15 cụm đồng hồ độc đáo trên xe hơi
Từ siêu phức tạp cho đến siêu đơn giản, những cụm đồng hồ trong danh sách gây ấn tượng còn bởi phong cách và sự sáng tạo.
Là một siêu xe đặc biệt, LFA sở hữu những công nghệ hàng đầu của hãng xe Nhật, từ thân xe bằng carbon cho đến động cơ V10 nhỏ như loại V8 truyền thống và nhẹ như V6 thông thường, và một cụm đồng hồ kỹ thuật số khác biệt.
Thiết bị ở LFA gồm một đồng hồ tròn chính giữa, nhưng có thể dịch chuyển sang bên, và bốn phần phụ bao quanh. Ngoài những thông tin chính như tốc độ, vòng tua máy, đồng hồ còn hiển thị những thông tin như thời gian chạy từng vòng đường đua.
Ảnh: Alfa Romeo
Những mẫu xe Alfa những năm 1960 và 1970 có một số kiểu đồng hồ rất đặc biệt mà các mẫu hiện hành như Stelvio và Giulia vẫn sử dụng. Nhưng ấn tượng nhất là trên mẫu coupe V8 Montreal, khi có tới 8 đồng hồ khác nhau gọn trong tầm nhìn của tài xế mà vẫn giữ được hình dạng la bàn đôi đặc trưng.
Ảnh: Porsche
Porsche tái sáng tạo với cụm 5 đồng hồ truyền thống cho mẫu 911 thế hệ 996 (1999-2005). Sự tập trung hướng vào đồng hồ đua vòng tua máy, đồng thời giảm chiều rộng tổng thể của cả cụm, giải quyết rắc rối khi một phần đồng hồ trước đây bị vô-lăng che khuất do quá dàn trải. Ngoài đồng hồ tốc độ cơ có thêm màn hình kỹ thuật số nhỏ hiển thị tốc độ ngay trong đồng hồ vòng tua máy.
Ảnh: Lamborghini
Reventon – siêu xe phiên bản giới hạn, thân xe bằng carbon – từng gây chú ý lớn khi xuất hiện vào 2007. Nhưng ngoại hình thực tế không đặc biệt quá nhiều so với một chiếc Murcielago, cho đến khi ai đó ngồi vào sau vô-lăng.
Cụm đồng hồ gồm 3 màn hình TFT lấy cảm hứng từ máy bay phản lực cơ chiến đấu, thậm chí có một đồng hồ đo lực gia tốc của động cơ V12 công suất 641 mã lực.
BMW E36 M3 (1990-2000)
Ảnh: BMW
Trong suốt hơn một nửa thế kỷ, cho tới khi đồng hồ kỹ thuật số kiểu mới xuất hiện, đồng hồ của xe BMW vẫn là bậc thầy trong phong cách và sự rõ ràng.
Đồng hồ trên mẫu E46 M3 lại đặc biệt được ưa thích, kết hợp giữa đèn màu cam dịu nhẹ, viền crôm, kim cũng màu cam và một loạt đèn ở đồng hồ đua vòng tua máy như dấu hiệu cảnh báo động cơ.
Video đang HOT
Video: Notch Audio
Đồng hồ kỹ thuật số từng là phụ kiện phải có trên các mẫu xe hiệu suất cao đầu những năm 1980, và có thể bắt gặp từ Audi Quatro đến Nissan 300ZX, hay thậm chí sau đấy là Honda S2000 vào đầu những năm 2000. Nhưng C4 Corvette được vinh danh bởi là một trong số ít trông vẫn mới mẻ vào ngày hôm nay. Nhưng điều thú vị là đồng hồ công-tơ-mét – phía trên bên phải – lại rất không kỹ thuật số.
Ảnh: Carscoops
Cũng giống siêu xe LFA, IS cũng xứng đáng có tên trong danh sách. Đồng hồ không phải kiểu quá thông minh, nhưng phong cách – bắt chước đồng hồ đeo tay dạng chronograph (đồng hồ có chức năng đếm thời gian) – là một sự sáng tạo thú vị.
Ảnh: Car from UK
Chuộng phong cách tối giản trong cách bố trí đồng hồ? Mẫu Fiat 500 thời kỳ đầu, với chỉ một đồng hồ chính giữa cũng thú vị như phong cách ngoại thất. Những gì tài xế thấy chỉ là mấy đèn cảnh báo, đồng hồ tốc độ và công-tơ-mét. Nhưng với động cơ 479-594 phân khối, công suất chỉ khoảng 18-21 mã lực, thì dường như thế là đủ.
Ảnh: Carscoops
Hãng xe Anh TVR tạo ra một số mẫu xe thể thao ấn tượng vào những năm 1990 và 2000, với nội thất cũng đầy sáng tạo như ngoại thất. Mẫu Cerbera sở hữu một loạt đồng hồ phong cách truyền thống, với một số nằm phía sau nửa trên của vô-lăng, cùng hai đồng hồ và một khe gió ở phía sau nửa dưới của vô-lăng.
Ảnh: Marcel Lech
Việc nhìn vào cụm đồng hồ của siêu xe Pagani Huayra được ví như đang xem một bộ phim tài liệu về thiên nhiên, với những con sứa phát sáng trong bóng tối. Thực tế, đồng hồ được làm bằng nhôm và vì thế, có thể bị chói khi bị ánh nắng chiếu vào.
Citroen CX
Ảnh: Pinterest
Rất lâu trước khi công nghệ kỹ thuật số xuất hiện ở cụm đồng hồ, các hãng xe đã nghĩ ra những cách thức để loại bỏ sự nhàm chán từ kiểu đồng hồ tròn cổ điển. Citroen CX đời đầu có một loạt đồng hồ hình vuông, với cách thể hiện và kết hợp trông như cặp kính của Mr. Magoo – một nhân vật hoạt hình.
Audi Virtual Cockpit
Video: Audi
Audi từng là hãng đầu tiên đưa ra đồng hồ TFT cỡ lớn lên xe hơi, bắt đầu với TT coupe năm 2014. Toàn bộ màn hình đồng hồ có khả năng chuyển thành bản đồ số. Và khi hiển thị vòng tua máy, màn hình còn rõ ràng hơn phần lớn đồng hồ analogue.
McLaren 720S
Video: LukaTcz
McLaren gọi đồng hồ tiêu chuẩn là Full Display Mode, với một màn hình kỹ thuật số phong cách thể thao hiển thị số, vòng tua máy, tốc độ và những chi tiết khác. Đó cũng là nơi hiển thị các chế độ lái như Comfort, Sport hoặc Track. Tuy nhiên, khi tài xế muốn tập trung hoàn toàn vào đường phía trước, màn hình thông thường này sẽ được gập xuống. Thay vào đó là một dải màn hình dẹt, được gọi là Slim Display Mode, chỉ hiện số, vòng tua máy và tốc độ.
Lancia Delta Integrale
Ảnh: Nikolaos Paliousis
6 chiến thắng ở giải đua đường trường World Rally Championship của Lancia Delta Integrale có nghĩa đây là một trong những mẫu xe đường trường tuyệt nhất mọi thời đại. Chiếc hatchback cũng sở hữu cụm đồng hồ gồm một loạt đồng hồ cơ bố trí cùng một loạt đèn cảnh báo trông như ma trận trên buồng lái phi cơ.
Aston Martin Valkyrie
Ảnh: Aston Martin
Valkyrie không có cụm đồng hồ riêng biệt như thông thường. Sự tối giản nhằm giúp tài xế tập trung hoàn toàn vào đường đi phía trước với cabin đơn giản. Mọi núm điều khiển đều nằm trên vô-lăng, và tất cả tín hiệu cần thiết được hiển thị trên một màn hình OLED. Vô-lăng cũng có thể tháo ra giúp tài xế ra, vào dễ hơn, đồng thời có chức năng như một thiết bị an ninh phụ trợ.
Infiniti và những hãng xe đã 'biến mất' khỏi Việt Nam: Ế ẩm và đổi chủ là nguyên nhân chính
Bên cạnh những hãng xe mới, thị trường ô tô Việt còn chứng kiến sự 'tháo chạy' của một số thương hiệu, từ bình dân đến hạng sang.
Trong những năm qua, thị trường ô tô Việt Nam du nhập thêm một số hãng xe đáng chú ý, trải từ phân khúc bình dân như MG đến siêu xe Ferrari. Bên cạnh "người đến", "kẻ ra đi" cũng không ít.
Các hãng xe rút khỏi Việt Nam đa phần do doanh số ảm đạm, một số chịu tình hình chung của khu vực, toàn cầu hay những biến động về quyền phân phối.
Infiniti
Mới đây, đại diện Infiniti ra thông báo về việc hãng này ngừng bán xe mới tại Việt Nam nhưng vẫn duy trì hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa đối với những xe đã bán ra. Như vậy, có thể xem là Infiniti đã rút 1 chân khỏi thị trường Việt Nam. Nếu không tìm được nhà phân phối mới, hãng xe sang Nhật gần như sẽ trở thành dĩ vãng tại Việt Nam. Với việc rút khỏi 13 thị trường tại châu Âu và doanh số giảm liên tục tại Mỹ, Trung Quốc, khả năng Infiniti biến mất khỏi Việt Nam là rất cao.
Những chiếc Infiniti đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào giữa thập niên 2000, gồm FX35 (tiền thân của QX70) và mẫu SUV cỡ lớn QX56 (sau được đổi thành QX80). Trong bối cảnh không có nhiều thương hiệu xe sang tại Việt Nam khi đó, 2 mẫu xe của Infiniti đã tạo được các dấu ấn riêng. Nếu FX35 có kiểu dáng mềm mại, quyến rũ đi trước thời đại thì QX56 có kích thước lớn đi kèm phần đầu "trán to" đặc trưng.
Từng là biểu tượng của Infiniti tại Việt Nam, QX80 (tiền thân là QX56) dần mất sức hút vì mức giá cao nhưng trang bị không tương xứng.
Từ năm 2014, Infiniti được phân phối chính hãng tại Việt Nam với 2 dòng xe đầu tiên là QX70 và QX80. Cuối năm 2014, hãng này bổ sung thêm QX60 và mãi đến cuối năm 2019, QX50 xuất hiện. Đây cũng là dòng xe cuối cùng được Infiniti mang về Việt Nam. Như vậy, Infiniti chỉ mang về đúng 4 mẫu xe trong suốt 7 năm có mặt tại Việt Nam - con số quá ít nếu so với các thương hiệu hạng sang khác.
Với mức giá dao động 2,45-7 tỷ đồng, các mẫu xe của Infiniti đều thuộc hàng đắt nhất ở từng phân khúc. Kiểu dáng chưa thật sự ấn tượng, nội thất cũ kỹ là những yếu tố khiến Infiniti chưa đạt đến tầm "hạng sang" đối với khách hàng Việt.
UAZ
Xuất hiện tại Việt Nam tại triển lãm VIMS 2016, UAZ chính thức được phân phối từ đầu năm 2017. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu thương hiệu của Nga có mặt tại Việt Nam. UAZ từng là thương hiệu khá thông dụng tại Việt Nam ở thập niên 1970.
Là mẫu xe mới, UAZ có thiết kế khá cũ kỹ theo phong cách thập niên 1970. Ảnh: UAZ Việt Nam.
UAZ được mang về Việt Nam sau khi Nghị định thư giữa Việt Nam và Nga được ký kết, cho phép các mẫu xe Nga nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất ưu đãi 0% từ tháng 10/2016. Tuy nhiên, sau khi UAZ được phân phối chính thức vào đầu tháng 7, mức thuế ưu đãi vẫn chưa được áp dụng. Do đó, mức giá của các xe UAZ bị đẩy lên khá cao.
Đơn cử là mẫu UAZ Hunter có giá quy đổi khoảng 141 triệu đồng tại Nga và lên đến 390 triệu đồng tại Việt Nam nếu được áp mức ưu đãi thuế. Thực tế, mẫu xe này được bán với giá 495 triệu đồng - đắt hơn giá dự kiến đến 100 triệu đồng. Đây là một trong hai nguyên nhân khiến UAZ trở nên ế ẩm.
Nội thất của UAZ Hunter - mẫu xe có giá gần 500 triệu đồng. Ảnh: UAZ Việt Nam.
Với mức giá thực tế từ 495 triệu đến 686 triệu đồng, UAZ lại có thiết kế cũ kỹ, trang bị nghèo nàn, tính năng lỗi thời. Khách hàng Việt đa phần ưa chuộng các mẫu xe có thiết kế đẹp, hầm hố hay ít nhất là phải mới mẻ. Từ xe bình dân cho đến xe sang đều phải tuân thủ nguyên tắc này. UAZ không có yếu tố được xem là quyết định này và phải rút khỏi Việt Nam sau 2 năm.
Fiat
Là thương hiệu khá xa lạ nhưng Fiat có mặt tại Việt Nam từ khá sớm - năm 1995 với liên doanh Mekong Auto và Fiat Spa. Những mẫu xe đầu tiên của Fiat tại Việt Nam là xe lắp ráp với các cái tên như Siena, Doblo và Albea.
Năm 2009, Mekong Auto mở rộng dòng sản phẩm với dòng xe nhập khẩu Fiat 500 có giá bán từ 750-850 triệu đồng. Vốn là mẫu xe "bé hạt tiêu" giá bình dân tại châu Âu, Fiat 500 không còn "bình dân" khi về Việt Nam.
Chiếc Fiat 500 hiếm hoi tại Việt Nam. Ảnh: Lee Hoàng.
Từ năm 2012, Fiat dần rút khỏi Việt Nam khi không còn xuất hiện trong bảng thống kê doanh số của VAMA. Nguyên nhân chính đến từ việc các mẫu xe của Fiat dần không còn phù hợp với khách hàng Việt khi Fiat 500 có thiết kế đẹp nhưng giá đắt trong khi các mẫu xe còn lại có ngoại hình khá nhàm chán.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự ra đi của Fiat là việc Mekong Auto đẩy giá phụ tùng lên cao để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xe mới. Các chủ xe của Fiat khá khó khăn trong việc tìm kiếm hay sửa chữa xe ở các garage tư nhân - việc tương đối dễ dàng với các thương hiệu khác.
Chevrolet
Trước Infiniti, Chevrolet là thương hiệu mới nhất rút khỏi Việt Nam. Đây cũng là sự ra đi gây tiếc nuối nhiều nhất vì đơn giản, thương hiệu này gần gũi với thị trường Việt Nam hơn những cái tên còn lại trong danh sách này.
Những chiếc Trailblazer và Colorado cuối cùng của Chevrolet đã được bán ra hồi đầu năm nay, chấm dứt thời gian phân phối chính hãng của thương hiệu xe Mỹ. Có thể nói, Chevrolet có số phận khá giống với Infiniti khi bị ảnh hưởng từ việc "tái cấu trúc" công ty. Tháng 2/2020, General Motors tuyên bố đóng cửa nhà máy lắp ráp Chevrolet tại Thái Lan.
Từ năm 2018, Chevrolet chỉ còn bán 2 dòng xe nhập khẩu tại Việt Nam là Colorado và Trailblazer.
Trước đó, tương lai của Chevrolet tại Việt Nam đã trở nên mịt mờ từ năm 2018 khi GM Việt Nam đã nhượng lại nhà máy lắp ráp, chuyển giao hoạt động nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho VinFast. Từ đó, Chevrolet chỉ còn 2 mẫu xe tại Việt Nam là Colorado và Trailblazer, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Chevrolet với tiền thân là GM Daewoo, đã có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 2000. Từ năm 2006, hãng chính thức đổi sang Chevrolet với mẫu "SUV quốc dân" khi đó là Captiva. Sau đó, hãng xe Mỹ dần có đủ các dòng xe tại Việt Nam như xe cỡ nhỏ, sedan, SUV, bán tải. Những năm gần đây, tình hình kinh doanh của GM nói chung và Chevrolet nói riêng ảm đạm trên toàn cầu và hãng đã dần rút khỏi châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ...
Top 10 siêu xe tốt nhất thế giới trong 10 năm qua Tạp chí Hot Cars vừa bầu chọn ra 10 siêu xe tốt nhất thế giới trong vòng 1 thập kỷ qua. Vị trí đầu tiên thuộc về Koenigsegg Agera. 1. Koenigsegg Agera. 2. Hennessey Venom GT. 3. Aston Martin One-77. 4. Lamborghini Murcielago LP 670-4 SuperVeloce. 5. Ferrari 599 GTO. 6. McLaren Senna. 7. Lexus LFA. 8. Bugatti Chiron. 9. Ford GT. 10....