạn thường gặp phải những lý do nào? Và đâu là vấn đề lớn nhất cho sự đổ vỡ trong mối quan hệ tình cảm của bạn?
Theo 24h