15 công việc hại sức khỏe nhất
Tiếp viên hàng không, phi công nằm trong danh sách công việc có nguy cơ gây tổn hại tới sức khỏe nhất theo số liệu từ Mạng thông tin Nghề nghiệp (O*NET) và Bộ Lao động Mỹ.
Danh sách được Business Insider đưa ra sau khi phân tích 6 nguy cơ chính của 974 việc làm, bao gồm: tiếp xúc với chất gây ô nhiễm; bệnh tật, nhiễm trùng; môi trường độc hại; phóng xạ; nguy cơ bỏng, xát thương; và thời gian ngồi. Đây là những nguy cơ khiến tuổi thọ của người làm giảm đáng kể. Tổ chức phân tích và cho điểm những nghề này theo thang điểm từ 0 tới 100.
15. Nghề thu dọn rác thải
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 55
Công việc: Thu dọn, phân loại rác thải trước khi cho lên xe đi xử lý
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 97
Thời gian ngồi: 69
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 63
14. Kỹ sư vận hành thiết bị hạt nhân
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 55,2
Công việc: Vận hành thiết bị dùng cho việc kiểm soát và sử dụng năng lượng hạt nhân, nhằm hỗ trợ kỹ sư trong hoạt động sản xuất và thí nghiệm.
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với phóng xạ: 89
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 77
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 65
13. Kỹ sư ngành y tế, lâm sàng và tim mạch
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 55,3
Công việc: Thực hiện những kiểm tra y tế phức tạp phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 96
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 69
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 68
12. Phi công
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 55,7
Công việc: Điều khiển máy bay theo lịch trình định sẵn trong vận chuyển hành khách và hàng hóa
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Thời gian ngồi: 93
Tiếp xúc với phóng xạ: 73
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 68
11. Nhân viên vận hành máy tại khu khai thác dầu mỏ
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 56
Video đang HOT
Công việc: Điều khiển các thiết bị tại giàn khoan
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 100
Nguy cơ bỏng, xát thương: 93
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 91
10. Kỹ thuật viên phòng phẫu thuật
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 57,3
Công việc: Hỗ trợ việc vận hành máy, dưới sự giám sát của bác sĩ phẫu thuật, đăng ký y tá và các công tác nhân sự khác
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 82
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 81
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 59
9. Kỹ sư vận hành nồi hơi
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 57,7
Công việc: Vận hành và duy trì hoạt động của các động cơ, nồi hơi và thiết bị cơ học khác trong xây dựng và sản xuất công nghiệp
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 99
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 89
Nguy cơ bỏng và xát thương: 84
8. Nhân viên điều khiển hệ thống xử lý nước thải
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 58,2
Công việc: Vận hành hoặc điều khiển hệ thống máy móc xử lý nước thải
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 97
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 80
Nguy cơ bỏng và xát thương: 74
7. Thanh tra hải quan
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 59,3
Công việc: Kiểm tra người, hàng hóa xuất nhập qua cửa hải quan
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 78
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 63
Tiếp xúc với phóng xạ: 62
6. Bác sĩ chuyên bệnh về chân
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 60,2
Công việc: Chẩn đoán, điều trị bệnh, dị tật ở bàn chân người
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 87
Tiếp xúc với phóng xạ: 69
Thời gian ngồi: 61
5. Bác sĩ thú y
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 60,3
Công việc: Chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu bệnh, vết thương của động vật; thực hiện kiểm tra y tế trong môi trường thí nghiệm
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 81
Tiếp xúc với phóng xạ: 69
Nguy cơ bỏng và xát thương: 75
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 74
4. Nhân viên gây mê trong phòng mổ
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 61,8
Công việc: Thực hiện gây mê
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 94
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 79
Tiếp xúc với phóng xạ: 71,8
3. Tiếp viên hàng không
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 62,3
Công việc: Phục vụ trên máy bay, đảm bảo độ an toàn, an ninh và thoải mái của hành khách đi máy bay.
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 88
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 77
Nguy cơ bỏng và xát thương: 69
2. Nha sĩ, nhân viên kỹ thuật tại nha khoa
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 62,9
Công việc: Kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh liên quan tới răng và hàm.
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 87,8
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 76,2
Thời gian ngồi: 73,6
1. Kỹ thuật viên nghiên cứu mô
Tổng điểm tổn hại sức khỏe: 63,8
Công việc: Chuẩn bị các tiêu bản mô để kiểm tra và chẩn đoán
Ba nguy cơ lớn nhất với sức khỏe:
Tiếp xúc với môi trường độc hại: 94
Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: 91
Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng: 75
Theo Tri Thức
5 thói quen có thể gây hại cho sức khỏe
Tô son, nhuộm tóc hay cột tóc quá chặt đều là những thói quen tiềm ẩn những hiểm họa không ngờ với sức khỏe của bạn.
1. Kẻ mắt đậm
Kẻ mắt đã được phổ biến từ nhiều thế kỷ và được nhiều phụ nữ yêu thích, chị em phụ nữ xem đây như một cách để tạo dáng cho đôi mắt và làm cho họ nổi bật. Tuy nhiên , các loại sản phẩm kẻ mắt từ bút chì, kẻ mắt nước đến sáp kẻ mắt đều được tạo thành từ các hóa chất có thể gây kích ứng da vùng mắt.
Do đó, việc dùng các sản phẩm này quá gần với khu vực khóe mắt có thể dẫn đến tình trạng tuyến lệ bị nghẽn và nhiễm trùng. Để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bạn nên sử dụng bút kẻ mắt có thành phần tự nhiên và thay bút kẻ mắt 3 tháng/lần.
2. Cột tóc quá chặt
Những kiểu tóc cột cao ấn tượng, tóc búi hay thắt bím quả thật khiến gương mặt bạn gái trông ưa nhìn hơn nhưng bạn cần cẩn thận với các kiểu làm tóc này bởi nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da đầu, thậm chí gây đau đầu.
Nếu bạn cột tóc quá chặt có thể làm căng các mô liên kết trong da đầu, dẫn đến đau đầu cũng như gãy tóc và rụng tóc thành từng mảng. Việc buộc tóc chặt rồi để qua đêm cũng gây ra các tác động tiêu cực tương tự.
Tô son, nhuộm tóc hay cột tóc quá chặt đều là những thói quen tiềm ẩn những hiểm họa không ngờ với sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
3. Nhuộm tóc thường xuyên
Ngày nay, nhuộm tóc đã trở nên vô cùng quen thuộc và chị em thường nhuộm tóc như một cách làm đẹp và thay đổi ngoại hình trong tích tắc. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với loại hóa chất mạnh này vài lần mỗi năm có thể gây ra nhiều tác hại hơn bạn nghĩ.
Hóa chất para- phenylenediamine (PPD) trong thuốc nhuộm tóc được cho làthủ phạm gây ra 80% các ca dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Trong khi hầu hết các phản ứng dị ứng này tương đối nhẹ như nổi mụn nước và viêm loét trên da thì các nhà khoa học cũng cảnh báo các ca dị ứng nghiêm trọng hơn như rụng tóc thành từng mảng, hói đầu...
4. Chuốt mascara
Sau một vài lần sử dụng, nếu không cẩn thận, ống mascara của bạn có thể là nơi nuôi dưỡng vi khuẩn vì nó vừa là môi trường tối vừa có nhiệt độ ấm áp. Các loại vi khuẩn này thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng mi mắt.
Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt liên quan đến việc sử dụng mascara, hãy chắc chắn bạn để mascara ở một nơi mát mẻ và thay mascara thường xuyên sau mỗi ba tháng.
5. Tô son dày
Các nghiên cứu đã thu được bằng chứng rõ ràng cho thấy phụ nữ nuốt phải khoảng 4-9 kg son môi trong đời. Một nghiên cứu lớn năm 2004 cho thấy có đến 28% các loại son môi chứa các hóa chất có thể gây ung thư. Đáng ngại hơn là trong một nghiên cứu về độ an toàn của mỹ phẩm mới đây cho thấy hơn 50% các loại son môi chứa chì vượt mức cho phép.
Vì vậy, nếu có thói quen dùng son môi, bạn không nên to son quá dày hoặc dùng son kém chất lượng vì như vậy đồng nghĩa với việc lượng chất gây ung thư có thể vào cơ thể bạn quá nhiều.
Theo VNE
4 kiểu ăn uống cực kì hại cho sức khỏe nếu áp dụng lâu dài Có những người do không hiểu biết hoặc hiểu lầm mà đã chọn những kiểu ăn uống (chế độ ăn uống) có hại cho sức khỏe. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố giúp bạn giảm cân hay khiến bạn tăng cân. Ngoài ra, nó cũng là yếu tố quyết định sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, có những người...